Hồng Kông sẽ còn bế tắc kéo dài nếu người trẻ vẫn tiếp tục không có nhà

10/09/2019 09:54 AM | Xã hội

Giới nhà giàu kiếm được rất nhiều tiền từ bất động sản và sống trong những căn nhà nhiều triệu USD hoặc căn hộ siêu xa xỉ, ở chiều ngược lại, phần đông người dân chen chúc trong những căn hộ chật hẹp.

Đã nhiều năm nay, Hồng Kông nằm trong nhóm các thị trường bất động sản đắt đỏ nhất thế giới. Ví dụ, căn hộ một phòng ngủ tại Tuen Mun ở khu New Territories nằm cách trung tâm thành phố Hồng Kông, khu trung tâm kinh doanh chính của thành phố, khoảng 1 giờ đồng hồ, có giá tương đương căn hộ hai phòng ngủ tại khu phía Đông của New York.

Giá căn hộ đã tăng khoảng 48% trong 5 năm qua. Theo tính toán của Demographia, ước tính phải mất 21 năm thu nhập bình quân của người dân trung bình để có thể mua được một căn nhà, trong khi đó tỷ lệ này tại Vancouver - Canada ước tính 12,6 năm và tại London – Anh ước tính 8,3 năm. Giá thuê nhà cũng không hề rẻ, giá thuê nhà tại Hồng Kông cao hơn giá thuê nhà với diện tích tương tự tại San Francisco, New York hay Zurich.

Bất bình đẳng gia tăng 

Trong khi giới nhà giàu kiếm được rất nhiều tiền từ bất động sản và sống trong những căn nhà nhiều triệu USD hoặc căn hộ siêu xa xỉ, ở chiều ngược lại, phần đông người dân chen chúc trong những căn hộ chật hẹp chỉ có diện tích tương đương như một bãi đỗ xe. Một số người phải sống vật vờ trên đường phố, ở trong các tòa nhà hoặc thậm chí công ten nơ cũ. Nhiều người trẻ tuyệt vọng với suy nghĩ rằng họ sẽ chẳng bao giờ có thể có được một căn nhà riêng, điều đó khiến họ chẳng dám kết hôn hay lập gia đình, theo bài đăng mới đây trên Bloomberg.

Nhiều người biểu tình, với suy nghĩ rằng họ chẳng còn gì để mất, sẵn sàng dùng những cách tồi tệ nhất để biểu tình bất chấp việc họ biết rằng cái họ làm tác động xấu đến nền kinh tế. Thị trường bất động sản sẽ đổ dốc? Hoàn toàn khả năng này có thể xảy ra. Chính bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cũng thừa nhận rằng việc người trẻ không mua được nhà là vấn đề cần phải giải quyết được nếu muốn chấm dứt cuộc khủng hoảng đang diễn ra.

Chính quyền thành phố đang làm gì?

Công bằng mà nói, chính quyền của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga tích cực hơn rất nhiều so với các chính quyền trước đó trong việc tăng nguồn cung đất đai. Chính quyền Hồng Kông đã đề xuất về kế hoạch 80 tỷ USD xây dựng 4 đảo nhân tạo tương đương khoảng 1/5 diện tích của Manhattan để làm chỗ ở cho khoảng 1 triệu người thế nhưng sẽ mất nhiều năm để hoàn thành. Nhiều ý tưởng khác như xây dựng sân golf, khu nông trại hoặc bãi đỗ xe đã bị ngưng lại.

Bà Lâm cũng đưa ra mô hình căn hộ được trợ cấp của chính quyền dù rằng cho đến nay chẳng lấy đâu ra nguồn cung để đáp ứng cho nhu cầu. Dù vậy, bất kỳ biện pháp nào trên đây cũng không khiến cho bất động sản dễ trở thành trong tầm với hơn với phần đông người dân Hồng Kông.

Không có giải pháp nào trong ngắn hạn?

Khi mà uy tín của chính quyền thành phố Hồng Kông đã bị xói mòn đi nhiều bởi các cuộc biểu tình kéo dài nhiều tháng, chắc chắn họ sẽ không dám đưa ra chính sách nào gây tranh cãi. Gần 6.000 người đã biểu tình sau khi bà Lâm nói đến kế hoạch trên vào năm 2018. Nhiều người không khỏi bất bình khi chính quyền không muốn lấy đất từ các nhà tài phiệt bất động sản và nhiều nhân vật quyền lực khác. Các nhóm này thường ủng hộ chính quyền mạnh mẽ.

Theo Trung Mến

Cùng chuyên mục
XEM