Hôm nay, Trăng Xanh sẽ mọc: câu chuyện về những lỗi lầm, số 13 bất hạnh và hiệu ứng cánh bướm

21/05/2016 20:25 PM | Sống

Ngày 21 tháng 5, đêm rằm sẽ cho ta “Mặt trăng Xanh” thay vì mặt trăng “bình thường”. Hoặc không..

Hôm nay mặt trăng tròn sẽ mọc cao lên màn trời đêm. Và không như những ngày rằm khác, theo quan niệm phương Tây đây được gọi là "Mặt trăng Xanh".

Xanh.. Hay không xanh?

- Theo hiểu biết thông thường của người phương Tây, Mặt trăng Xanh là mặt trăng tròn thứ 2 xuất hiện trên bầu trời vào mỗi tháng.

- Tuy nhiên trong tháng 5, đây là mặt trăng tròn đầu tiên của tháng. Vậy tại sao đây có thể được coi là Mặt trăng Xanh?

Căn nguyên của việc này đến từ một định nghĩa và chuỗi sự kiện khá rắc rối trong lịch sử phương tây. Thực tế đa số người dân không cho rằng đây là Mặt trăng Xanh mặc dù theo định nghĩa thì rằm tháng này đúng là “xanh” thật.

Để hiểu được sự lằng nhằng đằng sau thuật ngữ này việc trước tiên ta cần hiểu...

Tại sao số 13 là một con số đi đôi với tai họa và bất hạnh

Trong một bài báo hỏi và trả lời trên tạp chí “Sky & Telescope” chuyên về thiên văn, tác giả Lawrence J. Lafleur lần đầu đưa ra thuật ngữ Mặt trăng Xanh hay “Blue Moon”, thuật ngữ ông tìm thấy trong “Lịch thư Nhà nông của Maine” (Sách lịch này hiện không lưu hành nữa mà được thay bằng “Lịch thư Nhà nông”).

Ông quyết định trích dẫn định nghĩa của Trăng Xanh từ chính quyển sách lịch ấy: “Thông thường có 12 trăng tròn một năm, 3 mặt trăng cho mỗi mùa”. Nhưng thỉnh thoảng một năm sẽ có tới 13 mặt trăng tròn, không chỉ 12.

Quyển lịch thư tiếp: Những năm có đến 13 lần trăng tròn được coi là khá đen đủi. Lý do là bởi vì các nhà sư trông lịch tỏ ra bối rối và bực mình vì sự thay đổi này luôn làm hỏng lịch hoạt động các lễ hội nhà thờ. Chính từ đó số 13 được coi là biểu tượng của sự đen đủi”.

Điều này cũng có nghĩa là trong 4 mùa một năm, thỉnh thoảng một mùa sẽ có đến 4 trăng tròn thay vì 3.

Sách lịch thư giải thích tiếp: ”Có 7 Trăng Xanh trong một chu kỳ 19 năm âm lịch. Vào những thời buổi xa xưa trước đây, các nhà làm lịch đã gặp nhiều khó khăn trong việc tính ra chu kỳ xuất hiện của Trăng Xanh. Và vì vậy mới có câu nói ’vào mỗi kỳ trăng xanh.’ để diễn tả một điều gì đó xảy ra theo một chu kỳ không rõ ràng”.

*(Câu nói gốc tiếng anh là: “Once in a Blue Moon”).

Sai lầm nối tiếp nhau

Dù trích dẫn chính xác, LaFleur đã bỏ quên mất một chi tiết quan trọng. Ông đã quên không nêu ra thời điểm đích xác mà Mặt trăng Xanh sẽ xuất hiện.

Để hiểu trăng nào là “trăng xanh” và trăng nào “bình thường”. Ta cần hiểu rằng, vì mỗi mùa thông thường chỉ có đến 3 kỳ trăng tròn hay còn được chúng ta gọi là ngày rằm, con người đã đặt cho 3 kỳ trăng ấy là “Trăng Sớm”, “Trăng Giữa” và “Trăng Muộn”.

Cụ thể trong quyển lịch, trăng tròn thứ 3 của mùa hè năm 1937 được gọi là Trăng Xanh. Mùa hè năm ấy dĩ nhiên đã có đến 4 ngày rằm, lý do ngày thứ 3 được chọn thay vì ngày thứ 4 là vì họ muốn giữ cái tên cho trăng tròn cuối cùng trong mùa là “Trăng Muộn” vì thực sự nó muộn nhất trong các kỳ trăng tròn. Vì vậy Trăng Xanh đã bị đẩy lên một nấc và là kỳ trăng tròn thứ 3 của một mùa có 4 kỳ trăng tròn.

Năm 1946, đến lượt James Hugh Pruett viết một bài viết cho tạp chí “Sky & Technology”. Lần này trên trang 3 của tờ báo, trong bài “Once in a Blue Moon”, ông Pruett đã tự “bịa” ra định nghĩa của Mặt trăng Xanh chính vì sự thiếu cẩn trọng của LaFleur trong bài viết năm xưa của mình. Cụ thể ông cho rằng: “Ngày xưa, trong 19 năm, có đến 7 năm có 13 kỳ trăng tròn thay vì 12. Ngày nay điều đó vẫn đúng. Vậy có nghĩa là 11 tháng trong những năm ấy có 1 kỳ trăng tròn, và chỉ 1 tháng có đến 2 kỳ trăng tròn. Như thế, kỳ trăng tròn thứ hai ấy được coi là Mặt trăng Xanh".

Rất tiếc ông không có quyển lịch năm 1937 hồi ấy trên kệ sách của mình, nếu không lỗi lầm này có lẽ đã được ông phát hiện ra. Vì trong quyển lịch viết rõ, kỳ trăng tròn được coi là Trăng Xanh vào ngày hôm đó cũng như vào thứ bảy ngày 21 tháng 5 sắp tới là kỳ trăng tròn đầu tiên và duy nhất trong tháng. Chứ không phải là kỳ trăng tròn thứ 2!

Và như video clip Gangnam Style ngày nào, định nghĩa sai lệch của Trăng Xanh đã lan truyền khắp các ngõ hẻm cuộc sống của người dân vô tội..

Sai lầm của Pruett thực tế đã chìm trong quên lãng và tương lai con người có thể bớt đi một thứ rắc rối về thuật ngữ thường ngày. Nhưng không. Ngày 31 tháng 1 năm 1980, Deborah Byrd đã trích dẫn định nghĩa sai lệch của Pruett trong chương trình Radio Công cộng Toàn quốc mang tên “StarDate”. Như diều gặp gió, định nghĩa sai lệch về Trăng Xanh đã lan ra nhanh một cách chóng mặt không khác các video “viral” trên YouTube hiện nay.

Trong một thập kỷ, định nghĩa sai lệch xuất hiện khắp nơi từ quyển lịch danh cho trẻ em cho đến những bàn cờ “Trivial Pursuit” nổi tiếng hồi ấy. Các trang báo tin tức danh tiếng cũng hùa theo không chút mảy may tiếp tục tuyên truyền thông tin sai lệch này. Dần cả thế giới đã có ý niệm sai lầm về hiện tượng Trăng Xanh.

Quay lại hiện tại

Ngày nay, tạp chí “Sky & Telescope” tự nhận rằng tạp chí dù không cố tình đã thay đổi văn hóa đương đại và ngôn ngữ tiếng Anh theo những cách không ngờ đến.

Thực tế mặt trăng có thể có màu xanh sau một vụ nổ núi lửa lớn trên trái đất. Ví dụ như vụ trào núi lửa Pinatubo năm 1991 ở Phillipin. Thậm chí nhiều người đã báo cáo thấy màu mặt trời đã chuyển sang màu xanh.

Và thứ bảy ngày 21 tháng 5 này, tức là hôm nay Mặt trăng Xanh sẽ lại dâng lên và gây ra những cuộc tranh cãi âm thầm khắp thế giới. Và sau khi bạn đọc và hiểu lịch sử đầy uẩn khúc của Trăng Xanh, chính bạn cũng sẽ phải quyết định xem bạn muốn gọi nó là Trăng Xanh hay không.

Xanh hay không các phi hành gia từng đặt chân lên mặt trăng có lẽ rõ nhất.

Bài học quan trọng nhất về Trăng Xanh có lẽ về hiệu ứng cánh bướm trong các bài viết tin tức truyền thông. Và vì vậy tác giả bài viết này sẽ đọc và kiểm tra lại các nguồn thông tin và định nghĩa sử dụng một cách đàng hoàng cẩn thận trước khi viết.

Theo Mers

Cùng chuyên mục
XEM