Học từ phim “Yêu nữ xài hàng hiệu”: CV đẹp nhưng không chịu học hỏi thì cũng vứt đi, đừng chạy theo khuôn mẫu mà đánh mất chính mình, cả tân binh hay lãnh đạo đều nên xem

23/09/2019 07:16 AM | Kinh doanh

Bộ phim dù đã ra mắt từ năm 2006 nhưng từ hình ảnh thời trang đến bài học chốn công sở đến giờ vẫn đáng để chúng ta học hỏi.

Nếu là fan cứng của điện ảnh Hollywood hay là một tín đồ thời trang, chắc hẳn bộ phim "The Devil Wears Prada" (Yêu nữ xài hàng hiệu) không còn xa lạ với bạn. Dựa trên tiểu thuyết cùng tên, tác phẩm điện ảnh ra mắt năm 2006 với sự tham gia của hai nữ diễn viên chính: Anne Hathaway (trong vai Andrea Sachs) và Meryl Streep (trong vai Miranda Priestly).

Nội dung bộ phim xoay quanh câu chuyện của Andrea, một nữ sinh viên ngây thơ mang vẻ đẹp trí tuệ, vừa tốt nghiệp đại học và ước mơ trở thành nhà báo. Sau khi "rải" CV hàng loạt, cô được nhận làm trợ lý của Miranda, tổng biên tập tạp chí thời trang hàng đầu - Runway.

Học từ phim “Yêu nữ xài hàng hiệu”: CV đẹp nhưng không chịu học hỏi thì cũng vứt đi, đừng chạy theo khuôn mẫu mà đánh mất chính mình, cả tân binh hay lãnh đạo đều nên xem - Ảnh 1.

Cô sinh viên Andrea vừa tốt nghiệp, mù tịt về thời trang trong ngày đầu làm việc tại tạp chí Runway.

May mắn có được vị trí mà "hàng triệu cô gái sẵn sàng liều mạng để có được" nhưng Andrea bắt đầu công việc mới với tâm thế "tạm bợ", chỉ cố gắng chịu đựng trong một năm. Bởi vậy mà dù mù tịt về thời trang, cô cũng chẳng buồn học hỏi hay thay đổi phong cách cho phù hợp với môi trường làm việc. Điều này đương nhiên không thể làm hài lòng vị sếp lạnh lùng, khó tính.

May mắn, sau khi được người đồng nghiệp lâu năm giác ngộ, Andera đã quyết định thay đổi, từ ngoại hình đến thái độ và phong cách làm việc. Cô trở thành trợ lý tin cậy của sếp, thậm chí vượt xa đồng nghiệp.

Tính chất bận rộn của nghề trợ lý khiến cô vô tình bỏ quên gia đình, bạn bè, tình yêu và chính bản thân mình. Đến cuối cùng, Andrea đã quyết định dừng lại, trở về với niềm đam mê viết lách và hàn gắn tình cảm với bạn trai.

Học từ phim “Yêu nữ xài hàng hiệu”: CV đẹp nhưng không chịu học hỏi thì cũng vứt đi, đừng chạy theo khuôn mẫu mà đánh mất chính mình, cả tân binh hay lãnh đạo đều nên xem - Ảnh 2.

Andrea cuối cùng từ bỏ vị trí trợ lý, trở về với ước mơ nhà báo của mình.

Cốt truyện không phức tạp, cũng chẳng có những tình huống gay cấn nhưng bức tranh chân thực, châm biếm và hấp dẫn về ngành công nghiệp thời trang hào nhoáng cũng như môi trường công sở nói chung đã hoàn toàn chinh phục khán giả.

Hơn hết, "Yêu nữ xài hàng hiệu" còn mang đến nhiều bài học, từ đơn giản đến sâu sắc cho tân binh mới vào nghề và cả những người lãnh đạo.

Hãy ghi chép

Những ngày đầu vào nghề, cô trợ lý Andrea hồn nhiên, đứng nghe cả tá nhiệm vụ của sếp mà không hề ghi chép. Cô hoảng loạn và bị rối tung trước núi công việc được giao.

Học từ phim “Yêu nữ xài hàng hiệu”: CV đẹp nhưng không chịu học hỏi thì cũng vứt đi, đừng chạy theo khuôn mẫu mà đánh mất chính mình, cả tân binh hay lãnh đạo đều nên xem - Ảnh 3.

Bạn có thấy hình ảnh của mình trong tình huống này? Nếu câu trả lời là: "Không!" thì thật đáng khen ngợi. Điều đơn giản trước tiên mà bất kỳ ai, ở bất kỳ vị trí nào cũng phải nhớ, đó là luôn có một cuốn sổ tay để sẵn sàng ghi chép, dù là khi đi họp, khi sếp hướng dẫn hay được giao nhiệm vụ.

Công nghệ tiên tiến, bạn có thể dùng điện thoại hay các ứng dụng chuyên nghiệp khác. Đặc biệt, hãy nhớ xác nhận lại những ý chính hay các nhiệm vụ được giao với cấp trên, để chắc chắn rằng bạn đã hiểu đúng và đủ, tránh hậu quả đáng tiếc về sau.

Đừng than vãn, hãy hành động

Trong phim, Andrea than vãn với nhà thiết kế Nigel về cách làm việc của sếp, rằng cô không được công nhận và bị ghét. Thay vì nhận được sự đồng cảm, cô như bị dội cả gáo nước lạnh.

Nigel khiến cô nhận ra rên rỉ sẽ nhấn chìm bản thân trong sự tiêu cực, chỉ hành động và chịu lắng nghe, thay đổi mới đem lại kết quả. Bạn cũng nên như vậy!

Lãnh đạo cũng cần được đào tạo

Trong "Yêu nữ xài hàng hiệu", Miranda là một vị sếp khó tính, lạnh lùng và gay gắt với nhân viên. Trên thực tế, dù theo đuổi phong cách lãnh đạo chuyên quyền hay dân chủ, người quản lý nên biết cách giữ sự hài hòa, biết khen chê và động viên cấp dưới đúng lúc.

Học từ phim “Yêu nữ xài hàng hiệu”: CV đẹp nhưng không chịu học hỏi thì cũng vứt đi, đừng chạy theo khuôn mẫu mà đánh mất chính mình, cả tân binh hay lãnh đạo đều nên xem - Ảnh 4.

Điều này sẽ giúp tạo động lực cho nhân viên và xây dựng văn hóa làm việc thân thiện. Suy cho cùng, chẳng ai sẵn sàng hay hạnh phúc để dành tám tiếng mỗi ngày (thậm chí hơn) nơi môi trường công sở "độc hại", lại không được công nhận.

Không phải tài năng, thái độ sẽ quyết định thành công của bạn

Andrea đi xin việc với một bản lý lịch hoàn hảo, điều giúp cô có được vị trí trợ lý của Miranda. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, cô tiếp nhận công việc với thái độ hời hợt, cho rằng đó là tạm thời và "chỉ cần chịu đựng trong một năm". Bởi vậy, Miranda hoàn toàn thất vọng.

Học từ phim “Yêu nữ xài hàng hiệu”: CV đẹp nhưng không chịu học hỏi thì cũng vứt đi, đừng chạy theo khuôn mẫu mà đánh mất chính mình, cả tân binh hay lãnh đạo đều nên xem - Ảnh 5.

Khi thay đổi thái độ, cô trợ lý đã hành động khác hoàn toàn. Andrea tự bắt đầu nắm bắt thời trang, tự mình đọc sách, không ngừng học hỏi về xu hướng và hiểu hơn về thói quen và tính khí của sếp. Cuối cùng, cô có được sự tin cậy và tín nhiệm từ lãnh đạo.

Đừng bao giờ đánh mất chính mình

Xã hội hiện đại đang tạo ra nhiều khuôn mẫu. Sinh viên đại học cố gắng đạt điểm cao, đi thực tập vài tháng để có một bản lý lịch hoàn hảo. Hội "áo cổ trắng" như Andrea bị cuốn vào lối sống bận rộn mà bỏ quên sức khỏe thể chất và tinh thần. Người theo đuổi nghệ thuật thì tìm mọi cách khiến mình trở nên khác biệt với số đông.

Học từ phim “Yêu nữ xài hàng hiệu”: CV đẹp nhưng không chịu học hỏi thì cũng vứt đi, đừng chạy theo khuôn mẫu mà đánh mất chính mình, cả tân binh hay lãnh đạo đều nên xem - Ảnh 6.

Thật dễ dàng để con người đánh mất chính mình. Ta có xu hướng bị cuốn vào những gì mọi người xung quanh đang làm và cố gắng thực hiện điều tương tự. Nhưng, bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu chỉ cố đạt được những khuôn mẫu, những gì xã hội cho là thành công mà bỏ qua mong muốn và sở thích cá nhân.

Hơn nữa, sau khi nghỉ việc, Andrea trở lại với phong cách trước kia, nhưng ở một tầm cao mới: giản dị nhưng không xuề xòa, vẫn giữ được nét cương nghị, cá tính của một nhà báo trẻ. Luôn là chính mình, nhưng cũng nhớ giữ được nét lịch sự và chỉ chu cần thiết nhé.

Học từ phim “Yêu nữ xài hàng hiệu”: CV đẹp nhưng không chịu học hỏi thì cũng vứt đi, đừng chạy theo khuôn mẫu mà đánh mất chính mình, cả tân binh hay lãnh đạo đều nên xem - Ảnh 7.

Vị sếp khó tính, lạnh lùng Miranda trong phim được cho là lấy cảm hứng từ Anna Wintour, người phụ nữ quyền lực đứng sau tạp chí Vouge nổi tiếng. "Yêu nữ xài hàng hiệu" cũng là một trong những bộ phim có giá trị trang phục đắt đỏ nhất, khoảng 1 triệu USD nhưng hoàn toàn được tài trợ bởi các thương hiệu lớn.

Học từ phim “Yêu nữ xài hàng hiệu”: CV đẹp nhưng không chịu học hỏi thì cũng vứt đi, đừng chạy theo khuôn mẫu mà đánh mất chính mình, cả tân binh hay lãnh đạo đều nên xem - Ảnh 8.

Thành công ngoài mong đợi, tác phẩm này đã thu về hơn 320 triệu USD, gấp 9 lần kinh phí sản xuất, đồng thời nhận hai để cử Oscar, một giải thưởng Quả cầu vàng và lọt vào danh sách "20 phim hay nhất năm 2006".

T.Dương

Cùng chuyên mục
XEM