Hóa ra tất cả chúng ta đều bị lừa, không phải cứ chăm chỉ luyện tập thì sẽ giỏi được đâu!

28/11/2016 07:29 AM | Kinh doanh

Suốt nhiều năm chúng ta đã bị lừa khi nghĩ rằng chỉ cần luyện tập chăm chỉ có thể giỏi.

Suốt nhiều năm qua, có vô số những cuốn sách tâm lý học nổi tiếng đã truyền tới chúng ta một thông điệp mà tôi cá là đã phần chúng ta đều tin đó là để thành thạo trong bất kỳ lĩnh vực nào, bí quyết đơn giản chỉ là LUYỆN TẬP.

Thậm chí thông điệp này còn được đúc kết thành quy tắc 10.000 giờ dùng để ước tính xem một người cần tốn bao lâu thời gian để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

Suốt khoảng 10 năm, "quy tắc 10.000 giờ" tỏ ra có tác dụng, được rất nhiều người tin tưởng và áp dụng. Tuy nhiên một số nghiên cứu mới gần đây tỏ ra hoài nghi về quy tắc này.

Brooke Macnamara đến từ đại học Princeton cùng các đồng nghiệp đã xem xét 88 nghiên cứu về việc luyện tập và thành tích trong nhiều lĩnh vực gồm giáo dục, nghề nghiệp, thể thao, trò chơi và âm nhạc.

Tất cả những nghiên cứu này đều có liên quan tới những người đang học các kỹ năng mới, từ đó tìm hiểu cách họ luyện tập cũng như làm thế nào họ trở nên giỏi, thành thạo trong lĩnh vực đó.

Kết quả khiến các nhà nghiên cứu thực sự bất ngờ. Tuy nhiên, có một điều hiển nhiên cần phải nhắc tới đầu tiên đó là: Luyện tập là yếu tố quan trọng. Con người nhìn chung không trở nên giỏi hay thành thạo trong một lĩnh vực nào đó mà không cần luyện tập.

Điều gây bất ngờ ở đây là việc luyện tập chỉ tạo ra 12% khác biệt cá nhân trong thành tích, biểu hiện của những người tham gia khảo sát ở tất cả các lĩnh vực khác nhau.

Dưới đây là mức độ khác biệt trong thành tích của các cá nhân ở một số lĩnh vực khác nhau:

- Trò chơi: 25% luyện tập.

- Thể thao: 18% luyện tập.

- Giáo dục: 4% luyện tập.

- Thành tích nghề nghiệp: Ít hơn 1% luyện tập.

Kết quả kể trên khác xa so với tuyên bố của nhiều tác giả những cuốn sách bán chạy về tự học hoàn thiện bản thân - những người vốn phóng đại tầm quan trọng của việc luyện tập.

Một số người thậm chí nói rằng bất kì ai hoàn thành việc luyện tập 10.000 giờ trong lĩnh vực của họ thì sẽ trở nên xuất sắc và thành thạo trong lĩnh vực đó.

Tuy nhiên, nghiên cứu kể trên đã phát hiện ra rằng trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều người cực kỳ chăm chỉ, nỗ lực trong lĩnh vực của họ nhưng vẫn không thể trở nên xuất sắc.

Ví dụ, trong loạt nghiên cứu về những người học piano, một số người đã tập luyện tương đối ít và đạt đến trình độ cao, trong khi những người khác thì đã luyện tập nhiều hơn nhưng lại không thể đạt được đến trình độ tương tự.

Chuyên gia tâm lý học Brooke Macnamara nói:

"Không còn nghi ngờ gì nữa, trên cả quan điểm lý thuyết và thống kê, việc luyện tập chăm chỉ một cách có chủ đích là quan trọng.

Nó chỉ ít quan trọng so với những gì mọi người đã thảo luận.

Đối với các nhà khoa học, câu hỏi quan trọng bây giờ là, vậy nếu không phải chăm chỉ là cần phải làm gì để trở nên giỏi?

Có một vài yếu tố có thể kể đến như:

- Bạn có khởi đầu cuộc sống sớm hay không.

- Trí thông minh.

- Tính cách.

- Khả năng trí nhớ ngắn hạn.

Từ bỏ và thử một thứ gì mới

Cũng dễ hiệu tại sao thông điệp bất kì ai cũng có thể làm bất kì việc gì nếu họ có đủ nỗ lực đủ trở nên phổ biến và khiến nhiều người tin tưởng.

Đáng tiếc là điều đó không đúng.

Có một thông điệp tốt hơn dành cho bạn đó là, vẫn cần luyện tập để trở nên thành thạo, nhưng nếu đã luyện tập rất nhiều những vẫn không thể trở nên thành thạo thì có lẽ đã đến lúc bạn cần thử một điều gì đó mới mẻ.

Suốt 10 năm qua chúng ta vẫn tin vào quy tắc 10.000 giờ đã quá lãng phí rồi!

Vân Đàm

Cùng chuyên mục
XEM