[Hồ sơ] Trần Bá Dương - "ông vua" thị trường ô tô Việt

25/06/2012 08:05 AM |

Ông chủ ô tô Trường Hải từng có thời gian đi vét mỡ bò.

Họ tên Trần Bá Dương
Ngày sinh: 1/4/1960 (52 tuổi)
Quê quán: Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Trình độ: Kỹ sư cơ khí – Đại học Bách Khoa Tp.HCM
Chức vụ hiện tại: Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc cty CP ô tô Trường Hải (Thaco)
Gia đìnhCha: Trần Bá Nam (đã mất)
Mẹ: Tống Thị Dung (đã mất)
Vợ: Viên Diệu Hoa - thành viên HĐQT Trường Hải
Con: Trần Viên Ngọc Trân
Con: Trần Viên Ngọc Oanh
Chị: Trần Thị Kim Tiến
Anh: Trần Bá Hùng
Anh: Trần Bá Cường
Anh: Trần Bá Cương
Em: Trần Thị Bạch Tuyết
Em: Trần Thị Kim Phượng
Em: Trần Thị Kim Thu
New Cell* Ông Trần Bá Dương nắm 8,62% cổ phần của Trường Hải
* Bà Viên Diệu Hoa nắm 4,94% cổ phần của Trường Hải
* Cty TNHH Sản xuất và thương mại Trân Oanh nắm 49,72% cổ phần của Trường Hải. Công ty này do ông Dương nắm 76% và bà Hoa nắm 24% cổ phần.
 
 
----------------------------------------------------------------------------------------------
Quá trình công tác :

-       Từ 1983 – 1987 : Kỹ thuật viên xưởng sửa chữa nhà máy đại tu ô tô Đồng Nai

-       Từ 1987 – 1990 : Quản đốc xưởng sửa chữa nhà máy đại tu ô tô Đồng Nai

-       Từ 1991 – 1997 : Quản đốc xưởng sửa chữa – xí nghiệp cơ khí giao thông Đồng Nai

-       Từ 04/1997 – 04/2007 : Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần ô tô Trường Hải

-       Từ 04/2007 – nay : Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty CP ô tô Trường Hải

 
---------------------------------------------------------------------------------------------
 
Ông Trần Bá Dương là người sáng lập, đồng thời cũng là chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc công ty CP ô tô Trường Hải. Ông tự giới thiệu về mình :

 “Tôi xuất thân là một kỹ sư cơ khí, làm nên Trường Hải từ hai bàn tay trắng.
Tôi là con người của kỹ thuật, nên có rất nhiều việc phải làm.
Tôi không là dân tài chính.
Tôi không quen tư duy phát triển doanh nghiệp mình quy mô thế nào, quản trị ra sao...
Chỉ biết làm để có kết quả tốt nhất.
Tôi cũng không có ý định mua lại công ty này, doanh nghiệp kia để mở rộng.
Có muốn cũng chẳng được!
Chuyện khó ấy, dành cho các tập đoàn đa quốc gia.
Tôi phát triển từ giá trị cốt lõi, từ quá trình sản xuất thực sự.
Tôi mở rộng phương án kinh doanh để Trường Hải có thể phát triển.
Để giải quyết được nhiều việc làm hơn....
Để đóng góp nhiều hơn..."

 
Từng đi vét mỡ bò

Ông chủ Trường Hải cho biết: "Tôi lớn lên trong thời bao cấp, cha mất sớm, mẹ tôi bươn chải nuôi anh em tôi ăn học. Tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa TP HCM, tôi xin làm công nhân sửa chữa ô tô, công việc đầu tiên của tôi là vét mỡ bò.

Sau đó, nhờ kiến thức trong nhà trường, tôi đưa ra dự án : “Chuyển đổi tay lái nghịch”, dự án của tôi được Bộ GT-VT chấp nhận. Cty giao cho tôi quản lý tổ sửa chữa lưu động, làm khoán, từ đó tôi có điều kiện tích luỹ và phát huy khả năng của mình. Năm 1997 tôi xin nghỉ và thành lập xưởng sửa chữa của riêng mình".

Năm 1997, Công ty ô tô Trường Hải được thành lập. Tiếp đó đến năm 2000, ông mở xưởng lắp ráp xe tải hạng nhẹ mang thương hiệu KIA. Sản phẩm chưa làm xong đã kín đơn đặt hàng.
 
Trần Bá Dương cũng là người Việt Nam đầu tiên đã làm được xe du lịch. Từ dòng xe Kia, Thaco, Kinglong…Trần Bá Dương đã đưa Trường Hải trở thành doanh nghiệp tư nhân với 100% vốn trong nước đầu tiên lắp ráp và sản xuất xe du lịch.
 
Đam mê và sẵn sàng đánh đổi để có một Trường Hải như ngày nay, Trần Bá Dương và các cộng sự của mình một lần nữa đã chứng minh được năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam, chứng minh được khả năng phát triển của ngành công nghiệp ô tô. 
 
Trường Hải hiện là công ty duy nhất tại Việt Nam sản xuất lắp ráp và cung ứng đa dạng, đủ các phân khúc ô tô tại Việt Nam từ xe tải, xe khách, bus, xe chuyên dùng và xe du lịch. Mục tiêu của Trần Bá Dương và tập đoàn Trường Hải là tiếp tục đầu tư xây dựng một khu liên hợp ô tô hiện đại nhất Việt Nam và khu vực để thực hiện chiến lược xuất khẩu ô tô.

Tôi muốn làm người tiên phong

Là người đề xuất chiến lược tham gia chuỗi giá trị toàn cầu thay vì cứ mãi theo đuổi giấc mơ về chiếc ôtô “Made in Vietnam”, xem ra ông muốn làm người tiên phong mở lối đi riêng cho ngành công nghiệp ôtô trong nước vốn vẫn đang bế tắc?

Tôi cho rằng nếu mong muốn có được một sản phẩm ôtô “Made in Vietnam” thì việc trước tiên là phải cân nhắc về độ lớn của thị trường. Mục tiêu chúng tôi nhắm đến là tham gia chuỗi giá trị toàn cầu thông qua hợp tác với các đối tác nước ngoài. Liên quan đến vấn đề này, tôi cho rằng khối ASEAN với việc hội nhập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) từ năm 2018 sẽ tiếp tục là thị trường màu mỡ đối với các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản. Và tất nhiên họ sẽ bám rễ bằng cách mở thêm các cơ sở sản xuất tại đây.

Một quốc gia châu Á khác cũng có ngành công nghiệp ôtô mạnh là Hàn Quốc, nhưng chưa có nhiều cơ sở sản xuất tại các nước ASEAN. Vì vậy, chúng tôi đã quyết định bắt tay với Hyundai, nhà sản xuất ôtô lớn thứ 5 thế giới, với kỳ vọng nếu họ muốn thâm nhập thị trường ASEAN thì Việt Nam sẽ là cửa ngõ để họ đặt cơ sở sản xuất và xuất khẩu ra toàn khu vực.

Chiến lược này hẳn phải được xây dựng dựa trên tiềm năng phát triển của công nghiệp ôtô trong nước?

Mặc dù quá trình xây dựng và phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam vừa qua còn nhiều điều bất hợp lý, nhưng tiềm năng tăng trưởng của ngành trong tương lai là có thể thấy rõ. Năm 2009, tổng giá trị sản phẩm của ngành đóng góp 1,41% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam, nhưng vẫn thấp hơn 4,1% của Trung Quốc. Tỉ lệ sở hữu ôtô trên đầu người ở Việt Nam năm 2009 là 10,5 xe/1.000 người, khá thấp so với 18 xe/1.000 người của Trung Quốc.
 
Theo VAMA, tính đến năm 2013, tỉ lệ này của Việt Nam sẽ ở mức 13,5 xe/1.000 người, tương đương mỗi năm gia tăng khoảng 64.000 xe.
Ông Trần Bá Dương
và vợ, bà Viên Diệu Hoa
 
Triết lý lãnh đạo

"Đối với tôi, lãnh đạo phải là người biết cho những gì nhân viên muốn nhận, nhưng cũng biết sử dụng biện pháp mạnh để đủ sức răn đe khi cần thiết. Cái “được” và cái “sợ” từ cả hai phía phải được xây dựng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và hoàn toàn không nên tùy hứng theo cảm xúc.

Nhân lực là vốn liếng quý báu của doanh nghiệp, thậm chí còn trên cả vốn liếng tài chính. Vậy nên, tôi luôn nhắc mình phải quản lý nguồn vốn đó một cách thông minh và hiệu quả nhất".

Ngưỡng mộ

"Có lẽ mẹ tôi là người đã có ảnh hưởng rất lớn đến tôi, bởi nghị lực và niềm đam mê của bà. Bà đã giúp anh em chúng tôi hiểu được rằng ước mơ, nếu khéo biết gieo, sẽ nảy mầm.
 
Từ cái thời nghèo khổ nhất với đôi vai gầy yếu, bà đã gánh vác được những trách nhiệm tưởng chừng như không thể. Đó là khi gia đình chúng tôi mất đi người cha; một mình bà đã vất vả nuôi dưỡng anh em chúng tôi để chúng tôi có được những thành công như ngày hôm nay".
 
----------------------------------------------------------------------------------------------
Trường Hải với chuỗi giá trị ngành ô tô
 
CTCP ô tô Trường Hải (Thaco) ra đời vào năm 1997 tại khu công nghiệp Biên Hòa 2, tỉnh Đồng Nai.

Tên công ty được đặt theo con trai của ông Dương, Trần Bá Trường Hải.

Khi mới thành lập, hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là nhập khẩu xe đã qua sử dụng về tân trang lại để cung cấp ra thị trường, đồng thời cung cấp các vật tư phụ tùng cho việc sửa chữa ô tô.

Tính đến cuối năm 2011, tổng tài sản và vốn chủ sở của Thaco lần lượt là 10.200 tỷ và 4.400 tỷ đồng (vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng). Số lượng nhân viên toàn tập đoàn là hơn 7.000 người.

Công ty CP ô tô Trường Hải hoạt động trên 3 lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính: Ô tô, Địa ốc và Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp.

Về sản xuất và lắp ráp ô tô, công ty có mảng sản xuất tập trung tại Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai – Trường Hải, với các nhà máy lắp ráp xe du lịch, xe tải, xe khách, các nhà máy gia công cơ khí, các nhà máy hóa chất. Ở mảng phân phối, công ty có hệ thống showroom, đại lý khắp cả nước.
 
Thaco đang phát triển mô hình kinh doanh theo hướng quản lý đầy đủ chuỗi giá trị, từ sản xuất, lắp ráp, dịch vụ phụ tùng, sửa chữa và phân phối ô tô đến người dùng.
 
Trong nhiều tháng trở lại đây, Thaco đã vươn lên vị trí số 1 về sản lượng xe bán ra tại thị trường Việt Nam.

Thaco thực hiện chiến lược mua lại giá trị quyền sử dụng đất của các showroom để tăng quỹ đất và giảm chi phí thuê cho khâu phân phối sản phẩm. Ông Dương cho biết: "Đây là chiến lược phát triển chéo nhằm tạo sự gia tăng lớn về tài sản cho Thaco. Hiện nay, chúng tôi chủ trương mua lại quyền sử dụng đất của các cửa hàng và siêu thị ôtô để phát triển quỹ đất và giảm chi phí thuê mặt bằng. Trong tương lai, giá trị gia tăng của các bất động sản này sẽ là một lợi thế không nhỏ cho việc định giá thương hiệu của chúng tôi".
 
Đây cũng là chiến lược đầu tư khá thành công của một số công ty sản xuất và lắp ráp ôtô trong khu vực. 


Một số sản phẩm chính của Thaco


Những cột mốc Trường Hải 

1997: Thành lập Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Ôtô Trường Hải với số vốn ban đầu là 800 triệu đồng.

2001:  Tiến hành đầu tư một nhà máy lắp ráp ô tô tại Khu Công nghiệp Biên Hòa 2 công suất 5.000 xe/năm.

Dây chuyền sản xuất và công nghệ do tập đoàn Kia Motors chuyển giao, tổng vốn đầu tư 70 tỷ đồng, các sản phẩm được sản xuất lắp ráp là xe tải nhẹ và xe bus mang thương hiệu Kia (Hàn Quốc).

Tháng 9 năm 2001, sản phẩm đầu tiên của dòng xe tải nhẹ được xuất xưởng mang tên Trường Hải và đã được thị trường chấp nhận và đặt hàng rất lớn. 

2003: Khởi công xây dựng Khu Liên hợp sản xuất và Lắp ráp Ôtô Chu Lai - Trường Hải tháng 3.2003.

Trong năm 2002 và 2003, Công ty đã đầu tư xây dựng hệ thống chi nhánh, đại lý phân phối khắp cả nước, đưa doanh số tăng lên 1.000 tỉ đồng/năm.

2004: Thành lập Công ty Tàu biển Chu Lai - Trường Hải với 2 chiếc tàu Truong Hai Star I và II, để chủ động vận chuyển vật tư, thiết bị từ nước ngoài nhập về để sản xuất và lắp ráp ôtô.

Cuối năm 2004, Công ty đã xây dựng xong và đưa vào hoạt động Nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô Chu Lai – Trường Hải với các dòng xe tải, xe bus.

2007: Đầu tư 650 tỷ đồng mở nhà máy sản xuất và lắp ráp các loại xe du lịch KIA tại khu kinh tế mở Chu Lai, diện tích 30 ha.

Tháng 4/2007, Công ty chuyển từ công ty TNHH sang Công ty Cổ phần, tăng vốn điều lệ lên 680 tỷ đồng.

2008: Bên cạnh việc đầu tư mạnh vào  lĩnh vực kinh doanh địa ốc, phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, Thaco tiến hành mở rộng Cảng Kỳ Hà tại Khu kinh tế mở Chu Lai, Quảng Nam và đầu tư xây dựng Khu đô thị mới tại Tam Phú với tổng vốn đầu tư gần 600 tỷ đồng tại Phường Tam Phú, TP. Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

Cuối năm 2008, Jardine Cycle & Carriage (JC&C) - một trong những công ty phân phối xe hàng đầu Singapore - đã đầu tư 77 triệu USD để mua 20% cổ phần của Thaco. Đến cuối năm 2011, JC&C đã nắm giữ 32% cổ phần của Thaco.

2009: Lợi nhuận đạt mức kỷ lục, với lợi nhuận sau thuế đạt 723 tỷ đồng.

2011: Doanh thu vượt 10.000 tỷ đồng

 
Công ty TNHH Sản xuất & Thương Mại Trân Oanh
do ông Trần Bá Dương nắm 76% và bà Viên Diệu Hoa nắm 24% cổ phần



Doanh thu của Thaco tăng trưởng mạnh trong những năm vừa qua.  Tuy nhiên, lợi nhuận lại đi xuống khi đạt mức đỉnh vào năm 2009.

Năm 2012, Thaco đặt mục tiêu bán ra 31.712 xe với doanh thu 12.337 tỷ đồng.

Trong đó: Xe du lịch 12.712 xe; Xe tải trung cấp:5.880 xe; xe tải cao cấp 11.970 xe, xe bus 1.150 xe, doanh thu 12.337 tỷ đồng. 


Thị phần ô tô Việt Nam năm 2011
(Theo Nhịp cầu đầu tư)
Sản lượng xe bán ra của Trường Hải qua các năm
(Theo Nhịp cầu đầu tư)
 
(Theo VietinbankSC)



Tham khảo:
 
 



duchai

Cùng chuyên mục
XEM