[Hồ sơ] Hồ Hùng Anh- Chủ tịch Techcombank, Phó Chủ tịch Masan Group

28/06/2012 00:00 AM |

Ông Hồ Hùng Anh - người giàu thứ 8 trên sàn chứng khoán - hiện nắm giữ lượng cổ phiếu MSN trị giá hơn 1.600 tỷ đồng.


Họ tên

Hồ Hùng Anh

Năm sinh

08/06/1970 tại Hà Nội | Số CMTND: 023762401

Quê quán

Thừa Thiên Huế

Học vấn

Kỹ sư điện tử

Chức vụ đang nắm giữ

- Phó Chủ tịch CTCP Ma San (Masan Corp – công ty mẹ của Masan Group)

- Phó chủ tịch Tập đoàn Masan (Masan Group – MSN)

- Thành viên HĐQT Masan Consumer

- Chủ tịch HĐQT Techcombank


Lĩnh vực kinh doanh

Ngân hàng - tài chính, Hàng tiêu dùng..

Gia đình

+ Vợ: Nguyễn Thị Thanh Thủy

+ Mẹ: Nguyễn Thị Thanh Tâm

+ Con: Hồ Anh Minh

+ Con: Hồ Thủy Anh

+ Con: Hồ Minh Anh

+ Em trai: Hồ Anh Ngọc

Tài sản

Ông Hồ Hùng Anh cùng gia đình đang sở hữu 10% cổ phần Masan Corp, 2,3% cổ phần Masan Group và 5,53% cổ phần Techcombank

Là người giàu thứ 9 trên TTCK với lượng cổ phiếu MSN trị giá gần 1.600 tỷ đồng.





Ông Hồ Hùng Anh tại lễ phát hành
“Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012” ngày 8/9
(Ảnh: Vneconomy)


Ông Hồ Hùng Anh được biết đến chủ yếu với vai trò là Chủ tịch của ngân hàng Techcombank, đồng thời là một trong những lãnh đạo chủ chốt của Tập đoàn Masan.

Giống như các lãnh đạo khác của Masan, vị doanh nhân này khá kín tiếng, hầu như không xuất hiện trên báo chí.

Mới đây, ông Hồ Hùng Anh đã đảm nhận thêm Chức vụ Chủ tịch của Techcom Securities và Techcom Capital - hai công ty con của Techcombank.

-------------------------------------------------------

- Quá trình công tác

+ Từ 1997-2004: Phó Chủ Tịch CTCP Đầu Tư Masan, Tổng Giám Đốc Công Ty Masan - RUS TRADING tại Cộng Hòa Liên Bang Nga

+ Từ 2004 - 11/2008: Phó Chủ Tịch CTCP Đầu Tư Masan

+ Từ 12/2008- nay: Phó Chủ Tịch CTCP Tập đoàn Masan (tên cũ Công ty cổ phần Đầu tư Masan)

+ Từ 2004 - 2005: Thành viên HĐQT Techcombank

+ Từ 2005 - 8/2006: Phó Chủ tịch HĐQT Techcombank

+ Từ 9/2006 - 4/2008: Phó Chủ tịch thứ nhất HĐQT Techcombank

+ Từ 5/2008 - nay: Chủ tịch HĐQT Techcombank
 
+ Từ tháng 7/2012 đến nay: Chủ tịch Techcom Capital và Chủ tịch Techcom Securities

-------------------------------------------------------------------
 
Top 10 người giàu nhất trên TTCK
 
Trong năm 2011 và 2012, ông Hồ Hùng Anh đã bán ra 6 triệu cổ phiếu MSN (~ 600 tỷ đồng), qua đó đã rơi xuống vị trí thứ 6 xuống thứ 9 trong top những người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.
 
Hiện ông Hùng Anh đang nắm giữ 15,77 triệu cổ phiếu MSN (3% cổ phần Masan Group), có trị giá gần 1.300 tỷ đồng.
 
Ngoài ra, ông cùng vợ là bà Nguyễn Thị Thanh Thủy cũng đang nắm giữ 4,5% cổ phần của Techcombank. Em trai ông Hùng Anh là ông Hồ Anh Ngọc cũng đang nắm giữ hơn 1%

Một số số liệu về Masan Group
 
 

 
Kết quả kinh doanh hợp nhất của Masan Group từ 2008-2011 và nửa đầu năm 2012
 

Các cổ đông chính của Masan Group
(Cập nhật đến ngày 24/8)


Các công ty thành viên của Masan Group
(Click để xem hình lớn)


Một số số liệu về ngân hàng Techcombank
Một số chỉ tiêu tài chính hợp nhất giai đoạn 2007-2011
(Theo báo cáo tài chính của TCB)



Các cổ đông chính của Techcombank


Số liệu cập nhật đến ngày 30/6/2012
Lượng nắm giữ (triệu cp)
Tỷ lệMối quan hệ
Hồ Hùng Anh11,941,36%
Nguyễn Thị Thanh Thủy27,693,15%

Vợ

Hồ Anh Ngọc8,861,01%

Em

Nguyễn Thị Thanh Tâm0,080,01%

Mẹ

Tổng

48,57

5,53%


------------------------------------------------------------------------------------
 
Một số số liệu về Masan Consumer
 
Tại Việt Nam, Masan khởi đầu lĩnh vực thực phẩm vào năm 1996 khi thành lập CTCP Công nghệ - Kỹ nghệ - Thương mại Việt Tiến, chuyên về gia vị.
 
 
Năm 2000, thành lập công ty CTCP Công nghiệp và XNK Minh Việt, chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu.
 
Năm 2002, sản phẩm đầu tiên của Masan được tung ra thị trường: Nước tương Chin-su.
 
Năm 2003, sáp nhập công ty Việt Tiến và công ty Minh Việt, đổi tên thành CTCP Công nghiệp - Thương mại Ma San. Trong năm này tung ra thị trường sản phẩm nước mắm cao cấp Chin-su.
 
Trong năm 2007, công ty giới thiệu một loạt sản phẩm như nước tương Tam Thái Tử, nước mắm Nam Ngư và mì ăn liền Omachi.
 
Năm 2008, CTCP Công nghiệp - Thương mại Masan đổi tên CTCP Thực phẩm Masan (Masan Food).
 
Năm 2011, CTCP Thực phẩm Masan đổi tên thành CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer). Trong năm này, Masan Consumer đã thực hiện phát hành riêng lẻ 10% cổ phần với giá 159 triệu USD cho quỹ đầu tư KKR của Mỹ, qua đó định giá công ty ở mức 1,6 tỷ USD.
 
Cuối năm 2011, Masan Consumer đã bỏ ra hơn 50 triệu USD để mua lại cổ phần chi phối của Vinacafe Biên Hòa. Đây là bước đi đánh dấu sự mở rộng của công ty ra ngoài lĩnh vực thực phẩm.
 

Cơ cấu cổ đông của Masan Consumer tính đến tháng 6/2012
------------------------------------------------------------------------------------------------
 
Một số số liệu về ngân hàng Techcombank
Một số chỉ tiêu tài chính hợp nhất giai đoạn 2007-2011
(Theo báo cáo tài chính của TCB)


Các cổ đông chính của Techcombank

duchai

Cùng chuyên mục
XEM