[Hồ sơ] Đỗ Minh Phú - Ông chủ Doji và ông chủ mới của Tienphong Bank

14/05/2012 10:50 AM |

Với nguồn tiền dồi dào sau khi thoái vốn tại Diana, ông Đỗ Minh Phú và Tập đoàn Doji đã tiến hành đầu tư vào Tienphong Bank và mua lại công ty Artex Sài Gòn.

 --- Cập nhật lần cuối ngày 2/5/2013 ----

Họ tên

Đỗ Minh Phú

Năm sinh

11/09/1952 (61 tuổi)

 

Nơi sinh

Minh Phú, Yên Bình, Yên Bái

Quê quán

Chu Minh, Ba Vì, Hà Nội

Học vấn

Tốt nghiệp ĐH Bách Khoa Hà Nội

Chức vụ đang nắm giữ

 
+ Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI
+ Chủ tịch HĐQT Tienphong Bank
+ Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vàng bạc đá quý SJC Hà Nội
+ Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vàng bạc đá quý SJC Đà Nẵng
+ Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đá quý & Vàng bạc Yên Bái
+ Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Du lịch Hà An
+ Chủ tịch HĐQT CTCP XNK Thủ công mỹ nghệ Sài Gòn (Artex Saigon)
- Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam
- Đại sứ của Hiệp hội Đá quý quốc tế tại Việt Nam
- Phó Chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Hoa Kỳ

Lĩnh vực kinh doanh

Ngân hàng – tài chính, Vàng bạc đá quý, Hàng tiêu dùng, Nhà hàng




Tài sản

Ông Phú và 2 con sở hữu 100% cổ phần Doji Group

Tienphong Bank, Diana

 

 
 
 
 
Ông Đỗ Minh Phú được biết đến chủ yếu với vài trò là Chủ tịch của Doji Group - một doanh nghiệp lớn chuyên về kinh doanh vàng bạc đá quý và chủ tịch của  Diana Việt Nam. 
 
Năm 2011, các cổ đông của Diana Việt Nam đã bán lại 95% cổ phần cho Unicharm của Nhật Bản, thu về khoảng hơn 180 triệu USD.
 
Sau đó, ông Phú đã tham gia vào lĩnh vực ngân hàng với việc mua lại 20% cổ phần của Ngân hàng Tiên Phong. Tại đại hội cổ đông thương niên năm 2012, ông Phú đã được bầu làm chủ tịch ngân hàng này; em trai ông Phú là ông Đỗ Anh Tú - TGĐ Diana Việt Nam - cũng được bầu làm Phó Chủ tịch.

Quá trình công tác:

1992 - 1994  Tổng Giám đốc Công ty liên doanh Đá quý VIGEMTEC

1994 - 2007  Tổng Giám đốc Công ty TNHH Phát triển Công nghệ và Thương mại TTD

2007 - nay  Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc  Đá quý DOJI
 
--------------------------------------------------------------------------------------------

Cơ duyên đến với đá quý

Ông được cử đi học ở Liên Xô nhưng vì nhầm lẫn, giấy gọi nhập học thiếu tên Đỗ Minh Phú. Để bù đắp sau sai sót này, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Tạ Quang Bửu viết giấy cho phép chọn bất cứ khoa nào của Đại học Bách Khoa và ông chọn nơi cao điểm nhất - ngành vô tuyến điện tử ở ĐH Bách Khoa.

Không đeo nhẫn hay trang sức trên người
 
"Khi tôi đeo thứ gì đó trên người tôi lại thấy vướng víu. Hơn nữa, một khi mình là một ông chủ làm chuyên về đá quý, thì đương nhiên sẽ có thứ rất độc đáo.
 
Nhưng nếu mình đeo thứ độc đáo đó, thì sau này lại có thể tìm thấy thứ độc đáo khác, thì mình sẽ giải quyết ra sao?
 
Và nếu mình đeo cái đó, có thể sau này lại phát hiện ra những viên đá quý khác đẹp không kém, mà ngón tay thì chỉ có 10 ngón, không lẽ lại đeo hết cả!"

Đến khi đi làm, ông theo đuổi ngành khoa học máy tính. Khả năng chuyên môn lại giỏi tiếng Anh, ông được Viện nghiên cứu cử làm giám đốc một công ty nước ngoài về đá quý, và sau đó là công ty liên doanh cùng lĩnh vực.

Năm1994, ông bỏ chức Giám đốc công ty liên doanh lương 300 đôla Mỹ, để thành lập doanh nghiệp riêng chuyên về đá quý.

Năm 2007, ông xây dựng trung tâm thương mại đầu tiên chuyên về vàng bạc đá quý, DOJI Plaza tại Hà Nội.

Trong hai năm 2007 và 2008, đổi tên DOJI, tái cấu trúc và phân chia làm 6 công ty thành viên, thâu tóm những công ty như SJC Hà Nội, SJC Đà Nẵng, Công ty CP Đá quý và vàng Yên Bái. Doanh thu của tập đoàn từ 60 tỷ (2006) lên 30.000 tỷ đồng (2011).

Ông Phú cho biết: “Chiến lược lâu dài của DOJI không phải là kinh doanh vàng miếng, mà là phát triển kinh doanh hàng trang sức”.

Sản xuất băng vệ sinh

Cuối 1996, em trai ông Phú là ông Đỗ Anh Tú khi đó là nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Tiệp Khắc, có ý định đầu tư kinh doanh vào Việt Nam. Sau khi tìm hiểu thì thấy rằng mặt hàng băng vệ sinh có nhiều triển vọng khi chỉ mới có một công ty duy nhất đó là Softina của Xí nghiệp Dược phẩm Hà Nội, liên doanh với công ty TN Trade của Thái Lan.

Năm 1997, họ thành lập Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển kỹ thuật Việt Ý, nay đổi tên thành Công ty Cổ phần Diana chuyên sản xuất các sản phẩm khăn tã giấy, băng vệ sinh, giấy Tisue. Tổng số tiền đầu tư là 600.000 USD (tỷ giá khi đó 11.000 đồng/USD).

Năm 1997, doanh thu của Diana đạt khoảng 5 tỷ đồng, 2008 tăng lên gấp khoảng 3 lần, 2010 doanh thu đạt 1.020 tỷ đồng.
 
Câu khách đến trung tâm thương mại từ kinh doanh nhà hàng
 
Chuyện kinh doanh nhà hàng buffet được ông Phú tính đến do nhận ra có thể tận dụng mặt bằng rộng của Ruby Plaza và vị trí tại tầng cao nhất, không tốn kém chi phí thuê, đồng thời marketing hiệu quả cho các gian hàng vàng bạc đá quý bên dưới. 
 
Chi phí marketing ban đầu được tập trung đầu tư cho kinh doanh 3 nhà hàng này và đến hiện nay đã trở nên rất nổi tiếng. Triết lý kinh doanh ở đây rất đơn giản: mỗi ngày đón 1.200 người đến ăn, 1 tháng sẽ có 36.000 người và một năm sẽ có nửa triệu lượt khách đến. Liệu có cách marketing nào tốt hơn có khả năng đưa từng ấy khách hàng đến thăm viếng trung tâm thương mại kinh doanh vàng bạc, đá quý?

Thương vụ Unicharm-Diana

Năm 2011, Tập đoàn hàng gia dụng Nhật Bản Unicharm đã công bố mua lại 95% cổ phần của CTCP Diana. Giá trị của thương vụ không được công bố. Theo nhiều nguồn tin thì thương vụ này có giá trị nằm trong khoảng từ khoảng 180-200 triệu USD.
 
Giải thích về nguyên nhân bán lại Diana, ông Phú cho biết: "Diana đã trải qua quá trình hình thành và phát triển đỉnh cao của mình. Ở Việt Nam hiện nay, nhãn hiệu băng vệ sinh Diana và tã giấy trẻ em Bobby, Tã cho người già Carin.. đều là những nhãn hiệu mạnh chiếm giữ vị trí số 1 hoặc số 2 trên thị trường về thị phần tính theo số lượng sản phẩm tiêu thụ. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm hàng tiêu dùng một khi đã đến giai đoạn phát triển đỉnh cao, thị trường bị bão hòa thì cần phải có một giai đoạn chuyển tiếp mang tính chất đột phá ra thị trường khu vực và thế giới. Diana cũng không là trường hợp ngoại lệ. 
 
Unicharm là một tập đoàn đa quốc gia hoạt động rộng khắp thế giới lại cùng lĩnh vực kinh doanh mà Diana đang hoạt động kinh doanh nên sự hợp tác này sẽ như một “cánh tay nối dài” giúp Diana có thêm sức mạnh để phát triển sản phẩm".
 
Đầu tư vào Tienphong Bank

Câu hỏi được đặt ra là gia đình họ Đỗ sẽ làm gì với lượng tiền khổng lồ sau khi thoái vốn tại Diana?

Và bước đi đầu tiên là Tập đoàn Doji và những người có liên quan đã thông báo mua lại 20% cổ phần của Tienphong Bank.

Ông Đỗ Minh Phú – đại diện Doji nắm 8% cổ phần và ông Đỗ Anh Tú – cổ đông nắm 5% đã được bầu vào Hội đồng quản trị của Tienphong Bank. Hai người lần lượt giữ chức vụ Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐQT.
 
Ông Phú cho biết, ông từng có ý định thành lập ngân hàng từ cách đây 7 năm nhưng chưa được cấp phép.
 
Trong chiến lược lâu dài, Ngân hàng Tiên Phong có thể được xem là cổng tài chính cho các công ty thuộc Doji. Đơn cử, Tiên Phong đang lên kế hoạch tiếp nhận khoảng 21.000 tỉ đồng từ một đối tác Nhật để tài trợ cho dự án Khu Công nghiệp Hỗ trợ Nam Hà Nội (Hanssip) của Công ty Đầu tư Phát triển N&G, 1 trong 6 công ty liên kết của Tập đoàn. Ngược lại, Doji cũng đưa hoạt động kinh doanh vàng bạc vào Ngân hàng Tiên Phong.
 
Đầu năm 2012, Tập đoàn Doji cũng thông báo đã mua lại và nắm giữ 65% cổ phần của CTCP Xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Sài Gòn (Artex Saigon). Ông Đỗ Minh Phú đã được bầu làm Chủ tịch HĐQT của công ty.
 
Artex Saigon là công ty chuyên về xuất nhập khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ; đồng thời công ty này cũng sở hữu nhiều tòa nhà văn phòng có vị trí đắc địa.
 
Ông Đỗ Minh Phú và ông Đỗ Anh Tú
lần lượt giữ chức Chủ tịch và Phó Chủ tịch Tienphong Bank
 
-------------------------------------------------------------------------------------------------
 
Gia đình: 3 đời có truyền thống kinh doanh

Gia đình ông Đỗ Minh Phú là một điển hình kiểu mẫu của một đại gia đình 3 đời làm kinh doanh và đều là những nhân vật nổi tiếng trong giới doanh nhân Việt Nam. 

Thế hệ thứ nhất: 

Bố ông Đỗ Minh Phú là cụ Đỗ Thế Sử (sinh năm 1923), là một trong những sáng lập viên Công ty tiền thân của Tập đoàn DOJI. Năm 38 tuổi, cụ đang là Tổng biên tập báo Sơn Tây thì xin nghỉ để làm kinh doanh. Năm 73 tuổi, cụ Sử lập Công ty TNHH Phát triển Xuất nhập khẩu May mặc – GAMEXCO. Hiện nay, ở độ tuổi 90, cụ vẫn trực tiếp điều hành, xuất khẩu sản phẩm may mặc sang Đông Ấu, với trên 300 lao động.

Thế hệ thứ hai: 

Cụ Đỗ Thế Sử có 11 người con là giáo sư, tiến sĩ, thầy thuốc nhân dân, doanh nhân.

Ông Đỗ Minh Phú là con thứ ba trong gia đình họ Đỗ. 

Anh cả là Đại tá, Kĩ sư Đỗ Thái Tùng, đã nghỉ hưu nhưng vẫn đang làm việc cho một công ty lớn ở Hà Nội. 

Anh thứ hai là Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Đỗ Tất Cường, cựu Phó Giám đốc Bệnh viện 103 (Học viện Quân y), hiện nay là Giám đốc Chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế 5 sao Vinmec (thuộc Tập đoàn Vingroup).

Anh Đỗ anh Tú là em trai thứ 6 hiện là TGĐ Diana, Phó chủ tịch HĐQT của Tiên phong Bank…

Những người em trai và em gái của ông cũng đều nắm giữ những chức vụ trọng trách ở các cơ quan, doanh nghiệp lớn: Ông Đỗ Quốc Bình (Em trai) - Chủ tịch Hiệp hội Tắc-xi Hà Nội; Ông Đỗ Anh Tuấn (Em trai) - Tổng Giám đốc Công ty Xây dựng Lò hơi và các thiết bị nhiệt; Ông Đỗ Anh Tú (Em trai) - Tổng Giám đốc Công ty Dianna, thành viên HĐQT TienphongBank; Ông Đỗ Khôi Nguyên (Em trai) - Tiến sĩ Luật, luật sư thuộc ngành sở hữu trí tuệ ở Mỹ;  Đỗ Xuân Mai (Em gái) - Điều hành công ty Green Global; Đỗ Kim Dung (Em gái) - Giám đốc Công ty sản xuất ống nhựa cho các Công ty sữa...

Thế hệ thứ ba: 

Cụ Đỗ Thế Sử có 34 cháu đều tốt nghiệp đại học (hầu hết đều học ở nước ngoài).

Ông Đỗ Minh Phú có hai người con là Đỗ Vũ Phương Anh và Đỗ Minh Đức.

Ông Phú và 2 người con

Đỗ Vũ Phương Anh (sinh năm 1980) hiện là Ủy viên Hội đồng quản trị, Phó Tổng giám đốc Phụ trách Khối Hành chính – Nhân sự, Khối Marketing kiêm Tổng kiểm soát của Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI. Cô tốt nghiệp trường Đại học Tổng hợp Hawaii, Hoa Kỳ với học vị Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh cao cấp. 

Ngoài công tác ở Tập đoàn DOJI, chị còn nắm giữ vị trí Ủy viên Hội đồng quản trị Công ty CP Vàng bạc đá quý SJC Hà Nội, Phó Tổng giám đốc phụ trách khối Hành chính – Nhân sự Công ty CP Diana và Giảng viên Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đỗ Minh Đức (sinh năm 1983) hiện đang là Ủy viên Hội đồng quản trị, Phó Tổng giám đốc phụ trách khối Kinh doanh Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI. Anh tốt nghiệp Đại học Westminster, Vương quốc Anh, học vị Thạc sĩ Marketing và chứng nhận Chuyên gia đá quý tại GIA (Gemology Institute of America).
 
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Tập đoàn Doji

Tiền thân của Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji là Công ty Phát triển Công nghệ và Thương mại TTD trong lĩnh vực Vàng bạc Đá quý, trải dài từ các hoạt động Khai thác Mỏ, Chế tác cắt mài Đá quý, Sản xuất hàng Trang sức, Kinh doanh Vàng miếng, Xuất nhập khẩu Vàng, Xây dựng hệ thống chuỗi các Trung tâm và cửa hàng trang sức cao cấp trên khắp cả nước; Đầu tư kinh doanh Dịch vụ, Bất động sản.

Theo giải thích của ông Phú, DOJI là viết tắt tiếng Anh của cụm từ: Development Of Jewelry and Investment (Tập đoàn DOJI tập trung phát triển về trang sức và đầu tư).

Chữ "DO" trong DOJI cùng mang nghĩa về dòng họ Đỗ của ông.

Đến nay,  Hệ thống DOJI gồm 7 Công ty thành viên hoạt động theo mô hình công ty Mẹ - Con
 
- Công ty CP Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji
- Công ty CP Vàng bạc Đá quý SJC Hà Nội
- Công ty CP Vàng bạc Đá quý SJC Đà Nẵng
- Công ty CP Đá quý & Vàng Yên Bái
- Công ty TNHH Đầu tư thương mại DOJI
- Công ty CP Đầu tư Du lịch Hà An
- Công ty CP Artex Sài Gòn
 
6 Công ty liên kết góp vốn
 
- Công ty CP Diana
- Công ty CP Kinh doanh và & Đầu tư Vàng Việt Nam VGB
- Công ty Đầu tư Kinh doanh Vàng Vietnam Gold
- Công ty Đầu tư & Khoáng sản Yên Bái
- Ngân hàng TMCP Tiên Phong
- Công ty đầu tư khu công nghiệp N&G
 
cùng 6 Chi nhánh (Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh; Chi nhánh Đà Nẵng; Trung tâm Ngọc học và Giám định Vàng bạc Đá quý DOJILAB; Chi nhánh Hải Phòng; Chi nhánh Thái Nguyên; Chi nhánh Phú Thọ).

 
Doanh thu của Tập đoàn Doji qua các năm
Nguồn: Website Doji
 
 
Doanh thu của Doji tăng trưởng mạnh kể từ năm 2007 khi mua lại 2 công ty vàng bạc, đá quý của SJC là SJC Hà Nội và SJC Đà Nẵng và biến chúng trở thành công ty con của Doji, cũng như đầu tư liên kết với các công ty khai thác khoáng sản.
 
Những động thái này giúp ông Phú nhanh chóng giành lấy vị trí dẫn đầu thị trường phân phối vàng miếng và đá quý ở miền Bắc và miền Trung, trên cả 2 kênh bán sỉ và bán lẻ (hơn 100 đại lý lớn). Trước đó, năm 2006, doanh thu của Doji chỉ khoảng 60 tỉ đồng.

Vàng miếng là lĩnh vực kinh doanh truyền thống, cốt lõi, mang lại gần 90% doanh thu cho Doji ở cả 2 thị trường nội địa lẫn xuất khẩu. Tuy nhiên, chính nó cũng đặt ra nhiều thách thức tăng trưởng cho ông Phú. Trước hết, như ông chia sẻ, vàng miếng có thể mang lại doanh thu cao nhưng lợi nhuận biên rất thấp. “Tôi bán ra một lượng vàng 40 triệu đồng thì chỉ lời 40 ngàn đồng”, ông nói (tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 0,1%).

Bên cạnh đó, vàng miếng cũng bị tác động mạnh bởi tính mùa vụ và các chính sách kinh tế. Ông Phú chia sẻ: “Tháng 4 đến tháng 7 không phải thời điểm thuận lợi để kinh doanh vàng miếng, nên phải nghĩ đến những loại hình kinh doanh khác để đảm bảo doanh thu. Ngoài ra, vàng miếng thường lên giá khi kinh tế biến động, nhưng đến khi kinh tế ổn định vàng không còn quá hấp dẫn”.

Trong khi đó, kinh doanh trang sức lại có thể đạt lợi nhuận biên khoảng 15%, nên được các công ty kinh doanh vàng bạc, đá quý trên thế giới lựa chọn như một chiến lược ưu tiên. Vì thế, từ nền tảng sản xuất vàng miếng, ông Phú đã mở rộng sang kinh doanh trang sức, tận dụng kênh phân phối sẵn có và mở thêm 2 trung tâm thương mại ở Hà Nội (Ruby Plaza) và TP.HCM (161 Hàm Nghi).

Tại Ruby Plaza, bên cạnh mặt bằng bán lẻ trang sức, ông Phú cũng mở các nhà hàng và spa, cho thuê văn phòng nhằm tăng doanh thu, đồng thời cũng là cách tiếp thị mang nguồn khách đến mua trang sức.
 
Các công ty trong tập đoàn
 
Click vào hình để xem hình lớn 
 

duchai

Cùng chuyên mục
XEM