Dương Công Minh - Ông chủ Him Lam, LienViet PostBank

02/05/2012 07:53 AM |

Từ chuyện đi buôn xoài bị thua lỗ, ông chủ của Him Lam đã tình cờ bước vào lĩnh vực bất động sản.

Ông Dương Công Minh được biết đến với vai trò là ông chủ của CTCP Him Lam - một công ty bất động lớn tại Việt Nam và Chủ tịch của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt.

Ông là con người khá bí hiểm, hầu như không xuất hiện trước báo chí.

Trong một lần hiếm hoi trò chuyện về cuộc đời vào cuối năm 2010 với FLI Club, vị doanh nhân này đã bật mí một số thông tin về bản thân: “Tôi là người giàu, tuy nhiên đã biết cách làm giàu thì cũng cần biết cách khiêm tốn, tránh khoe khoang. Nhà cửa của tôi ở đàng hoàng, nhưng hiếm người biết nhà tôi như thế nào. Tránh để người ta có những nhìn nhận không cần thiết.

Bây giờ tôi có biệt danh Minh Him Lam. Ngày trước tôi có biệt danh Minh Xoài”.

Họ tên:

Dương Công Minh

Năm sinh:

10/5/1961

Quê quán:

Huyện Quế Võ – Bắc Ninh

Học vấn:

Cử nhân chuyên ngành Vật giá năm 1984 Đại học Kinh tế kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế quốc dân)

 

Chức vụ đang nắm giữ: + Chủ tịch HĐQT CTCP Him Lam
+ Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt
+ Chủ tịch HĐQT CTCP Liên Việt Holdings

Gia đình:

Em: Dương Thị Liêm

Tài sản:

Cổ phần tại Him Lam, Ngân hàng Liên Việt

 

 
-------------------------------------------------------------------------------------------------
 

Quá trình công tác:

1984 - 1993: Sỹ quan công ty Xuất nhập khẩu – Bộ Quốc Phòng; cán bộ công ty XNK Cà phê trực thuộc bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.

1994 – 1997: Giám đốc Xí nghiệp xây dựng – công ty Thanh Bình – Bộ Quốc Phòng.

Câu chuyện thời buôn xoài

Ông Minh chia sẻ về cơ duyên đến với bất động sản: “Ngày trước, tôi làm xuất nhập khẩu trái cây qua Trung Quốc, tôi xuất khẩu xoài. Bạn tôi muốn làm chung thì tôi đồng ý chia sẻ với cam kết lời cùng chia nhưng lỗ tôi chịu. Vì giữ lời hứa này mà sau một lần kinh doanh mà bạn tôi tự quyết thì tôi phải gánh lỗ khá nhiều nên quyết định bán nhà đang ở (1000m2 trên đường Cộng Hoà) để trả nợ cho người bạn.

Khi bán nhà tôi bị dịch vụ chém đau. Nhà tôi nếu bán là 350 triệu nhưng hợp thức hóa giấy tờ mất 50 triệu. 50 triệu nhiều quá, tôi tự đi làm, tổng cộng hết 3 triệu. Hệ thống quản lý xã hội của mình rất là không ổn. Những cái dịch vụ công đáng lẽ nhà nước phải làm thì lại chuyển thành dịch vụ công, mà chuyển thành dịch vụ công thì bị còn chặt chém.

Tôi đã lập ra công ty hợp thức hóa nhà đất với giá 20 triệu (giảm 60%). Lợi nhuận 300% sau khi chi các loại chi phí.

Trong cái rủi có cái may. Nhưng cần phải có kiến thức làm các loại giấy tờ để hợp thức hóa căn nhà. Nhờ Đại học có học về giá và bản vẽ nên hỗ trợ cho công việc.

Lúc đầu mất 10 tháng trời đọc bản vẽ và đào tạo lại cho kỹ sư trẻ mới về cùng làm việc. Sau đó ông đi làm dự án và xây dựng nhà. Đến nay ông là người xây nhà nhiều nhất Việt Nam.

Đoạn đường lập nghiệp rất khó khăn gian khổ. Phải trải qua nhiều giai đoạn vô cùng khó khăn. Nhưng hiện nay tự hào Him Lam giàu nhất”.
 
-------------------------------------------------------------------------------------------------

Nắm 99% cổ phần của Him Lam

"Tôi biết nhiều người giàu có hơn mình, ví dụ như anh Minh (chỉ ông Dương Công Minh - PV) giàu có hơn nhiều. Nếu công ty anh ấy niêm yết, chắc khó có người nào vượt qua".
 
Phát biểu của ông Đặng Thành Tâm vào tháng 1/2010

Ông Minh cho biết Him Lam là một tay ông làm nên, từ tiền túi vay nặng lãi, từ cái đầu của ông, từ tính cách của ông. Mỗi sản phẩm Him Lam - từng căn nhà chung cư - là do chính tay ông xem bản vẽ, thi công. Chính vì vậy mà giá trị cốt lõi của Him Lam chính là Dương Công Minh.

“Khi tôi thiết kế, xây dựng một căn nhà.. nó phải đạt một chuẩn mực mà tôi luôn đặt ra cho mọi sản phẩm của mình, đó là "Căn nhà đó tôi có thể sống trong đó mà vẫn thoải mái" - cho dù bây giờ tôi đang ở một căn nhà - không thể tốt hơn, thì khi tôi vào sống trong bất cứ căn hộ chung cư hay căn nhà nào của Him Lam xây, tôi đều thấy thoải mái”.

CTCP Him Lam có vốn điều lệ 6.500 tỷ đồng, mà theo như lời kể của mình thì ông Minh nắm tới 99%.

Him Lam không phải là công ty gia đình trị mà là độc trị. Chỉ mình Dương Công Minh là người quyết định thôi: “Người đứng đầu của Him Lam sau này sẽ là con trai tôi! Trong 10 người cao nhất của Him Lam chỉ có 3 người trong gia đình tôi. Nhưng Chủ của Him Lam sau này chỉ có thể là con trai tôi”.

Khi ông Minh phát biểu câu này vào cuối năm 2010, con trai ông mới có 3 tuổi rưỡi.

 
Him Lam là cổ đông sáng lập và cổ đông chính của LienVietPostBank
 
Khi được hỏi về thất bại lớn nhất trong cuộc đời, ông Minh đã khẳng định: "Cuộc đời tôi không có thất bại. Tôi chỉ toàn thấy thành công may mắn trong cuộc đời. Việc tôi thua lỗ khi đi buôn xoài, bán nhà cửa và vay tiền nặng lãi để kinh doanh, tôi không xem đó là THẤT BẠI mà là MAY MẮN. Nếu không có sự việc đó, thì không thể có Minh Him Lam ngày hôm nay".
 
-------------------------------------------------------------------------------------------------

Him Lam Group

CTCP Him Lam có trụ sở chính tại 234 Ngô Tất Tố - Phường 22 - Quận Bình Thạnh - Thành phố Hồ Chí Minh. Website: www.himlam.com

Công ty được thành lập năm 1994, Vốn điều lệ tính đến năm 2010 là 6.500 tỷ đồng; công ty hoạt động chính trong 3 lĩnh vực: Bất động sản, tài chính và phát triển nguồn nhân lực. Trong đó mỗi lĩnh vực sẽ đi theo thương hiệu riêng chứ không cùng nhau.

Các dự án chính của công ty có khu đô thị Him Lam – Tân Hưng (Quận 7, Tp.HCM), khu căn hộ Him Lam Riverside, khu căn hộ Him Lam Nam Khánh…

Ban lãnh đạo của Him Lam
Hội đồng quản trị
  • Dương Công Minh - Chủ tịch
  • Trần Văn Tĩnh - Phó Chủ tịch
  • Dương Thị Liêm - Thành viên
Ban Điều hành
  • Trần Văn Tĩnh - Tổng Giám đốc
  • Lê Phương Thanh - Phó Tổng Giám đốc
  • Dương Công Hùng - Phó Tổng Giám đốc
  • Nguyễn Ngọc Thủy - Phó Tổng Giám đốc
  • Dương Công Thuyên - Phó Tổng Giám đốc
  • Trần Công Lâm - Phó Tổng Giám đốc
  • Trần Lương Dũng - Phó Tổng Giám đốc
--------------------------------------------------------------------------

LienViet PostBank
 
Ngân hàng Liên Việt được thành lập năm 2008 với các cổ đông sáng lập chính là Him Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco).
 
Mặc dù là mới đi hoạt động nhưng quy mô của ngân hàng này đã tăng trưởng rất nhanh. Đến cuối năm 2011, tổng tài sản đạt hơn 56 nghìn tỷ đồng, gấp gần 8 lần so với cuối năm 2008.
 
Trong năm 2011, ngân hàng này đã đổi tên từ Liên Việt thành Bưu điện Liên Việt (Lienviet Postbank) sau khi nhận góp vốn từ VNPost (VNPost góp vốn bằng tiền mặt và giá trị của Công ty Dịch vụ tiết kiệm bưu điện từ VN Post.
Lợi nhuận trước thuế, vốn chủ sở hữu và tổng tài sản
của Lienviet Postbank trong giai đoạn 2008-2011 và 9 tháng 2012
(Đơn vị: tỷ đồng)

Một số cổ đông chính của Liên Việt tính đến 30/6/2012

Mối liên hệ giữa LPB và một số công ty liên quan đến Him Lam.
 
Him Lam Corporation và các đơn vị thành viên
 

--------------------------------------------------
Cập nhật lần cuối ngày 28/11/2012

duchai

Cùng chuyên mục
XEM