Cơ nghiệp của Nữ hoàng mía đường Huỳnh Bích Ngọc

20/10/2012 03:38 AM |

Nữ doanh này từng chia sẻ: Dù thành đạt đến đâu, ở vị trí nào trong xã hội, nhưng trong gia đình người vợ vẫn phải “thấp” hơn chồng một bậc.

Không xuất hiện trong top những người giàu nhất sàn chứng khoán, tuy nhiên, bà Huỳnh Bích Ngọc lại là một nữ doanh nhân rất quyền lực, có trong tay rất nhiều doanh nghiệp lớn ngành mía đường.
 
Gia đình bà Ngọc cũng là một gia đình nổi tiếng trong giới kinh doanh: chồng là ông Đặng Văn Thành - chủ tịch Sacombank, con trai cả Đặng Hồng Anh là Chủ tịch Sacomreal, con gái Đặng Huỳnh Ức My đang theo nghiệp mẹ trong ngành mía đường.
 
Đến tháng 7/2012, bà Huỳnh Bích Ngọc đã từ nhiệm chức danh Chủ tịch CTCP Sản xuất - Thương mại Thành Thành Công (nay là CTCP Đầu tư Thành Thành Công) và hiện không còn nắm giữ chức vụ nào tại Thành Thành Công.
 
Bà Ngọc cũng đã từ nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT của Đường Biên Hòa từ tháng 10/2012 và Thành viên HĐQT của Bourbon Tây Ninh kể từ ngày 1/11/2012.
 
Họ tên
Huỳnh Bích Ngọc
Năm sinh
2/7/1962 (50 tuổi)
Quê quán
 
Học vấn
 
Chức vụ
Phó Chủ tịch HĐQT Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal)
Gia đình
Cha: Huỳnh Kiên Xương
Mẹ: Châu Thị Vân
Em: Huỳnh Văn Ngà
Chồng: Đặng Văn Thành - Chủ tịch HĐQT Sacombank
Con: Đặng Hồng Anh - Chủ tịch HĐQT Sacomreal
Con: Đặng Huỳnh Ức My - Chủ tịch HĐQT Bourbon Tây Ninh
Con: Đặng Huỳnh Anh Tuấn
Con: Đặng Huỳnh Thái Sơn
Tài sản
2,25% cổ phần Đường Biên Hòa (~ 676 nghìn cổ phiếu BHS)
1,17% cổ phần Bourbon Tây Ninh (~1,5 triệu cổ phiếu SBT)
Cổ phần tại Thành Thành Công...

Trong một lần trả lời phỏng vấn báo Doanh nhân Sài Gòn, bà Ngọc chia sẻ: "Có thể nói, cơ duyên đến với nghề đường của vợ chồng tôi đơn giản là vì mưu sinh.

Tôi cũng là người luôn đi đầu trong việc áp dụng những cách làm mới, hướng đi mới để nâng cao năng lực không chỉ cho nhà máy của tôi mà cho cả ngành đường. Vì vậy, nhiều người còn nói đùa “trong máu của tôi cũng có đường”.

Lúc đó kinh doanh mật rỉ đường là nghề của dì anh Thành (ông Đặng Văn Thành - Chủ tịch HĐQT Sacombank), thế là chúng tôi thành lập cơ sở Thành Công sản xuất kinh doanh cồn, CO2 và mật rỉ đường dùng trong sản xuất bột ngọt, cồn, men thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc...

Thời gian đầu, cơ sở Thành Công do một mình chồng tôi quản lý, tôi chỉ làm thủ quỹ và nội trợ. Năm 1991, khi anh ấy quyết định chuyển sang lĩnh vực mới là ngân hàng, tôi mới thay anh quản lý tiếp và sau đó là sự ra đời của Thành Thành Công".
 
Tiền thân của Thành Thành Công hiện nay là cơ sở kinh doanh cồn được thành lập vào năm 1979. Tại thời điểm bấy giờ, Thành Thành Công được xem là một trong hai cơ sở kinh doanh Cồn có quy mô lớn nhất ở TP.HCM.
 
Năm 1999, nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh, Công ty TNHH SX-TM Thành Thành Công được thành lập trên cơ sở phát triển của Cơ sở Cồn Thành Công. Trong giai đoạn này, Thành Thành Công ưu tiên phát triển hệ thống phân phối trải rộng cả nước, đặc biệt tại các thị trường trọng điểm như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tiền Giang, Bến Tre, Tây Ninh,
 
Đến ngày 28/7/2007, Công ty Thành Thành Công đã chuyển sang hoạt động ở mô hình mới - mô hình công ty cổ phần với tên gọi là Công ty cổ phần SX – TM Thành Thành Công.
 
Hiện Thành Thành Công đã đổi tên thành CTCP Đầu tư Thành Thành Công, với vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng. 
 
Ban đầu, Thành Thành Công chủ yếu làm phân phối. Với tiềm lực tài chính của mình và quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, công ty đã tiến hành đầu tư vào nhiều doanh nghiệp sản xuất mía đường khác.
 
Bên cạnh lĩnh vực mía đường, Thành Thành Công còn đầu tư vào Dịch vụ Du lịch, Bất động sản và Đầu tư tài chính, hình thành một tập đoàn đa ngành nghề.
 
* Các Công ty thành viên/Công ty liên kết của Thành Thành Công

1. Công ty Cổ phần Bourbon Tây Ninh
2. Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa
3.  Công ty Cổ phần Đường Ninh Hòa 
4.  Công ty Cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai
5.  Công ty Cổ phần Thương mại Thành Thành Công
6.  Công ty Cổ phần Thành Ngọc
7.  Công ty Cổ phần Du lịch Bình Thuận
8.  Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal)
9.  Công ty Cổ phần Đầu tư - Kiến trúc - Xây dựng Toàn Thịnh Phát
10. Công ty Cổ phần Kho vận Thiên Sơn
11. Công ty Cổ phần Khai thác – Quản lý khu công nghiệp Đặng Huỳnh
12. Công ty Cổ phần Giao dịch hàng hóa Sơn Tín
13.  Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (GEC)
14.  Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex)

------------------------------------------------------------------------
 
"Thâu tóm" các doanh nghiệp mía đường
 
Trong vài năm trở lại đây, vị thế của bà Huỳnh Bích Ngọc cũng như Thành Thành Công trong ngành mía đường đã tăng lên đáng kể thông qua việc đầu tư vào một loạt các doanh nghiệp mía đường lớn nhỏ.
 
Những doanh nghiệp mía đường mà tổ hợp Thành Thành Công nắm quyền chi phối hoặc có ảnh hướng lớn gồm có Bourbon Tây Ninh (SBT), Đường Ninh Hòa (NHS), Đường Biên Hòa (BHS), Mía đường Nhiệt điện Gia Lai (SEC), Mía đường 333 (S33), Mía đường Phan Rang, La Ngà...
 
Thương vụ lớn nhất của Thành Thành Công là đã mua lại cổ phần chi phối của Bourbon Tây Ninh khi Tập đoàn Bourbon (Pháp) quyết định thoái toàn bộ vốn tại công ty này.
 
Bourbon Tây Ninh là một trong những doanh nghiệp lớn nhất ngành.
 
Đầu tháng 7/2012, tại buổi họp báo do Bộ Công Thương tổ chức, báo chí đã đặt vấn đề về việc có hay không việc Thành Thành Công (đang chiếm 40% thị trường đường Việt Nam) đang lũng đoạn thị trường đường?
 
Đại diện Bộ Công Thương khi đó cho biết: Hiện nay Bộ này chưa nhận được bất kỳ thông tin phản ánh nào từ phía Bộ Nông nghiệp cũng như Hiệp hội Mía đường, tuy nhiên Bộ sẽ theo dõi và tiến hành kiểm tra để xác minh tình hình cụ thể. 
 
 
Mối quan hệ giữa một số công ty thuộc hệ thống Thành Thành Công:
 

Nguồn: CafeBiz Data (cập nhật ngày 21/11/2012)
 
Kết quả kinh doanh năm 2011 của một số công ty liên quan đến Thành Thành Công
 
------------------------------------------------------------------------
 
Gia đình hạnh phúc
 
Theo bà Ngọc, điều hạnh phúc và may mắn nhất đối với bà không phải là giàu có, địa vị, mà là một gia đình rất hạnh phúc, con cái ngoan ngoãn, hiếu thảo và thành đạt.
 
Bà Ngọc chia sẻ: Hồi trước, khi hai cháu Hồng Anh và Ức My chưa trưởng thành, tôi bị khá nhiều áp lực vì anh Thành rất coi trọng việc học hành của các con, anh nói: “Mình thành công bao nhiêu mà con cái không học hành đến nơi đến chốn thì chẳng có ý nghĩa gì”.
 
Và anh giao trách nhiệm này cho tôi, thậm chí bảo tôi nếu không cáng đáng nổi thì không nên làm kinh doanh nữa.

Mặc dù công việc của anh còn nhiều trăn trở hơn tôi vì là Chủ tịch HĐQT Sacombank, nhưng anh lại là người giữ lửa trong nhà. Trưa nào anh cũng về trước rồi điện thoại nhắc tôi và các con ngưng công việc về nhà ăn cơm.

Nguyên tắc của anh là làm gì cũng phải duy trì bữa cơm gia đình, nhất là buổi trưa, vợ chồng con cái phải tụ họp ăn cùng nhau. Vào ngày cuối tuần, tôi trổ tài nấu bếp và cả ông bà, con cháu cùng sum họp.
 
Cả gia đình bà Ngọc đều là những doanh nhân thành đạt trên thương trường
 
Tôi quan niệm, dù thành đạt đến đâu, ở vị trí nào trong xã hội, nhưng trong gia đình người vợ vẫn phải “thấp” hơn chồng một bậc. Vì vậy, ngoài sự hiểu biết để ứng xử, người phụ nữ luôn phải giữ sự dịu dàng, nhân hậu. Đó là nguyên tắc thành công trong cuộc sống và công việc.

Tuy nhiên, cũng có lúc công việc căng thẳng, mình không kiểm soát được cảm xúc và dễ nổi nóng, nhưng sau đó phải biết nhìn lại vấn đề, đặt mình vào người khác để cảm thông, chia sẻ.

Nhiều người còn hỏi tôi, khi hai vợ chồng cùng làm công việc kinh doanh, chắc rất ít thời gian dành cho nhau và cũng có nhiều quan điểm, cách nghĩ trái ngược nhau.

Đối với chúng tôi thì không phải vậy, anh Thành luôn tư vấn và hỗ trợ tôi trong mọi việc, kể cả chăm sóc tôi khi tôi ham làm việc đến quên cả ăn uống, nghỉ ngơi. Chúng tôi quan niệm, thương trường nhiều sóng gió nên mái ấm bình yên là nơi giúp giảm căng thẳng và cân bằng cuộc sống.

 (Theo Doanh nhân Sài Gòn)

 Tham khảo:
 

duchai

Cùng chuyên mục
XEM