[Hồ sơ] Phạm Thị Diệu Hiền - Đại gia thủy sản dựng cơ đồ từ gỗ Tây Nguyên

01/01/2012 00:00 AM |

Bước 'lên voi xuống chó' trong câu chuyện về sự nghiệp của bà Diệu Hiền là bài học về nỗ lực đi lên làm giàu và bản lĩnh đối mặt với dư luận khi đã là một đại gia thủy sản.

Họ tên:

Phạm Thị Diệu Hiền


Năm sinh:

1961

Nơi sinh:

Hậu Giang

Quê quán:

Vĩnh Viễn, Long Mỹ, Hậu Giang


Học vấn:

Cử nhân Kinh tế Đại học kinh tế tại chức

Học khóa Kế toán trưởng tại Cao đẳng Ngoại thương


Công ty:

- Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Diệu Hiền

- Công ty CP Thủy sản Bình An (vốn điều lệ 500 tỷ đồng)


Chức vụ:

- Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Diệu Hiền

- Chủ tịch HĐQT - Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An


Lĩnh vực kinh doanh:

Thủy sản, Bất động sản.


Tài sản:

25.000.000 cp BIANFISHCO (chiếm 50% cổ phần)


Gia đình:

- Chồng: Trần Văn Trí – thành viên HĐQT nắm 1.000.000 cp BIANFISHCO (2%), được ủy quyền làm TGĐ BIANFISHCO từ vợ, kể cả số cổ phần 50% ở Bianfishco.

- Con trai: Trần Văn Chương – Phó TGĐ BIANFISHCO (Từng là thành viên HĐQT đã chuyển nhượng 1.000.000 cp BIANFISHCO (2%) cho bố là ông Trần Văn Trí).

- Con gái

- Con dâu: Lê Nguyễn Quỳnh Chi


Đại gia thủy sản dựng cơ đồ từ gỗ Tây Nguyên 

Bà Phạm Thị Diệu Hiền sinh năm 1961, quê ở Vĩnh Viễn, Long Mỹ, Hậu Giang, sớm mồ côi.

Học xong lớp 12, vào làm cơ quan nhà nước và học thêm khóa kế toán trưởng, Cao đẳng Ngoại thương.

Những năm 80, hai vợ chồng bà từng mở xưởng kinh doanh đồ gỗ gia dụng và kinh doanh từ việc "làm gỗ" ở Tây Nguyên.

Công ty Diệu Hiền được thành lập trên 10 năm trong thời kỳ đổi mới chuyển từ kinh tế tập trung sang cơ chế thị trường.

1998, Công ty Diệu Hiền xây dựng Khu Văn hóa Du lịch Bình An tại Sóc Trăng.

2003, Công ty đầu tư Dự án Khu dân cư, thuộc Khu Đô thị Mới Nam Sông Cần Thơ.

2005, thành lập Công ty CP Thủy sản Bình An – Bianfishco (thuộc Diệu Hiền Group), vận hành cuối 2006, lĩnh vực chính là nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản.

Công ty Diệu Hiền đang quản lý các đơn vị trực thuộc là Khu Văn hóa Du lịch Bình An, Trung tâm nuôi trồng Thủy sản ở Vĩnh Long, Nhà máy thủy sản Bình An và các cơ sở chế biến đồ gỗ cao cấp.

T2.2008, Bianfishco đầu tư 200 tỷ đồng để xây dựng Viện Nghiên cứu thủy sản Bình An tại Khu Công nghiệp Trà Nóc II, TP.Cần Thơ. Tháng 7.2010, viện này chính thức khánh thành.

30.6.2011, khánh thành Nhà máy Sản xuất nước uống Collagen Bình An, tổng vốn đầu tư 10 triệu USD.

Công ty cũng đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng khu "massage cá" hiện đại bậc nhất Việt Nam.

Bianfishco từng mở công ty tại Mỹ vào năm 2007 là Bianfishco USA (Binh An seafood USA). Địa chỉ công ty tại số 300N Alpine Drive, Beverly Hills, California 90210. Tổng số tiền đầu tư ở Mỹ là 90 tỷ đồng.

2011, với tổng giá trị xuất khẩu đạt 48,86 triệu USD, Bianfishco nằm trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra và top 25 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hàng đầu Việt Nam.

Bianfishco hiện có vốn điều lệ 500 tỷ đồng, trong đó, bà Diệu Hiền nắm 50% vốn và ông Trần Văn Trí (chồng bà Hiền) nắm 2%.

Rước dâu bằng siêu xe, nợ nần như chúa chổm


Ngày 19-20/2/2012, gia đình bà Hiền tổ chức đám cưới cho con trai là anh Trần Văn Chương tại Cần Thơ và TP Hồ Chí Minh.

Con trai bà Hiền là Trần Văn Chương (sinh năm 1987), tốt nghiệp ĐH chuyên ngành kinh tế, là một thành viên HĐQT kiêm Phó TGĐ của Bianfishco. Con dâu là Nguyễn Đỗ Quỳnh Chi (sinh năm 1990) hiện là người mẫu, MC, diễn viên…

Mặc dù nợ tiền tỉ với nông dân, công ty thiếu vốn sản xuất, nhưng bà Diệu Hiền vẫn tổ chức đám cưới cho con trai mình một cách rình rang và xa hoa với hàng đoàn siêu xe rước dâu cùng nhiều ca sĩ  tên tuổi từ TP.HCM về Cần Thơ. Trước đó hàng chục nông dân đã căng biểu ngữ đòi nợ trước cổng dinh thự của bà tại trung tâm TP.Cần Thơ, bà Diệu Hiền vẫn tổ chức lễ cưới cho con và thuê lực lượng bảo vệ đứng “đầy” từ cổng ra vào đến thùng tiền mừng cưới.

Đám cưới đình đám của con trai bà Hiền được dư luận chú ý, 
với dàn siêu xe đón dâu đình đám ở Cần Thơ và TP Hồ Chí Minh - xem Video

Xuất cảnh chữa bệnh, để lại “núi” nợ nghìn tỷ

Tối 23/2/2012, bà Diệu Hiền đi Singapore để chữa bệnh, ủy quyền cho ông Trần Văn Trí (chồng bà Hiền, vừa thôi giữ chức Phó Giám đốc Sở GTVT TP Cần Thơ) làm Tổng Giám đốc công ty.

Nông dân căng băng rôn trước cổng công ty Diệu Hiền yêu cầu công ty này trả nợ tiền cá

Các khoản nợ ngân hàng của Bianfishco:  

- Ngân hàng An Bình: 63,5 tỷ với 10 triệu USD.  

- Ngân hàng Đầu tư phát triển: 139,2 tỷ và 2,6 triệu USD. 

- Ngân hàng Việt Thái chi nhánh TP HCM: 3,5 triệu USD. 

- Ngân hàng Phát triển chi nhánh Cần Thơ - Hậu Giang: 310,2 tỷ. 

- Ngân hàng Habubank chi nhánh TP HCM: 63,9 tỷ. 

- Ngân hàng Công thương chi nhánh Cần Thơ: 3 tỷ. 

- Ngân hàng Phát triển Nhà chi nhánh Cần Thơ: 20 tỷ.  

- Ngân hàng Á Châu: 61,3 tỷ. 

- Ngân hàng Xuất khẩu chi nhánh Sài Gòn: gần 30 tỷ đồng với 304.800 USD.

Theo ông Trí, Bianfishco nợ nông dân 264 tỷ đồng và cho hàng loạt công nhân tạm nghỉ việc để có thời gian sắp xếp lại. Bianfishco rao bán hai dự án (83 Nguyễn Văn Trỗi và 73 Cao Thắng) và siêu xe để trả nợ.

Sau đó, công ty ký hợp đồng đối tác Hà Lan bán 80% cổ phần với giá 120 triệu USD, nhưng đối tác chỉ chấp nhận mua lại 80 triệu USD.

10/03/2012, tổ công tác do UBND TP Cần Thơ thành lập. Ông Trí báo cáo chung về tình hình nợ ngân hàng hơn 1.000 tỉ đồng, nợ nông dân hơn 200 tỉ đồng.

13/03/2012, Văn phòng Chính phủ phát công văn hỏa tốc tới UBND TP Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND thành phố Cần Thơ điều tra và báo cáo kết quả trước ngày 25/3.

17/03/2012, kết quả thống kê sơ bộ nợ từ tổ công tác UBND TP Cần Thơ: Bianfishco nợ 10 ngân hàng trong nước, một nhà băng nước ngoài, 44 nông dân hơn 261 tỷ đồng, và nhiều đối tác khác... với tổng số tiền trên 1.200 tỷ đồng, nợ bảo hiểm xã hội gần 3 tỷ đồng, đã nộp đủ thuế nhưng còn nợ hơn 20 tỷ đồng tiền phạt do chậm nộp.

22/03/2012, Tổ công tác báo cáo tình hình Bianfishco với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ, số nợ của Công ty thủy sản Bình An đến thời điểm này là 1.560 tỷ đồng, tăng 261 tỷ đồng so với con số thống kê vào ngày 19/3. 


15/03/2012, giấy ủy quyền được làm tại Bệnh viện Fountain Valley, 11250 Warner Avenue, thành phố Fountain Valley, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Theo nội dung ủy quyền thì ông Trí được vợ giao quyết định mọi chuyện tại Bianfishco với vai trò thừa ủy quyền Tổng Giám đốc và thay mặt 50% cổ phần của bà Diệu Hiền.

16/03/2012, bà Hiền ký vào giấy ủy quyền tại bệnh viện. Cùng ngày có công văn, đóng dấu chuyển đến bang Massachusetts để chứng thực.

02/04/2012, nhà chức trách của bang có công văn chứng thực ngày và gửi toàn bộ hồ sơ đến Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ để xác nhận.

26/03/2012, Bianfishco đề nghị 3 phương án trả nợ: xin kéo dài thời gian trả nợ ngân hàng thêm 3 năm, tạm ngừng trả nợ gốc trong vòng 24 tháng; đồng thời ngừng phát sinh lãi và trả lãi đến tháng 4/2014.

02/04/2012, Bianfishco không thể hoạt động trở lại như đã hứa nên 2.431 công nhân tiếp tục nhận thông báo nghỉ việc không thời hạn.

05/04/2012, tại buổi họp báo định kỳ do UBND TP Cần Thơ cho biết, thống kê nợ của Bianfishco (không bao gồm nợ của Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Diệu Hiền và cá nhân bà Diệu Hiền) đến thời điểm trình UBND TP Cần Thơ báo cáo Chính phủ là 1.541 tỷ đồng. Trong đó, nợ các tổ chức tín dụng là 1.227 tỉ đồng, nợ tiền cá 41 hộ nông dân là 245 tỉ đồng, nợ BHXH 3 tỉ đồng và các khoản nợ với 10 tổ chức, cá nhân khác hơn 27,7 tỉ đồng.

11/04/2012, hơn 20 hộ nông dân là chủ nợ của Bianfishco cùng luật sư Nguyễn Thị Hồng Ngân (người được 20 hộ nông dân ủy quyền) nộp đơn lên TAND TP Cần Thơ yêu cầu tiến hành mở thủ tục phá sản với Bianfishco do nợ quá hạn. Nhưng khi đoàn đến nộp đơn thì một nhân viên của TAND TP Cần Thơ trả lời: “Vụ này UBND TP đang giải quyết nên không nhận đơn”.

14/04/2012, một ngân hàng cùng một tập đoàn lớn trong nước thỏa thuận, hỗ trợ Bianfishco đưa nhà máy thủy sản hoạt động trở lại. Điều kiện của đối tác đưa ra là ông Trí phải giao cho họ một số dự án bất động sản ở TP HCM, 7 lô biệt thự ở Cần Thơ, 40 lô đất ở Sóc Trăng và chiếc xe Roll Royce…

16/04/2012, Bianfishco lên kế hoạch triệu tập cuộc họp HĐQT bất thường: sẽ cơ cấu lại các khoản nợ thông qua việc tách nhà máy nước uống collagen, Viện nghiên cứu thủy sản Bình An, nhà máy giá trị gia tăng, nhà máy phụ phẩm… khỏi nhà máy chế biến thủy sản. Sau đó tiến hành đại hội cổ đông để bầu lại người đại diện theo pháp luật.

18/04/2012, Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) - Bộ Tài chính, đã làm việc với lãnh đạo Bianfishco và đại diện 12 hộ dân chủ nợ tiền cá của Bianfishco, để bàn phương án mua nợ của Bianfishco: mua lại nợ của các ngân hàng làm cơ sở để tái cấu trúc lại doanh nghiệp này và thỏa thuận trả nợ các nông dân bán cá cho Bianfishco.

20/04/2012, Bianfishco đã trả được gần 350 tỷ đồng: Trả tiền cá cho gần 40 nông dân, một số doanh nghiệp với số tiền trên 47,5 tỷ đồng và nợ vay ngân hàng giảm 300 tỷ đồng. Bianfishco cũng đã trả lương tháng 3 của công nhân chờ việc với 2,3 tỷ đồng.

25/04/2012, DATC xem xét 2 phương án giải quyết nợ cho Bianfishco với mức tối đa là 250 tỉ đồng và cho biết chỉ bơm tiền vào các tài sản xương sống.

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM