Hikikomori - Một thế hệ hơn 10 triệu người Nhật chối bỏ xã hội, sống ru rú trong nhà và trở thành nỗi xấu hổ của gia đình, bị người ngoài kì thị

22/11/2019 16:45 PM | Xã hội

Trong định kiến của người Nhật, Hikikomori là những kẻ bạo lực, tội phạm, vô trách nhiệm với bản thân và xã hội.

Hikikomori là một hiện tượng mới xuất hiện trong khoảng 20 năm trở lại đây ở Nhật Bản. Nó chỉ những người từ chối tham gia vào đời sống xã hội, tự giam mình trong nhà dài hơn sáu tháng.

Con số ước tính khổng lồ: 10 triệu Hikikomori trong độ tuổi lao động

Theo số liệu thống kê gần đây nhất của chính phủ Nhật Bản, trên cả nước có khoảng 1,15 triệu Hikikomori 15-64 tuổi. Tuy nhiên, theo bác sĩ tâm thần kiêm giáo sư Đại học Tsukuba, Saitō Tamaki: Phải có tổng cộng chừng 10 triệu Hikikomori trong độ tuổi lao động.

Hikikomori - Một thế hệ hơn 10 triệu người Nhật chối bỏ xã hội, sống ru rú trong nhà và trở thành nỗi xấu hổ của gia đình, bị người ngoài kì thị - Ảnh 1.

Ước tính có đến 10 triệu Hikikomori ở Nhật Bản

Nguyên nhân là vì Hikikomori khác với người vô gia cư. Họ có nhà để ở và cha mẹ chăm sóc. Nhiều người Nhật Bản có điều kiện kinh tế dư dọ đủ khả năng "chu cấp" cho đứa con nhất quyết xa lánh xã hội của mình đến tận cuối đời. Mà một khi các "phụ mẫu" hết lòng vì con cái này không phiền đến bên ngoài, những đứa con Hikikomori của họ cũng không bị tính vào thống kê.

Theo định nghĩa của Nhật Bản, Hikikomori là những công dân trưởng thành nhưng không chịu đi học, đi làm. Họ sống trong nhà cha mẹ hoặc họ hàng từ 6 tháng trở lên, và thường tự nhốt mình trong phòng riêng.

Nói một cách dễ hiểu thì Hikikomori là những "thành niên ăn bám". Họ suốt ngày "ăn không, nằm lỳ" trong phòng, chơi game, xem video và lướt web. Mọi nhu cầu thực phẩm, sinh hoạt hàng ngày đều do thân nhân phục vụ.

Nỗi xấu hổ của người nhà

Người Nhật vốn điển hình bởi thái độ sống tự lập tự cường. Mọi trẻ em Nhật Bản đều được giáo dục lối sống nỗ lực, kiên nhẫn vượt mọi trở ngại từ thuở nhỏ.

Thanh thiếu niên Nhật vừa bước sang tuổi lao động (15 tuổi) là đã lo kiếm việc làm thêm. Thay vì xin tiền người lớn, giới trẻ Nhật thích tự kiếm và hạnh phúc với việc chi trả cho sở thích riêng bằng chính tiền của mình.

Hikikomori - Một thế hệ hơn 10 triệu người Nhật chối bỏ xã hội, sống ru rú trong nhà và trở thành nỗi xấu hổ của gia đình, bị người ngoài kì thị - Ảnh 2.
Hikikomori - Một thế hệ hơn 10 triệu người Nhật chối bỏ xã hội, sống ru rú trong nhà và trở thành nỗi xấu hổ của gia đình, bị người ngoài kì thị - Ảnh 3.
Hikikomori - Một thế hệ hơn 10 triệu người Nhật chối bỏ xã hội, sống ru rú trong nhà và trở thành nỗi xấu hổ của gia đình, bị người ngoài kì thị - Ảnh 4.

Điểm chung của các Hikikomori: ăn bám thân nhân, không ra khỏi phòng

Có 2 kiểu Hikikomori cơ bản ở Nhật. Kiểu thứ nhất là sợ tiếp xúc xã hội, không dám ra ngoài, đi làm. Kiểu thứ hai là quá mê thế giới ảo, bao gồm từ truyện tranh (manga), phim hoạt hình (anime), trò chơi điện tử (game)…, cố ý "chết dí trong phòng", xem-đọc-nghe-chơi cho thỏa thích. Trong hai kiểu này, kiểu thứ 2 hay được gọi bằng cái tên khác: otaku.

Cả 2 kiểu Hikikomori đều chung một đặc điểm: "sống ký sinh". Với nền văn hóa coi trọng sự tự lập, đó là cách tồn tại đáng chê trách nhất. Người Nhật rất khinh thị những ai "sức dài vai rộng" mà lại không "tự kiếm nổi miếng ăn". Thế nên, các bậc sinh thành có con cái Hikikomori thường không dám để lộ cho bên ngoài biết.

Không hẳn là các đối tượng xấu, mà nhiều phần tội nghiệp

Trong trường hợp Hikikomori là otaku, đó là những fan cuồng thực tế ảo thật sự. Họ rút lui khỏi đời sống xã hội vì họ muốn, để dành trọn thời gian tận hưởng sở thích cá nhân.

"Nội bộ" otaku cũng có rất nhiều dạng, ví dụ như otaku 2D, 3D, otaku coplay, otaku game… Họ cũng không nhất thiết toàn là "quân ăn bám", mà có thể tự kiếm tiền bằng chính sở thích của mình. Ví dụ như vẽ doujinshi (đoạn truyện tranh ngắn, "ăn theo" tác phẩm yêu thích), viết bình luận, đánh giá, nhận xét manga, anime, game… Có thể gọi nhóm này là các Hikikomori tình nguyện.

Trường hợp còn lại là các Hikikomori không tình nguyện. Họ không cắt đứt kết nối với xã hội vì bản thân muốn, mà là vì không còn cách nào khác.

Nhật Bản là đất nước tự cường đáng ngưỡng mộ, nhưng cũng có không ít thực tiễn tiêu cực. Ví dụ như thiếu việc làm, quá đề cao sự nhẫn nhịn, đòi hỏi khả năng lao động, sự cố gắng không giới hạn…

Hikikomori - Một thế hệ hơn 10 triệu người Nhật chối bỏ xã hội, sống ru rú trong nhà và trở thành nỗi xấu hổ của gia đình, bị người ngoài kì thị - Ảnh 5.

Hầu hết người trong độ tuổi lao động đều sẽ có một khoảng thời gian ngắn nào đó cần nghỉ phép dài ngày. Ví dụ như có người nhà bị bệnh nặng, cần chăm sóc 24/7, hoặc chính người lao động bị ốm, nghỉ thai sản… Song họ chỉ làm đơn tạm nghỉ việc thì dễ, chứ xin quay trở lại thì khó vô cùng. Đa phần phụ nữ Nhật một khi đã nghỉ sản là cũng phải nghỉ việc luôn.

Mặc dù Nhật Bản có "gói nghỉ việc 1 năm không lương" dành riêng cho các "ông bố" có việc làm, cho phép họ ở nhà chăm con thay vợ. Song theo CNN, chỉ có đúng 3% đàn ông Nhật Bản dám ký đơn. Nguyên nhân cũng vì rời vị trí thì dễ, còn trở lại là cực khó.

Chưa kể dù vẫn được nhận trở lại làm việc, thời thế đã khác. Nhật Bản là quốc gia phát triển thần tốc. Mọi công ăn việc làm đều đòi hỏi người lao động phải bắt kịp xu thế, công nghệ mới. Người Nhật cực ghét kiểu "thiếu kỹ năng làm việc", "làm chậm tiến độ"… Nhiều người xin nghỉ phép, khi quay trở lại liền thấy mình tụt hậu quá xa. Càng ngày, họ lại càng tự ti hơn. Cuối cùng buông bỏ, chán nản nhốt mình trong phòng kín, trở thành một Hikikomori.

Những vụ án nghiêm trọng

Ngày 28/5/2019, tại trạm xe buýt thuộc ga Noborito ở Kawasaki, Tokyo, đột ngột xảy ra vụ giết người hàng loạt tự sát. Một người đàn ông 57 tuổi, hai tay cầm hai con dao, điên cuồng đâm vào đám đông, khiến 19 người bị chết (17 học sinh nữ và 2 người lớn). Sau điều tra, cơ quan cảnh sát Nhật thông báo, hung thủ là một Hikikomori.

Hikikomori - Một thế hệ hơn 10 triệu người Nhật chối bỏ xã hội, sống ru rú trong nhà và trở thành nỗi xấu hổ của gia đình, bị người ngoài kì thị - Ảnh 6.

Hiện trường vụ đâm người hàng loạt tại Kawasaki

Vài tuần kế tiếp, Hideaki Kumazawa, một lão niên 76 tuổi tự tay giết chết con trai 44 tuổi, vì nghĩ anh là Hikikomori. Con trai của Kumazawa vốn sống riêng, chỉ mới về ở với cha mẹ già vào cuối tháng 5/2019. Kumazawa nói rằng, con trai ông có biểu hiện của một Hikikomori và bạo lực với mẹ. Anh ta cũng tỏ ra bực bội vì tiếng ồn từ một lễ hội của trường tiểu học ở gần nhà. Kumazawa lo sợ anh ta cũng sẽ hành động như gã Hikikomori ở Kawasaki nọ. Thế nên, ông phải ra tay để "diệt trừ một mầm mống tai họa".

Hikikomori - Một thế hệ hơn 10 triệu người Nhật chối bỏ xã hội, sống ru rú trong nhà và trở thành nỗi xấu hổ của gia đình, bị người ngoài kì thị - Ảnh 7.

Hideaki Kumazawa, cụ ông 76 tuổi tự tay giết con trai có biểu hiện Hikikomori của mình

Vốn dĩ, Nhật Bản đã vô cùng kỳ thị các Hikikomori. Sau hai sự vụ này, họ càng thêm định kiến: Hikikomorii bằng với tội phạm bạo lực. Trong khi đó thì, đã 20 năm kể từ ngày khái niệm Hikikomori được định nghĩa. Tổng cộng số tội phạm bạo lực là Hikikomori còn chưa tới 10 người. Nếu lập bảng so sánh, Hikikomori chính là nhóm người có tỉ lệ phạm tội thấp nhất.

Còn về phần bạo lực, các Hikikomori quả thật hay cáu gắt với người thân. 10% trong số họ có hành vi "thượng cẳng tay hạ cẳng chân" với người chăm sóc. Tuy nhiên, "Hikikomori không phải là tội phạm bạo lực hay bệnh nhân rối loạn tâm thần," - Saitou nhấn mạnh. Họ không mắc bệnh hay ưa thích làm điều ác, mà chỉ đơn giản là những con người yếu đuối, không dám đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống. Họ cần phải được trợ giúp để lấy lại lòng tự tin, sau đó tái hòa nhập xã hội.

Hikikomori - Một thế hệ hơn 10 triệu người Nhật chối bỏ xã hội, sống ru rú trong nhà và trở thành nỗi xấu hổ của gia đình, bị người ngoài kì thị - Ảnh 8.
Hikikomori - Một thế hệ hơn 10 triệu người Nhật chối bỏ xã hội, sống ru rú trong nhà và trở thành nỗi xấu hổ của gia đình, bị người ngoài kì thị - Ảnh 9.
Hikikomori - Một thế hệ hơn 10 triệu người Nhật chối bỏ xã hội, sống ru rú trong nhà và trở thành nỗi xấu hổ của gia đình, bị người ngoài kì thị - Ảnh 10.
Hikikomori - Một thế hệ hơn 10 triệu người Nhật chối bỏ xã hội, sống ru rú trong nhà và trở thành nỗi xấu hổ của gia đình, bị người ngoài kì thị - Ảnh 11.

Tiếc rằng, văn hóa ứng xử của Nhật Bản chỉ giàu định kiến với Hikikomori chứ ít lòng thương cảm. Họ cũng quá thiếu kinh nghiệm chuyên môn trong việc vực dậy tinh thần cho những người đã đánh mất hy vọng vì thực tiễn nghiệt ngã này.

Tham khảo Nytimes

Theo VŨ HUẾ

Cùng chuyên mục
XEM