Hãy cảnh giác với tên trộm thời gian của bạn

16/05/2016 20:32 PM | Sống

Hãy cảnh giác với tên trộm thời gian của bạn. Khi còn nhỏ, chúng ta thường chẳng có mấy cảm xúc mỗi khi nhìn mặt trời lặn, tuy nhiên chúng ta càng lớn, giá trị của thời gian đối với chúng ta càng cao. Đặc biệt là những khi lễ tết, chúng ta càng cảm thấy thời gian không chờ đợi mình.

Thời gian cũng giống như tiền bạc, những người càng biết cách sử dụng nó thì càng thấy nó có giá trị; những người càng nghèo khó thời gian lại càng thây nó quý giá. Vấn đề là khi chúng ta giàu có về thời gian, chúng ta thường tiêu xài hoang phí, cho đến khi thực sự cần đến thì đã chẳng còn lại bao nhiêu. Trước khi kinh doanh bạn cần sắp xếp lại quỹ thời gian của mình một cách hợp lý.

Giáo sư môn quản lí học Peter Durak đã từng nói: “Không biết quản lý thời gian thì không thể quản lý được cái gì. Thời gian là nguồn tài nguyên ngắn ngủi nhất trên thế giới, nếu không biết quản lý nghiêm ngặt thì sẽ chẳng đạt được gì”.

Theo nghiên cứu, thời gian của con người thường bị những “tên trộm thời gian” dưới đây đánh cắp:

1. Tìm đồ vật

Theo kết quả điều tra nhân viên của 200 công ty ỏ Mỹ, nhân viên các công ty mỗi năm đều lãng phí 6 tuần để tìm những thứ bị vứt lung tung. Điều này có nghĩa là mỗi năm họ đã mất đi 10% số thời gian. Để đối phó vđi tên trộm này, có một nguyên tắc rất hiệu quả: những thứ không dùng đến thì nên vứt bỏ, những thứ không vứt đi thì phân loại để cất giữ.

2. Sự lười nhác

Phương pháp để đối phó với tên trộm này là:

a. Sử dụng thời gian biểu.

b. Làm việc ở ngoài khu vực nhà ở.

c. Bắt đầu làm việc sớm.

3. Làm việc không liền mạch

Nghiên cứu cho thấy, cách làm việc không liền mạch của nhân viên công ty gây tiêu phí nhiều thời gian nhất, bởi vì khi bắt đầu lại, nhân viên cần phải mất một thời gian để điều chỉnh hoạt động của não bộ và sức chú ý mơi có thể tiếp tục làm việc từ phần trước đó đã dừng lại.

4. Nằm mơ giữa ban ngày hoặc nuôi tiếc quá khứ

Luôn chỉ nghĩ đến những lỗi lầm đã mắc phải hoặc những cơ hội đã bỏ lỡ trong quá khứ, mơ mộng hão huyền về tương lai hoặc than thở về quá khứ, hay bạn bở lỡ cơ hội kinh doanh, hai kiểu tâm trạng này đều làm mất rất nhiều thời gian của bạn

5. Kéo dài công việc

Loại người này tốn rất nhiều thời gian suy nghĩ về những việc cần làm, hết lo cái này đến lo cái khác, tìm cớ để trì hoãn hành động, rồi lại ân hận vì không hoàn thành được nhiệm vụ. Trong thời gian đó lẽ ra họ đã cổ thể hoàn thành nhiệm vụ và tiếp tục chuyển sang một công việc khác.

6. Chưa kịp tìm hiểu vấn đề đã vội vã hành động

Loại người này đối lập với loại người thích kéo dài công việc ở trên: trước khi có được những thông tin đầy đủ về vấn đề, họ đã vội vàng hành động, để rồi lại phải bỏ đi và làm lại từ đầu. Loại người này phải tự bồi dưỡng khả năng kiềm chế bản thân.

7. Không phân biệt được mức độ công việc

Dù là người có thể tránh được phần lớn những vấn đề trên, nhưng nếu không biết phân biệt mức độ công việc thì cũng không thể có được hiệu suất làm việc cần có.

Phân biệt được mức độ công việc là vấn đề then chốt trong quản lý thời gian. Rất nhiều người trong quá trình xử lý các công việc hàng ngày không cân nhắc xem sau khi hoàn thành xong một nhiệm vụ nào đó thì họ sẽ có được những lợi ích gì. Họ cho rằng nhiệm vụ nào cũng giông nhau, chỉ cần sử dụng hết thời gian cho công việc là họ đã cảm thấy vui vẻ rồi; hoặc là họ thích làm những công việc có vẻ thú vị mà không để ý đến những công việc khác. Họ không biết phải sắp xếp các nhiệm vụ và trách nhiệm trong cuộc đời mình theo mức độ quan trọng. Trước khi xác định xem cụ thể mỗi ngày phải làm những gì, bạn phải tự hỏi bản thân 3 câu hỏi sau:

a. Mình cần làm gì? Xác định việc gì mình bắt buộc phải làm.

b. Cái gì có thể mang lại cho mình hiệu quả lớn nhất? Bởi vì, con người nên tập trung thời gian và tinh lực vào những việc có thể đem lại cho mình hiệu quả lớn nhất.

c. Cái gì có thể đem lại cho chúng ta nhiều cảm giác thỏa mãn nhất? Trong tất cả những việc có thể đem lại cho chúng ta hiệu quả cao nhât, phải ưu tiên làm trước những công việc đem lại cho bản thân cảm giác thỏa mãn và niềm vui.

Phải luôn luôn cảnh giác với những tên trộm thời gian, nên nhớ rằng, trân trọng thời gian chính là trân trọng sinh mạng của mình. Thời gian là vốn quý của cuộc sống, một người lãng phí thời gian chính là lãng phí sinh mệnh của bản thân. Thời gian đến vội vàng mà đi cũng vội vàng, muốn cuộc sống của bản thân có thêm nhiều ý nghĩa thì phải biết trân trọng quãng thời gian ngắn ngủi của cuộc đời mình.

Thời gian đối xử với mọi người rất công bằng. Ai biết quý trọng thời gian thì sẽ có nguồn của cải vô tận, còn những người lãng phí thời gian sẽ chẳng có được gì.

Trường Minh

Cùng chuyên mục
XEM