"Hậu trường" các thương vụ M&A tại Việt Nam: Chưa tới 2/5 deal thành công sau thẩm định

09/08/2018 19:13 PM | Kinh doanh

Đại diện của KPMG Việt Nam đánh giá tỷ lệ chốt thương vụ thành công M&A tại Việt Nam khá thấp. Cụ thể là chỉ dưới 2 trong số 5 thương vụ được ký kết sau thẩm định doanh nghiệp.

Tại diễn đàn M&A diễn ra ở TP HCM ngày 8/8, ông Warrick Cleine, Chủ tịch và Tổng giám đốc KPMG Việt Nam, đã đưa ra những con số về mua bán và sáp nhập M&A tại Việt Nam trong thời gian qua.

Những con số về M&A tại Việt Nam

- 17%: Tốc độ tăng trưởng trung bình của M&A tại Việt Nam là 17%, số lượng thương vụ tăng nhanh và với giá trị ngày càng cao.

- 8,6 tỷ USD: Là tổng giá trị các giao dịch M&A trong năm 2017.

- 300+: Số thương vụ M&A dự kiến trong năm 2018 và 2019.

- 4,9 tỷ USD: Thương vụ M&A lớn nhất năm 2017. Đó là vụ Thai Bev mua 54% cổ phần của SABECO.

Hậu trường các thương vụ M&A tại Việt Nam: Chưa tới 2/5 deal thành công sau thẩm định - Ảnh 1.

Nguồn: KPMG

10 quốc gia thực hiện nhiều vụ M&A nhất tại Việt Nam

Nhật đứng đầu với 29%. Tiếp đó là Singapore với 14%, Hàn Quốc 9%, Malaysia 8%, Thái Lan 7%, Anh 6%, Đan Mạch 5% và Đài Loan 4%.

Hậu trường các thương vụ M&A tại Việt Nam: Chưa tới 2/5 deal thành công sau thẩm định - Ảnh 2.

Nguồn: KP

10 quốc gia đầu tư nhiều tiền nhất vào các thương vụ M&A tại Việt Nam

Theo KPMG, lượng tiền của Thái Lan trong các vụ M&A tại Việt Nam đang lớn nhất với 47%. Tiếp đó là Mỹ - Nhật cùng là 11%. Singapore 9%. Pháp 6%, Hà Lan 5%, Đài Loan - Malaysia - Anh 3% và Hong Kong 2%.

Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 17%. Tốc độ cũng như động năng đang trở nên diễn biến rất tốt. Có một số thương vụ tăng rất nhanh, với giá trị ngày càng cao.

Chỉ dưới 40% các trường hợp M&A được ký kết sau thẩm định

Trong bài phát biểu của mình, ông Warrick cho biết, chỉ dưới 40% các trường hợp M&A tại Việt Nam được ký kết sau DD, tức là chỉ 2/5 thương vụ M&A tại Việt Nam thành công.

Ông Warrick dẫn thông tin từ KPMG gợi ý rằng các nhà đầu tư nên tìm hiểu những thách thức cơ bản về M&A tại Việt Nam. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị, lên kế hoạch về thời gian cụ thể cho từng trường hợp. Một vấn đề quan trọng nữa là định giá công ty. Nếu hai bên có những mong muốn khác nhau về định giá công ty thì khó gặp nhau.

Lan Đỗ

Cùng chuyên mục
XEM