Hào hứng với công việc mơ ước nhưng lại nhận về một "cái tát giáng trời" rồi vỡ mộng, ở lại hay ra đi? Hãy để chuyên gia tư vấn cho bạn

24/10/2018 17:16 PM | Sống

Sau nhiều tháng phỏng vấn, chờ đợi và đàm phán, cuối cùng bạn cũng có được công việc mơ ước mình, ngồi vào vị trí mà bạn bỏ ra rất nhiều công sức trước đó. Bạn bắt đầu một ngày đi làm ở môi trường mới với đầy hào hứng và tưởng như giấc mơ đã trở thành hiện thực. Nhưng thực tế lại không đẹp như những gì bạn nghĩ.

Theo Kerry Hannon, một chuyên gia về chuyển tiếp nghề nghiệp và tác giả của cuốn sách Love Your Job: The New Rules for Career Happiness (tạm dịch: Tình yêu dành công việc: Các quy tắc mới cho sự nghiệp thăng hoa) cho biết: "Đột nhiên, giấc mộng kết thúc và bạn nhận ra phải đối diện với thực tại, "công việc" không đơn giản chỉ là 1 cụm từ, mà công việc là công việc. Nó không cho phép bạn luôn ở trong trạng thái mơ màng. Bạn luôn phải có những suy nghĩ tỉnh táo phù hợp với hoàn cảnh đang diễn ra trước mặt. Nhưng không phải tất cả đều tan biến đi nếu công việc ấy không như những gì được kỳ vọng".

Khi ở trong trường hợp này, đừng hoảng sợ khi công việc mơ ước của bạn bỗng dưng trở thành một cuộc "khủng bố" tinh thần. Đây là một giai đoạn chuyển đổi không mấy dễ dàng cho những ai mới bắt đầu sự nghiệp. Vậy ở lại hay ra đi? Chấp nhận hay không? Hãy đưa ra quyết định sau khi tham khảo những lời khuyên này:

Đánh giá hoàn cảnh và bản thân bạn

 Hào hứng với công việc mơ ước nhưng lại nhận về một cái tát giáng trời rồi vỡ mộng, ở lại hay ra đi? Hãy để chuyên gia tư vấn cho bạn  - Ảnh 1.

Công việc mới có thể không lý tưởng như những gì bạn nghĩ hoặc vị trí mà bạn nhận được nằm ngoài những gì bạn mong đợi. Hơn thế nữa quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp cũng như quan hệ giữa bạn và các sếp cũng là vấn đề lớn khiến bạn đau đầu. Nếu bạn gặp một trong số những vấn đề trên, hãy bình tĩnh và tìm hiểu thật kĩ xem bạn đang vướng mắc ở đâu và điều gì làm bạn khổ sở. Khi đã tìm ra nguyên nhân ắt hẳn bạn sẽ tìm ra cách đối phó.

Xác định vấn đề

Hãy ngồi xuống và liệt kê những gì bạn thích và không thích về vai trò mới của bạn.

Nếu bạn đã xác định chính xác điều gì khiến bạn cảm thấy bức bối, đề nghị được nói chuyện với sếp để tìm ra các giải pháp. Điều quan trọng là để tránh những lời ca thán, phàn nàn từ phía bạn càng sớm càng tốt.

Anna Bray, giám đốc điều hành của Jody Michael Associates, nói: "Cuộc trò chuyện đó có thể là cách tìm ra hướng đi tốt nhất cho bạn. Hãy suy nghĩ kỹ về nó và chỉ ra chi tiết cụ thể. Ví dụ, bạn nghĩ rằng công việc sẽ được tương tác với khách hàng nhiều hơn, nhưng bạn thấy bản thân đang phải ngồi một mình tại bàn làm việc thường xuyên. Hãy nói với sếp rằng việc được giao tiếp với khách hàng sẽ truyền cảm hứng giúp bạn cảm thấy đựơc phát triển nhiều hơn. Và đó là giải pháp của bạn".

Tìm một đồng nghiệp có kinh nghiệm

Một số công ty có các chương trình cố vấn kết hợp một nhân viên kỳ cựu với một người mới, nhưng nếu công ty bạn không tổ chức những buổi gặp mặt như vậy, hãy tìm một đồng nghiệp có kinh nghiệm với một vị trí tương tự và liên hệ để được giúp đỡ, hướng dẫn và trả lời các câu hỏi tổng quát hơn về văn hóa làm việc của công ty cũng như hoạt động của mọi người trong suốt quá trình đi làm ở văn phòng.

Hannon nói: "Nếu bạn muốn trở nên hoàn hảo như một siêu sao khi bước vào văn phòng, thì bạn nên biết vượt qua chính mình một chút, chủ động học hỏi và không chờ đợi bất cứ điều gì người khác sẽ dành cho mình".

 Hào hứng với công việc mơ ước nhưng lại nhận về một cái tát giáng trời rồi vỡ mộng, ở lại hay ra đi? Hãy để chuyên gia tư vấn cho bạn  - Ảnh 2.

Kiên nhẫn là một đức tính tốt

Để bắt kịp được guồng quay của công việc mới không hề đơn giản. Bạn sẽ phải học cách làm quen dần với nó từ trách nhiệm công việc đến quan hệ với đồng nghiệp trong công ty. Có những người chỉ mất 1,2 tháng để bắt kịp nhịp độ trong khi có những người mất cả năm trời để nắm những bước cơ bản. Điều này phụ thuộc vào năng lực làm việc cũng như tính cách của từng người. Nhưng nhìn chung bạn sẽ mất từ 3-6 tháng để làm quen với công việc và lâu dần bạn sẽ thấy thoái mái hơn rất nhiều chỉ cần bạn kiên nhẫn học hỏi. Chính vì vậy dù ở công việc nào, kiên nhẫn cũng là một đức tính tốt giúp bạn tiến dần trên nấc thang thành công.

Có cuộc sống thứ hai ngoài công việc

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong công việc, tìm hiểu và theo đuổi nhiều hoạt động tích cực, lành mạnh khác có thể mang lại cho bạn niềm vui, giảm căng thẳng sau những giờ hành chính. Tìm hiểu một ngôn ngữ mới, làm tình nguyện viên, bắt đầu một sở thích mới hoặc thói quen tập thể dục hoặc sắp xếp một cuộc trò chuyện với bạn bè.

Theo Mike Lewis, tác giả của cuốn sách "When to Jump: If The Job You Have Isn't The Life You Want" nói rằng: "Bạn có thể làm nhiều điều khác ngoài công việc, thậm chí nó còn cho bạn nhiều kinh nghiệm giải quyết công việc như cách giao tiếp với khách hàng, biết giải thích về dự án của mình với sếp một cách thuyết phục nhất...".

Ngoài ra, bạn phải giữ gìn sức khỏe và tránh căng thẳng làm việc thì mới có thể vượt qua tất cả. Ngủ đủ chính là một trong những việc mà những nhân viên mới luôn phải nhớ và ưu tiên, bạn luôn cần được nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng và sẵn sàng cho một ngày đi làm mới vào sáng hôm sau.

Theo Nguyễn Linh

Cùng chuyên mục
XEM