Hàng loạt đế chế tư nhân Trung Quốc loay hoay chuyển giao quyền lực

09/01/2019 10:54 AM | Kinh doanh

Theo nhiều chuyên gia, giới lãnh đạo doanh nghiệp Trung Quốc ngày nay không còn được như trước khi phần lớn những người thành công đều đã có tuổi.

Trong suốt vài thập niên qua, kinh tế Trung Quốc đã bùng nổ cùng với hàng loạt những tập đoàn lớn, được xây dựng bởi những doanh nhân tài năng. Tuy vậy, tuổi cao sức yếu khiến những nhà lãnh đạo này dần lui về sau cho lớp con cháu kế cận.

Việc kế thừa những tập đoàn này thu hút sự chú ý của giới truyền thông bởi chính những ông lớn này là người đã tạo nên một tầng lớp trung lưu giàu có tại Trung Quốc, đồng thời góp phần thúc đẩy ngày càng nhiều những tỷ phú tại quốc gia đông dân nhất thế giới.

Phần lớn các công ty trên đều là sở hữu tư nhân gia đình trị, thường khởi nghiệp từ mảng bất động sản hay sản xuất từ thời kỳ Trung Quốc mới mở cửa cách đây 40 năm và cuộc chuyển giao quyền lực này được đánh giá sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường số 1 thế giới, nhất là khi chính quyền Bắc Kinh đang dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ sản xuất sang công nghệ, dịch vụ.

Điều khiến nhiều chuyên gia tranh cãi hiện nay không phải là liệu việc chuyển giao có suôn sẻ hay không mà là tư tưởng của thế hệ kế cận những đế chế này có thể khác khá xa so với ông cha họ. Những người thừa kế có học thức, được đào tạo từ những ngôi trường danh giá của phương Tây thường muốn chứng tỏ khả năng của bản thân, tự xây dựng sự nghiệp cho riêng mình hay tìm các cơ hội khác thay vì kế thừa ông cha.

Hàng loạt đế chế tư nhân Trung Quốc loay hoay chuyển giao quyền lực - Ảnh 1.

Kế hoạch chuyeenrgiao quyền lực của công ty cho con cháu tại Trung Quốc đại lục, Hong Kong và trên toàn cầu

Một số người thừa kế chấp nhận thuê quản lý ngoài để kiểm soát công ty gia đình cho mình, trong khi số khác lại chuyên mở rộng mảng kinh doanh khác ngoài lĩnh vực chính, khiến tập đoàn của họ trở thành một doanh nghiệp đa ngành.

"Sự thành công của những tập đoàn tư nhân là yếu tố quan trọng đối với tình hình kinh tế Trung Quốc cũng như sự bền vững của thị trường… Việc kế thừa thành công những tập đoàn tư nhân có thể quyết định tương lai nền kinh tế Trung Quốc trong vài thập niên tới", chuyên gia kinh tế trưởng Song Qinghui của Qinghui Research nhận định.

Theo nhiều chuyên gia, giới lãnh đạo doanh nghiệp Trung Quốc ngày nay không còn được như trước khi phần lớn những người thành công đều đã có tuổi. Báo cáo của Shanghai Wind Information cho thấy khoảng 1/3 số nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại Trung Quốc đại lục hiện nay có tuổi trên 55, trong khi 15% già hơn 60

Tệ hơn, hầu hết những doanh nhân thành đạt này còn khá mờ mịt về tương lai kinh tế nước nhà cũng như của doanh nghiệp. Khảo sát của PwC cho thấy chỉ có 21% số người có kế hoạch thừa kế cụ thể cho con cháu dù đây là doanh nghiệp gia đình trị. Nguyên nhân chính bao gồm sự tham công tiếc việc của thế hệ nhà sáng lập, văn hóa tránh nói về sự chết chóc hay ra đi của bậc trưởng bối và cuối cùng là tinh thần muốn tự lập chứng minh của thế hệ kế cận.

"Thách thức lớn nhất hiện nay của các tập đoàn gia đình trị là khiến con em họ quay trở lại mảng chính của công ty. Trung Quốc hiện đang phát triển công nghệ rất mạnh và những người trẻ ngày càng chuyển hướng sang các lĩnh vực kỹ thuật hơn là mảng kinh doanh chính của gia đình", nhà sáng lập Roger King của Tanoto Centre nhận định.

Vào năm 2018, việc nhà sáng lập Jack Ma tuyên bố ý định dần thoái lui và nhường lại quyền quản lý công ty cho một người ngoài gia đình đã làm dậy sóng giới truyền thông. Động thái của tỷ phú Jack Ma được coi là hiếm trong một thị trường có văn hóa tham quyền cố vị. Khảo sát của PwC năm 2017 cho thấy chỉ có 42% số lãnh đạo doanh nghiệp có ý định truyền lại đế chế của mình cho con cháu, thấp hơn mức bình quân 52% trên toàn cầu.

Vậy đâu là nguyên nhân khiến thế hệ kế cận của nền kinh tế bùng nổ vào hàng bậc nhất thế giới như Trung Quốc lại chê bai đế chế mà cha ông họ để lại?

Hàng loạt đế chế tư nhân Trung Quốc loay hoay chuyển giao quyền lực - Ảnh 2.

Tỷ lệ những doanh nghiệp có kế hoạch kế thừa cụ thể (tím), không rõ ràng (cam) và không có kế hoạch (xám) tại Trung Quốc đại lục, Hong Kong và trên toàn cầu

Tư tưởng mới

Một phần nguyên nhân khiến tầng lớp trẻ Trung Quốc không mặn mà với mảng kinh doanh chính của gia đình là họ thấy chúng không có nhiều lợi nhuận gia tăng trong tương lai so với các ngành tăng trưởng nóng như công nghệ. Thêm vào đó, việc quản lý hay xây dựng những mảng kinh doanh như tài chính, kỹ thuật, dịch vụ dễ dàng hơn nhiều so với việc quản lý các nhà máy hay công trình xây dựng.

Ví dụ như cô Liu Qing, hay còn gọi là Jean Liu, con gái của nhà sáng lập Liu Chuanzhi của Levono, một trong những hàng sản xuất máy tính cá nhân nổi tiếng trên thế giới, không hề theo nghiệp cha. Thay vì tiếp quản công ty từ người cha đã nghỉ hưu, cô Liu làm việc cho Goldman Sachs với bằng cử nhân công nghệ máy tính của Harvard. Năm 2014, cô trở thành giám đốc điều hành (COO) của startup gọi taxi DiDi Chuxing.

Năm 2015, Cô Liu được bầu làm chủ tịch của Didi để rồi đưa doanh nghiệp này trở thành một trong những startup gọi taxi lớn nhất thế giới với tổng giá trị vào khoảng 50-52 tỷ USD. Con số này lớn hơn cả tổng giá trị của Levono và Legend Holding, những tài sản mà cha cô nắm giữ, cộng lại vào khoảng 14 tỷ USD.

Một yếu tố nữa khiến việc thừa kế của các đế chế tư nhân hiện nay tại Trung Quốc gặp khó khăn là sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Những mô hình kinh doanh cũ có thể không còn hữu hiệu và nhiều công ty gặp khó trong việc vừa thay đổi cơ chế hoạt động, lĩnh vực kinh doanh nhưng cũng thay đôi luôn cả người lãnh đạo.

Ngoài ra, văn hóa Trung Quốc khiến phần lớn công ty gia đình trị tại đây không tin tưởng người ngoài. Năm 2013, nhà sáng lập Zhu Xinli của công tư nhân sản xuất nước hoa quả lớn nhất Trung Quốc Huiyuan Juice đã thuê quản lý ngoài cho doanh nghiệp nhưng chỉ 1 năm sau ông đã phải sa thải và quay lại quản lý, đồng thời đưa con gái vào hội đồng quản trị nhằm tiếp quản công ty.

Có thể thấy, ngoài một số doanh nhân có tầm nhìn xa như Jack Ma, phần lớn công ty thành công tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn quá độ khó khăn khi chuyển giao quyền lực. Tình hình này thậm chí còn rắc rối hơn với cuộc chiến thương mại cũng như những biến đổi trong cơ cấu kinh tế của Trung Quốc.

Hàng loạt đế chế tư nhân Trung Quốc loay hoay chuyển giao quyền lực - Ảnh 3.

Tỷ phú Jack Ma

AB

Cùng chuyên mục
XEM