Hạn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long: Chuyển thù thành bạn

26/03/2016 17:24 PM | Kinh tế vĩ mô

Thay vì nhận định nước biển là kẻ thù thì cần biến nó thành lợi thế mới cho sản xuất nông nghiệp - đây là quan điểm của TS. Đặng Kim Sơn.

Đồng bằng sông Cửu Long đang phải hứng chịu một trận hạn mặn lịch sử trong vòng 100 năm qua. Điều được các nhà quản lý quan tâm lúc này là làm thế nào để cứu nguy cho vượn lúa của cả nước.

Trong khi nhiều địa phương nhanh chóng đưa ra biện pháp để chống chọi với sự xâm nhập của nước biển thì một vài người khác lại đặt câu hỏi - Liệu vượn lúa của cả nước có nhất định phải giữ lấy cây lúa?

Theo đó, không ít nhà nghiên cứu cho rằng đồng bằng sông Cửu Long cần mạnh dạn tận dụng diện tích nhiễm mặn để nuôi thủy hải sản có giá trị kinh tế cao, thay vì gồng mình ngăn mặn để phát triển cây lúa.

Chia sẻ quan điểm về vấn đề chống chọi hay thích nghi với hiện tượng mặn xâm nhập , TS. Đặng Kim Sơn – Nguyên Viện trưởng Viện chính sách chiến lược nông thôn, Bộ NN&NT Việt Nam cho biết:

"Hầu hết các kịch bản quy hoạch đồng bằng sông Cửu Long đều đã tính toán đến việc sử dụng nước ở thượng nguồn theo hướng lấy nhiều nước hơn. Họ sẽ thay đổi điều tiết chế độ thủy văn ở đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, tính đến chuyện diễn biến xâm nhập mặn, trong các kế hoạch quy hoạch, chúng ta đã có tính toán việc không đương đầu với thiên nhiên, phối hợp hài hòa và thích nghi, biến khó khăn từ tự nhiên thành lợi thế mới cho sản xuất nông nghiệp, chuyển nông nghiệp Việt Nam sang đa dạng hóa".

Đồng quan điểm này, GS. Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng trường ĐH Nam Cần Thơ cũng cho rằng đã tới thời điểm, các nhà quản lý quy hoạch cần chấm dứt tư duy coi nước mặn như kẻ thù. Tuy nhiên, những thay đổi quy hoạch nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long phải có sự quản lý và hỗ trợ từ Nhà nước, không thể để nông dân tự phát như hiện nay.

Cùng chuyên mục
XEM