Hai năm bầm dập của Mark Zuckerberg: Ân hận muộn màng

04/03/2018 10:14 AM | Kinh doanh

Dù luôn tự bảo vệ mình khỏi những cáo buộc nhưng cuối cùng, nhà sáng lập Mark Zuckerberg cũng phải thừa nhận những điều tệ hại mà Facebook mang đến đồng thời thực hiện chuyến đi tới khắp nước Mỹ với mục đích lắng nghe nhiều hơn.

 Hai năm bầm dập của Mark Zuckerberg: Ân hận muộn màng - Ảnh 1.

Sau lá thư với những ngôn từ hết sức mạnh mẽ, nhà đầu tư thiên thần Roger McNamee cũng đã nhận được phản hồi của Facebook cho bức thư mà ông viết. Tuy nhiên, cả CEO Zuckerberg và COO Sandberg đều không cung cấp được thông tin gì đáng kể. Thay vào đó, McNamee nói chuyện với Dan Rose, Phó Chủ tịch Facebook, người khẳng định công ty đã làm rất nhiều việc mà McNamee không thể nhìn thấy và Facebook là một nền tảng mạng xã hội chứ không phải một công ty truyền thông.

"Nếu người dùng nghĩ bạn là công ty truyền thông, bạn nghĩ gì chẳng còn quan trọng nữa", ông McNamee nhấn mạnh với đại diện của Facebook.

Không lâu sau các cuộc trao đổi kéo dài, vào tháng 4/2017, McNamee kết nối với một cựu chuyên gia của Google có tên Tristan Harris. Họ xuất hiện trên Bloomberg TV và các chương trình truyền hình khác để nói về những thủ thuật mà các mạng xã hội sử dụng để khiến người dùng không thể dứt khỏi nó. "Họ có thể khuếch đại những bản chất tồi tệ nhất của con người", Harris nói về cách các mạng xã hội gây nghiện.

 Hai năm bầm dập của Mark Zuckerberg: Ân hận muộn màng - Ảnh 2.

Trong khi đó, nhà nghiên cứu DiResta cũng xuất bản một bài báo, so sánh sự cung cấp thông tin sai lệch trên mạng xã hội với sự lừa đảo trên thị trường chứng khoán, tài chính. "Các mạng xã hội cho phép những tác nhân độc hại hoạt động vì thông tin chúng tạo ra nhanh và lan truyền như virus. Nó giống với tin đồn thất thiệt trên thị trường chứng khoán và tài chính. Bài báo giúp DiResta kết nối với Harris – người được McNamee liên lạc trước đó. Họ tạo thành một bộ ba đắc lực.

Bộ ba này ngay lập tức nói chuyện với mọi người về những ảnh hưởng độc hại của Facebook với nền dân chủ Mỹ. Và ngay sau đó, họ cũng được nghe lại những lời than phiền của mọi người với gã khổng lồ mạng xã hội….

 Hai năm bầm dập của Mark Zuckerberg: Ân hận muộn màng - Ảnh 3.

Ngay cả những lúc cơm lành canh ngọt nhất, cuộc gặp giữa Facebook và các ông trùm tin tức khác đều tạo cảm giác như cuộc tụ họp của một gia đình không hạnh phúc. Hai bên gắn bó chặt chẽ với nhau nhưng họ cũng có quá nhiều điểm không giống nhau. Ngành công nghiệp tin tức cho rằng Facebook và Google đã chiếm ¾ doanh số từ quảng cáo trong khi cả ngành công nghiệp truyền thông cùng các nền tảng khác chia nhau 1/3 còn lại.

Có những thời điểm, ngành công nghiệp tin tức truyền thống thực sự phải lấy lòng mạng xã hội Facebook, vốn có giá trị gấp cả 200 lần so với tờ New York Times. Trong kỷ nguyên mới, quay lưng với mạng xã hội có thể đồng nghĩa với việc tự sát. Trong khi đó, nếu Facebook muốn, nó có thể lặng lẽ cô lập bất cứ trang báo nào bởi lượng người dùng lớn và quyền kiểm soát các thuật toán liên quan tới truy cập.

 Hai năm bầm dập của Mark Zuckerberg: Ân hận muộn màng - Ảnh 4.

Tuy nhiên, mối quan hệ khăng khít trở nên vô cùng mâu thuẫn bởi lợi nhuận không đều. Các đại sứ của Facebook tỏ ra mệt mỏi khi phải nói chuyện với những người chẳng hiểu gì về thuật toán. Họ cũng luôn tâm niệm rằng Facebook không giành được thị phần quảng cáo kỹ thuật số thông qua may mắn mà bởi nó đã tạo ra được một nền tảng phục vụ quảng cáo tốt hơn.

Về số liệu, Facebook cho rằng tin tức chỉ chiếm 5% tổng nội dung mà người dùng toàn cầu nhìn thấy. Trong khi đó, Mark Zuckerberg thích nghĩ về tương lai. Anh ta không quan tâm đến vấn đề của ngành công nghiệp tin tức ở thời điểm hiện tại mà nhìn các vấn đề có thể nảy sinh trong 20 năm tới. Tuy nhiên, các tờ báo đang phải vật lộn để tồn tại.

Trong các cuộc gặp giữa đại diện Facebook với các phóng viên, Giám đốc phụ trách sản phẩm Chris Cox và những người đồng cấp chịu nhiều chỉ trích từ giới phóng viên, biên tập viên. Tuy nhiên, phía Facebook tiếp nhận những điều đó hết sức bình thản. Họ cũng không cố gắng bảo vệ công ty nhưng từng đó chưa đủ để làm dịu những chỉ trích về việc chống độc quyền số.

 Hai năm bầm dập của Mark Zuckerberg: Ân hận muộn màng - Ảnh 5.

Tháng 2/2017, Zuckerberg đưa ra tuyên bố dài 5.700 chữ, tài liệu mà ông đã dành tới 3 tháng để suy ngẫm và viết ra với tiêu chí làm giảm những điều có hại. "Có phải chúng ta đang xây dựng thế giới mà tất cả chúng ta đều muốn?", Zuckerberg bắt đầu bài luận. Giữa những nhận xét sâu sắc về "xây dựng một cộng đồng toàn cầu", ông chủ Facebook nhấn mạnh tầm quan trọng của việc loại bỏ tin tức sai trái và thông tin giả mạo.

 Hai năm bầm dập của Mark Zuckerberg: Ân hận muộn màng - Ảnh 6.

Theo những người làm việc ở Facebook, tuyên bố của Zuckerberg là dấu hiệu cho thấy nhà sáng lập hiểu rõ trách nhiệm công dân sâu sắc của mạng xã hội này. Không lâu sau khi ra bản tuyên bố, Zuckerberg lên kế hoạch đi khắp nước Mỹ để lắng nghe một cách cẩn thận. Anh ta xuất hiện trong các cửa hàng, nhà ăn để trò chuyện với mọi người, thuộc mọi tầng lớp. Cách làm của Zuckerberg giống một vị chính trị gia, người muốn tranh cử tổng thống nhưng cũng là cách để gây thiện cảm mới mạng xã hội mà anh ta sáng lập.

Tuy nhiên, khi Zuckerberg viết bản tuyên ngôn đầy tâm huyết, anh ta không ngờ Facebook đã trao quyền cho một kẻ thù tinh vi hơn nhiều so với những kẻ quá khích hay vụ lợi. Năm 2017, Facebook nhận ra họ đang bị các tổ chức nước ngoài lợi dụng, khiến tin tức giả mạo được phát tán tinh vi và có mục đích sâu sa hơn rất nhiều. Nhiều trong số đó có địa chỉ IP từ Nga.

 Hai năm bầm dập của Mark Zuckerberg: Ân hận muộn màng - Ảnh 7.
 Hai năm bầm dập của Mark Zuckerberg: Ân hận muộn màng - Ảnh 8.

Phải tới 6 tháng sau cuộc đua vào Nhà Trắng, vấn đề này mới được Facebook thực sự để tâm dù đầu mùa chiến dịch, Facebook đã nhận thức được các cuộc tấn công từ các tin tặc Nga, chẳng hạn như nhóm APT28. Các vụ tấn công phổ biến là đánh cắp tài khoản Facebook, ăn cắp tài liệu hoặc tạo ra các tài khoản giả mạo để thảo luận về những thông tin bị đánh cắp. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào cho thấy một chiến dịch tuyên truyền nghiêm túc có bàn tay của nước ngoài trên Facebook.

Suốt mùa xuân năm 2017, đội ngũ an ninh của Facebook bắt đầu chuẩn bị báo cáo về cách các nhóm tin tặc Nga hoặc các cơ quan tình báo nước ngoài sử dụng trên nền tảng này. Một trong các tác giả của báo cáo là Alex Stamos, người đứng đầu đội bảo mật của Facebook. Stamos là tên tuổi lớn trong thế giới công nghệ vì đã từ chức khỏi vị trí của ông ở Yahoo sau khi xuất hiện tranh cãi về việc tình báo Mỹ có thể truy cập máy của của công ty này.

 Hai năm bầm dập của Mark Zuckerberg: Ân hận muộn màng - Ảnh 9.

Theo các nguồn thạo tin, Stamos rất háo hức với bản báo cáo chi tiết mà nhóm của ông thu thập. Tuy nhiên, đội ngũ phụ trách chính sách và truyền thông của Facebook đã cắt nhiều đoạn trong báo cáo để giữ Facebook không bị cuốn vào cơn lốc chính trị trên chính trường Mỹ sau khi Tổng thống Trump nhậm chức.

Ngày 27/4/2017, một ngày sau khi Thượng viện Mỹ công bố việc gọi điện cho Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) James Comey để tìm hiểu về cáo buộc Nga liên quan tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, bản báo cáo của Facebook được công khai. Nó đưa ra một lời giải thích cẩn thận từng bước mà kẻ thù nước ngoài có thể sử dụng Facebook để thao túng mọi người. Tuy nhiên, không nhiều ví dụ được nêu ra và không ví dụ nào đề cập trực tiếp đến Nga.

Một tháng sau, trong bài viết của TIME, nhóm Stamos cho rằng họ có thể đã bỏ lỡ điều gì đó trong bản phân tích của mình. Bài báo dẫn lời một quan chức tình báo giấu tên cho biết một nhóm ở Nga đã mua quảng cáo trên Facebook để nhắm mục tiêu vào người Mỹ. Trong thời gian đó, nhóm an ninh cũng nhận được gợi ý tìm bằng chứng từ Ủy ban Điều tra Quốc hội Mỹ, những người tin rằng tình báo nước ngoài thực sự mua quảng cáo của Facebook. Cuối cùng, họ tìm thấy một nhóm có tên Internet Research Agency (Cơ quan nghiên cứu Internet) có liên quan tới các sự kiện chính trị ở Mỹ.

 Hai năm bầm dập của Mark Zuckerberg: Ân hận muộn màng - Ảnh 10.

Lúc này, rất nhiều nhà nghiên cứu bảo mật bày tỏ sự kinh ngạc khi Facebook mất nhiều thời gian để nhận ra họ bị chơi khăm. Sau khi sự việc được công khai, các nhân viên Facebook tỏ ra xấu hổ khi phải mất nhiều thời gian và công sức để tìm ra tài khoản giả mạo. Dẫu vậy, phía Facebook nhấn mạnh họ tự tìm ra chứ không nhờ sự giúp đỡ của Tình báo Mỹ.

Tuy nhiên, một thành viên của Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ bày tỏ sự phẫn nộ với Facebook vì mạng xã hội này có để bị người Nga khai thác một cách dễ dàng.

Theo Linh Anh

Cùng chuyên mục
XEM