Gửi ngân hàng hơn 19 tỷ đồng, người đàn ông “chết lặng” khi tài khoản chỉ còn hơn 2 triệu đồng chỉ sau một bữa ăn

16/06/2023 10:45 AM | Kinh doanh

Sự cố khi gửi tiền ở ngân hàng khiến ông Trịnh vô cùng hoang mang. Số tiền lớn của ông đã không cánh mà bay chỉ sau một bữa ăn.

Sự phát triển của công nghệ thông tin trong thời đại hiện nay đã đem lại rất nhiều những tiện ích cho cuộc sống của mỗi người. Thế nhưng, không thể phủ nhận một điều rằng nó cũng tạo ra nhiều cơ hội cho những kẻ lừa đảo ứng dụng công nghệ cao. Năm 2016, tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc đã ghi nhận một vụ lừa đảo tài sản qua mạng với giá trị tổn thất lớn đến mức khiến nhiều người phải sửng sốt: 6 triệu NTD - tương đương 19 tỷ VNĐ.

‏Là một doanh nhân thành đạt, ông Trịnh đã rất đắn đo khi phải lựa chọn một ngân hàng đủ an toàn để gửi toàn bộ số tiền đầu tư trị giá 6 triệu NDT (tương đương 19,7 tỷ VNĐ) để mở rộng công ty sau này. Sau khi được tư vấn và tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia, ông đã quyết định gửi tiền tại một ngân hàng lớn và uy tín. Những tưởng rằng sự thận trọng và đắn đo của ông sẽ giúp ông yên tâm khi gửi tiền tại ngân hàng, nhưng không ngờ chính hành động này lại trở thành cơn ác mộng lớn nhất trong cuộc đời của ông. ‏

‏Sau khi đem số tiền 6 triệu NDT (tương đương 19,7 tỷ VNĐ) mà mình tích góp bấy lâu đến ngân hàng làm thủ tục, ông Trịnh đã đến một nhà hàng gần đó dùng bữa với tâm thế thoải mái vì tin rằng số tiền của mình được cất giữ an toàn. Nhưng chỉ ngay khi vừa ngồi xuống, ông đã nhận được tin nhắn báo rằng tài khoản vừa gửi tiết kiệm đã bị trừ 2 vạn NDT (tương đương 65,9 triệu VNĐ). Điều này khiến ông cảm thấy ngạc nhiên vì chưa dùng gì đến khoản tiền này. Có lẽ đây là lỗi của ngân hàng chăng?‏

‏Thế nhưng chỉ vài phút sau, một thông báo khấu trừ khác lại được gửi đến với số tiền khấu trừ còn lớn hơn rất nhiều. Ông Trịnh lúc này đã bắt đầu cảm thấy không ổn, vậy nên đã vội vã đến ngân hàng kiểm tra lại. Sau khi nhận thông báo, nhân viên ngân hàng đã kiểm tra và xác nhận ông Trịnh có đăng ký dịch vụ nhận thông báo qua SMS. Tiếp đó, nhân viên ngân hàng tiến hành kiểm tra số dư tài khoản tiết kiệm của ông Trịnh thì thấy số tiền gửi 6 triệu NDT (tương đương 19,7 tỷ VNĐ) ban đầu đã biến mất không dấu vết, số dư hiện tại chỉ còn lại 629 tệ (tương đương 2 triệu VNĐ). Điều này khiến anh ta vô cùng kinh ngạc. Ông Trịnh sau khi nghe tin thì chết lặng bởi không thể tin vào những gì đang xảy ra với mình. ‏

Ảnh minh họa

‏Khi được hỏi có tiết lộ thông tin tài khoản với người khác hay không, ông Trịnh đã khẳng định mình không liên lạc với bất kỳ ai sau khi gửi tiền. Các tin nhắn được gửi đến điện thoại của ông cũng nhanh chóng được xác định là tin nhắn chính thống từ ngân hàng. Các nhân viên cũng cảm thấy bối rối trong trường hợp này. Cuối cùng, ông Trịnh đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của cảnh sát.‏

‏Số tiền 6 triệu NDT (tương đương 19,7 tỷ VNĐ) không phải là một số tiền nhỏ, bởi nó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống và công ty của ông Trịnh. Vì vậy mà mỗi phút đợi chờ kết quả từ phía cảnh sát đều khiến ông vô cùng căng thẳng. ‏

‏Dưới sự điều tra gắt gao của phía cảnh sát, dòng tiền khổng lồ của ông Trịnh đã được xác định chuyển tới một tài khoản của một công ty có tên "Anzhi Technology". Tuy nhiên, khi phía cảnh sát lần theo địa chỉ của công ty đó thì phát hiện, công ty này đã đóng cửa từ lâu và chỉ còn lại một đống đổ nát.‏

‏Kết quả này đã đập tan chút hy vọng cuối cùng của ông Trịnh. Sự tiến bộ của công nghệ thời đại giống như một đợt sóng hung hăng nhấn chìm hy vọng và sự nghiệp của ông. ‏

‏Phía cảnh sát đã nhanh chóng kết hợp với ngân hàng nơi ông Trịnh gửi tiền, tiến hành chiến dịch nhằm mục đích giúp ông Trịnh lấy lại toàn bộ số tiền bị lừa đảo. Thế nhưng, dù đã tiến hành phân tích chuyên sâu các tài khoản ngân hàng và hồ sơ giao dịch liên quan đến vụ án, cũng như phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia công nghệ để làm sáng tỏ phương thức lừa đảo của các đối tượng tội phạm; nhưng không may rằng thủ thuật của chúng quá tinh vi, manh mối quá ít khiến không thể truy cứu được. ‏

‏Phía ngân hàng cũng rất tích cực hỗ trợ quá trình điều tra. Một đội ngũ an ninh mạng chuyên nghiệp đã được điều động, sử dụng các dữ liệu nội bộ của ngân hàng kết hợp camera giám sát, tiến hành phân tích các tài khoản và đường dây giao dịch bất thường. Tuy nhiên, tất cả những gì họ làm chỉ như "mò kim đáy bể", không thu lại được quá nhiều manh mối liên quan trong vụ này. ‏

‏Trong suốt quá trình, cảnh sát và ngân hàng đã hợp tác chặt chẽ với nhau để nghiên cứu các kỹ thuật lừa đảo mà kẻ lừa đảo sử dụng. Họ tham khảo kinh nghiệm điều tra các vụ án tương tự và trao đổi, hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật các địa phương. Họ đào sâu vào các kỹ thuật tấn công mạng, giao dịch tiền ảo và rửa tiền với hy vọng tìm ra một số bước đột phá. Nhưng đến cuối cùng, số tiền của ông Trịnh vẫn coi như mất trắng bởi không thể tìm được đối tượng tội phạm trong vụ việc này.‏

‏Vụ việc này đã làm dấy lên mối quan tâm của người dân khi mọi người nhận ra tầm quan trọng và rủi ro của vấn đề bảo mật giao dịch. Thời đại kỹ thuật số đã tạo điều kiện thuận lợi cho công việc hàng ngày của chúng ta, nhưng nó cũng khiến vấn đề an ninh mạng trở nên quan trọng hơn. Các ngân hàng cần tăng cường các biện pháp bảo vệ an ninh của chính họ để ngăn tiền của khách hàng bị tổn hại. Không chỉ vậy, các cá nhân cũng phải nâng cao ý thức bảo mật, thường xuyên kiểm tra trạng thái tài khoản, bảo quản thẻ ngân hàng và mật khẩu đúng cách, đồng thời trình báo cơ quan công an kịp thời.‏

Phân tích: Ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho vụ việc này?

‏Theo quan hệ hợp đồng tiết kiệm thông thường, khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, ngân hàng có nghĩa vụ quản lý và phải đảm bảo an toàn cho số tiền gửi. Nếu để xảy ra sự cố mất mát tiền gửi trong ngân hàng do ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ quản lý của mình, ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm chính theo quy định pháp luật có liên quan.‏

‏Bên cạnh đó, theo quy định của Luật quản lý kinh doanh ngân hàng của Trung Quốc, nếu trong hệ thống bảo mật của chính ngân hàng tiềm ẩn những mối nguy hiểm dẫn đến thất thoát tiền của người gửi tiền thì ngân hàng phải bồi thường thiệt hại. Vì vậy, trong trường hợp này, ngân hàng phải chịu trách nhiệm về thiệt hại của ông Trịnh.‏

‏Ngoài ra, theo quy định của luật pháp Trung Quốc, dựa trên quan hệ hợp đồng tiết kiệm, ngân hàng có nghĩa vụ quản lý tiền gửi của người gửi tiền, bảo quản hợp lý và đảm bảo an toàn tiền gửi.Trong trường hợp số tiền gửi bất thường, phía ngân hàng buộc phải thông qua sự đồng ý của khách hàng. Như vậy, trong trường hợp này, việc ngân hàng đã chuyển tiền theo đợt mà không có sự cho phép của ông Trịnh được coi là sơ suất của ngân hàng và vi phạm nghĩa vụ theo quy định của ngân hàng đối với người gửi tiền. Do đó, theo quan hệ hợp đồng tiết kiệm, ngân hàng phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho ông Trịnh.‏

‏Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý đến hành vi của những tội phạm an ninh mạng. Trong trường hợp này, đối tượng tội phạm đã lừa đảo ông Trịnh thông qua mạng Internet và các phương tiện khác, gây thiệt hại về tài sản của ông, đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo. Số tiền lừa đảo lên tới 6 triệu NDT (tương đương VNĐ), theo quy định của Bộ luật Hình sự (Trung Quốc), đối tượng tội phạm sẽ bị phạt tù có thời hạn hoặc tù chung thân cũng như bồi thường cho nạn nhân. ‏

Theo Lưu Ly

Cùng chuyên mục
XEM