GS Ngô Bảo Châu nói về cách cân bằng cuộc sống

07/08/2017 20:14 PM | Sống

GS Ngô Bảo Châu cho rằng có nhiều dự định không xảy ra như ý muốn nhưng càng thất bại thì càng cần phải cố gắng

Ngày 7-8, GS Ngô Bảo Châu đã có buổi nói chuyện với trí thức và sinh viên – học sinh tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Buổi trò chuyện còn có sự tham dự của GS Trần Nam Dũng với vai trò khách mời và sự góp mặt của em Hoàng Hữu Quốc Huy, học sinh đạt thành tích cao nhất trong cuộc thi Olympic Toán Quốc tế 2017 vừa qua.

Em Lê Phạm Luân - Trường THPT Minh Đạm - đặt câu hỏi về phương pháp giúp cân bằng cuộc sống, GS Ngô Bảo Châu cho rằng khi viết ra giấy, mọi cảm giác khó chịu sẽ ra khỏi suy nghĩ hoặc ghi chép suy nghĩ và cuộc sống xung quanh, ghi chép về một bài hát hay, về một quyển sách thích thú và chia sẻ cho người khác những thú vui của mình..

Rất nhiều học sinh, sinh viên đã đặt ra các câu hỏi như toán học nước ta có phải đang nghiêng về việc giảng dạy lý thuyết, hay việc thi trắc nghiệm có đánh giá đúng khả năng của học sinh...

 GS Ngô Bảo Châu nói về cách cân bằng cuộc sống  - Ảnh 1.

Em Lê Phạm Luân - Học sinh Trường THPT Minh Đạm - đặt câu hỏi

GS Ngô Bảo Châu nói nền toán học của Việt Nam tương đối tốt nhưng chưa hùng mạnh. Việc thi trắc nghiệm chưa đánh giá hết trình độ, năng lực của học sinh vì nó chỉ mang ý nghĩa của một kì thi.

Trước câu hỏi về tầm quan trọng của nền toán học đối với cuộc sống, GS Ngô Bảo Châu chia sẻ việc học toán giúp ích rất nhiều trong thực tiễn, rất nhiều ngành như ngân hàng, quản trị, bảo hiểm..., đặc biệt rất nhiều doanh nghiệp cần có những tính toán chính xác để phát triển.

 GS Ngô Bảo Châu nói về cách cân bằng cuộc sống  - Ảnh 2.

Thầy Lê Quốc Hùng và em Hoàng Hữu Quốc Huy, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn đặt câu hỏi

Thầy Lê Quốc Hùng, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Bà Rịa - Vũng Tàu, đặt câu hỏi và mong GS chia sẻ bí quyết để thành công.

GS Ngô Bảo Châu nói rằng để có được thành công phải trải qua rất nhiều khó khăn, con đường toán học của GS cũng bắt đầu bằng những khó khăn. "Có những bài toán tôi mất rất nhiều thời gian mà không giải được nhưng khi biết lời giải thì tôi lại thấy thích thú và tự hỏi tại sao dễ thế mà mình lại không nghĩ ra" - GS Châu nói và nhấn mạnh con đường dẫn tới thành công sẽ có những dự định không xảy ra như ý muốn của mình. Càng thất bại, khó khăn thì chúng ta càng cần phải cố gắng làm bằng được.

Theo Ngọc Giang

Cùng chuyên mục
XEM