Giới đầu tư ở các thị trường mới nổi đang quên những bài học đau thương từ quá khứ?

28/04/2018 10:47 AM | Kinh doanh

Đừng quên những gì đã xảy ra khi thanh khoản toàn cầu thắt chặt lần gần nhất.

Nếu cần tìm kiếm những ví dụ về niềm tin chiến thắng vượt qua kinh nghiệm thực tế thì không đâu xa, hãy tìm hiểu về các nền kinh tế mới nổi.

Ngay cả khi Cục Dự trữ Liên bang thắt chặt chính sách tiền tệ của Mỹ thì cả nhà đầu tư lẫn các nhà hoạch định chính sách của các nền kinh tế này dường như đều phớt lờ khả năng sụp đổ. Họ bám lấy hy vọng rằng bằng cách nào đó tác động của việc thắt chặt thanh khoản toàn cầu lần này sẽ tạo ra ít tác động hơn những lần trước.

Các dấu hiệu cho thấy quan điểm tích cực của các nhà đầu tư về thị trường mới nổi. Lãi suất chênh lệch của trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường và trái phiếu chính phủ Mỹ ở gần mức thấp kỷ lục. Dù ngày càng được nới rộng ra nhưng nợ phát sinh của thị trường mới nổi vẫn còn thấp theo các tiêu chuẩn trong quá khứ. Trong khi đó, các nhà đầu tư tiếp tục theo dõi các vấn đề nợ bằng tín dụng tại thị trường mới nổi còn yếu như Iraq, Kenya, Mông Cổ và Tajikistan.

Các nhà hoạch định chính sách thị trường mới nổi dường như đang chuẩn bị đề phòng cho những trường hợp khó khăn. Thay vì dùng thời điểm thuận lợi để giảm mức nợ của chính phủ, họ tiếp tục tận dụng các điều kiện thanh khoản toàn cầu để khai thác thị trường. Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính rằng sự tương quan giữa các mức nợ của thị trường mới nổi và GDP của họ hiện đã đạt đến mức tương đương với cuộc khủng hoảng nợ thị trường mới nổi những năm 1980.

Đồng thời, các nhà hoạch định chính sách thị trường mới nổi đã không kiểm soát các khoản vay lớn mà các công ty của họ thực hiện. Số nợ của các công ty đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 2008.

Những lần thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed cũng gây khó dễ cho các nền kinh tế mới nổi. Lãi suất tăng ở Mỹ thường dẫn đến việc thu hồi vốn đầu tư tại các thị trường mới nổi. Đổi lại, sự dừng đột ngột trong dòng vốn có thể gây ra căng thẳng cho thị trường tài chính và các cán cân thanh toán nội tệ sẽ tạo áp lực đối với những nền kinh tế thị trường mới nổi.

Bỏ qua những kinh nghiệm của họ với chu kỳ thắt chặt thanh khoản toàn cầu trước đây, cả nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách thị trường mới nổi dường như đang hy vọng về các nguyên tắc cơ bản của thị trường mới nổi sẽ hiệu quả hơn. Có lẽ họ đang trông chờ vào các thị trường này đàn hồi tốt hơn để thích ứng với việc giảm thanh khoản toàn cầu.

Tuy nhiên, khi làm như vậy, các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách lại đang "nhắm mắt làm ngơ", không chỉ với nợ nước ngoài và nợ công ty ở mức cao, mà còn là sự mất cân bằng và thách thức chính trị ở một số nền kinh tế thị trường mới nổi lớn nhất. Có vẻ họ cũng không biết gì về vai trò rất lớn của các thị trường mới nổi với xếp hạng tín dụng thấp như Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ - trong giai đoạn vay mượn.

Một số vấn đề lớn mà các nhà đầu tư thị trường mới nổi đang bỏ qua:

Các khoản tài chính công của Brazil vẫn đang bất ổn kể từ cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi ở tháng 10 năm ngoái.

Trung Quốc đang trải qua bong bóng tín dụng lớn nhất lịch sử ngay cả khi họ có nguy cơ rơi vào cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ.

Thổ Nhĩ Kỳ có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tiền tệ quy mô toàn diện khi Tổng thống Erdogan sốt sắng báo cáo về nền kinh tế trước cuộc bầu cử quốc hội sắp tới.

Rất có thể Fed sẽ sớm phải tăng lãi suất nhanh hơn dự kiến để nền kinh tế Mỹ không tăng trưởng quá "nóng". Nếu Fed thực hiện sớm hơn, không lâu nữa nhà đầu tư sẽ biết được liệu thị trường mới nổi có phát triển tích cực hơn với thanh khoản toàn cầu được thắt chặt hơn so với trước đây hay không.

Theo Hương Giang

Cùng chuyên mục
XEM