Giáo sư Chu Thúy Linh: Nhìn nhanh lưỡi có 3 dấu hiệu này chớ xem thường!

06/08/2017 21:45 PM | Sống

Mỗi lần soi gương đừng ngại bỏ ra vài giây kiểm tra lưỡi để nhận biết dấu hiệu cảnh báo bệnh tim. Trên lưỡi có vết bầm của máu, lưỡi rêu trắng, lưỡi có màu đỏ thì phải cẩn thận.

Nói đến những dấu hiệu của bệnh tim, mọi người thường nghĩ ngay đến những từ như tức ngực, đau thắt ngực... Thực ra, Đông y cho rằng "tâm tại khiếu vi thiệt", có nghĩa là lưỡi có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của tim.

Vì vậy, cho dù bạn là người có bệnh về tim, hay nhóm người có nguy cơ cao về bệnh tim mạch hoặc chỉ là người bình thường, mỗi lần soi gương đừng ngại bỏ ra vài giây kiểm tra lưỡi.

Theo giáo sư Chu Thúy Linh chủ nhiệm khoa tim mạch bệnh viện thứ nhất trực thuộc Học viện đông y Hà Nam (TQ): Lưỡi có thể báo trước bệnh tim.

(Ảnh minh họa)

1. Trên lưỡi có vết bầm của máu: Dấu hiệu mạch máu bị ứ đọng không lưu thông

Đối với người bệnh tim mạch, nếu thấy trên lưỡi có màu tím sẫm, hoặc xuất hiện vết bầm máu, đông y cho rằng đó là dấu hiệu của tình trạng mạch máu bị ứ đọng.

Khi có tình trạng trên kèm theo những triệu chứng như loạn nhịp tim, hồi hộp khó thở, mất ngủ, mộng mị, thậm chí đau nhói vùng tim... thì đó là dấu hiệu của bệnh tim.

Nếu kèm theo triệu chứng đau đầu, chóng mặt...có thể là dấu hiệu của bệnh mạch máu não.

(Ảnh minh họa)

2. Lưỡi rêu trắng: Dấu hiệu của tình trạng thiếu máu

Lưỡi trắng chia làm hai loại

- Lưỡi trắng nhạt: Nếu người có tình trạng này kèm theo suy nhược cơ thể, suy tim, loạn nhịp tim ... thì phần nhiều là triệu chứng của bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim.

- Lưỡi rêu trắng nhầy: Triệu chứng này hầu hết liên quan đến mức độ thấp khí ở trung tiêu (đoạn giữa dạ dày ), người bệnh có thể còn kèm theo triệu chứng tức ngực, khó chịu vùng tim... Xuất hiện những dấu hiệu này có thể là báo trước của bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch khác.

(Ảnh minh họa)

3. Lưỡi có màu đỏ: Dấu hiệu tim thiếu âm tâm kinh

Lưỡi khỏe thường có màu hồng nhạt, còn trong lâm sàng, có một số bệnh nhân tim mạch có thể kèm theo biểu hiện lưỡi đỏ, người bệnh sẽ xuất hiện đánh trống ngực, mệt mỏi, tim đập nhanh và những triệu chứng khó chịu khác.

Trong đông y gọi triệu chứng này là thiếu âm tâm kinh, khi tim thiếu âm dễ sinh âm hư nội nhiệt, dẫn đến bệnh tim mạch.

Day huyệt hỗ trợ tim

Giáo sư Trương Mẫn Châu chủ nhiệm khoa nội- tim mạch bệnh viện đông y tỉnh Quảng Châu (TQ) giới thiệu, chúng ta đều biết thường xuyên day huyệt công tôn có tác dụng tốt cho dạ dày lá lách. Trên thực tế, đối với người tim không khỏe, thường xuyên day huyệt công tôn có thể hỗ trợ làm giảm sự khó chịu trong tim.

• Phương pháp day huyệt công tôn: Ngồi thẳng, đặt chân trái lên đùi chân phải, dùng ngón trỏ và ngón giữa tay phải, đặt ở chỗ lõm sau khớp xương bàn chân thứ nhất, nơi tiếp giáp gan bàn chân và mu bàn chân, bờ trong chân phải.

Vị trí huyệt công tôn

- Huyệt công tôn là lạc huyệt tỳ kinh, cũng là một trong những huyệt bát mạch giao hội. Nó giống như một vị tướng quân chỉ huy bốn phương, day huyệt công tôn có thể điều tiết toàn thân.

Vì vậy, thường xuyên day huyệt này có thể làm giảm mỏi mệt toàn thân, có tác dụng điều tiết nhất định đối với ngũ tạng.

Ngoài ra, những người tim không khỏe nếu day huyệt công tôn, có tác dụng ích tỳ vị sinh huyết, điều tiết sự thịnh suy của khí huyết, hoạt huyết ích khí, làm cho tim vốn thiếu khí huyết được vận hành thuận lợi, duy trì an tim.

*Theo Huanqiu

Theo Thanh Nga

Cùng chuyên mục
XEM