Giáo sư 101 tuổi: Chăm sóc sức khỏe đúng cách thì sẽ không phải lo vào viện chữa bệnh!

01/08/2017 19:52 PM | Sống

Giáo sư 101 tuổi khuyên rằng, chúng ta nên chăm sóc sức khỏe chủ động, đừng trông chờ hết vào bệnh viện. Những bí quyết hữu ích này có thể giúp bạn khỏe hơn thay vì dựa vào bác sĩ.

Giáo sư Đặng Thiết Đào, một danh y nổi tiếng của Trung Quốc, là một trong những Quốc y đại sư (danh hiệu cao quý nhất trong ngành y TQ) mới đây đã tiết lộ bí quyết giúp ông sống thọ đến 101 tuổi mà vẫn nhanh nhẹn, khỏe mạnh.

Người ngoài gặp ông, ít ai có thể nghĩ rằng ông đã trên trăm tuổi. Với gương mặt sáng, mắt nhanh, da dẻ hồng hào, thần thái vui vẻ, đầu óc minh mẫn. Nhiều người tò mò muốn biết, ông có cách nào để giữ cho sức khỏe luôn tốt như vậy.

Theo giáo sư Đào, việc duy trì một lịch trình sinh hoạt điều độ là điểm mấu chốt giúp ông chăm sóc sức khỏe hiệu quả. Ông cho biết, cuộc sống có tiết tấu, có làm có nghỉ, có ăn có ngủ là vô cùng quan trọng. Nếu làm được đúng giờ, cho cơ thể quen dần với nhịp điệu đó thì sẽ hạn chế sinh bệnh.

Lịch sinh hoạt 1 ngày của Giáo sư Đặng Thiết Đào

- 7h thức dậy; uống một cốc nước ấm .

Chải đầu, dùng các ngón tay tự chải đầu khoảng 100 cái. Tự mát xa cơ thể vào các vùng huyệt quan trọng, vùng cổ vai gáy, vành tai, mặt. Ra ban công tập bài dưỡng sinh bát đoạn cẩm. Sau đó vào phòng đo huyết áp, ghi chép một vài ghi nhớ vào sổ tay.

- 8h30 ăn sáng, uống một ly sữa mỗi ngày. Ăn sáng xong sẽ tranh thủ đọc sách báo, ghi chép, gọi điện giao lưu với người thân và bạn bè. Thời gian trong buổi sáng ông thường tiếp đón khách đến nhà, thăm khám cho bệnh nhân nếu có người cần, hoặc đón tiếp phóng viên.

- 11h uống một chén nhỏ trà nóng, khoảng 12h ăn trưa. Ăn xong tranh thủ xem qua một tờ báo.

- Khoảng 13h30 nghỉ trưa đến 15h30 thức dậy, tiếp tục đọc báo, xem tin tức, làm việc theo nhu cầu.

- Khoảng 16h30 đi dạo trong khoảng 20 phút, sau đó về nhà ngồi bấm các huyệt túc tam lý, dũng tuyền và các huyệt quan trọng khác trong khoảng 20 phút.

Giáo sư 101 tuổi: Chăm sóc sức khỏe đúng cách thì sẽ không phải lo vào viện chữa bệnh! - Ảnh 1.

Huyệt túc tam lý (Ảnh minh họa)

Giáo sư 101 tuổi: Chăm sóc sức khỏe đúng cách thì sẽ không phải lo vào viện chữa bệnh! - Ảnh 2.

Huyệt dũng tuyền (Ảnh minh họa)

- Khoảng 18h ăn bữa tối; Sau bữa tối xem tin tức.

- Khoảng 21h tắm nước nóng và lạnh xen kẽ với mục đích làm co giãn mạch máu, giúp các mạch có thể hoạt động thuận lợi, phòng ngừa tắc mạch máu. Sau đó đo huyết áp, ghi chép chỉ số huyết áp vào sổ tay.

- Vào mùa đông bổ sung thêm việc ngâm chân nước nóng trước khi đi ngủ.

Chăm sóc sức khỏe chủ động quan trọng hơn việc chữa bệnh

Giáo sư Đặng Thiết Đào cho rằng, muốn theo đuổi mục tiêu khỏe mạnh và sống thọ, điều đầu tiên là phải chăm sóc sức khỏe chủ động và biết cách dự phòng tốt, từ đó nâng cao chất lượng sống và theo đuổi mục tiêu sống lâu dài.

Về y học, nên theo đuổi mục tiêu phòng bệnh hơn chữa bệnh, phòng bệnh là chính, chữa bệnh là phụ. Đừng bao giờ coi bệnh viện là nơi gửi gắm việc chăm sóc sức khỏe cho bạn, Bệnh viện không thể làm trách nhiệm đó thay cho bạn.

Hãy tự mình rèn và giữ thói quen chăm sóc sức khỏe hàng ngày, khuyến khích mọi người xung quanh cũng nên làm như vậy. Nếu coi bệnh viện là nơi chăm sóc sức khỏe tốt nhất, thì bạn sẽ phải thường xuyên ra vào nơi ấy, thậm chí phải sống trong viện.

Giáo sư 101 tuổi: Chăm sóc sức khỏe đúng cách thì sẽ không phải lo vào viện chữa bệnh! - Ảnh 3.

Nguyên tắc chăm sóc sức khỏe: Luôn kết hợp giữa động và tĩnh

Quá trình chăm sóc sức khỏe quan trọng nhất là biết rõ về sự kết hợp giữa động và tĩnh, đầu tiên là phải tĩnh tại trong việc chăm sóc tim.

Giáo sư Đào cho rằng, tim thuộc thần kinh, quản lý và kiểm soát cảm xúc, duy trì sự cân bằng từ bên trong tới bên ngoài, giữ cho trạng thái tinh thần luôn khỏe mạnh.

Việc chăm sóc trái tim nên bắt đầu từ việc đọc sách, ghi chép, viết lách. Sau đó có thể ngồi thiền, làm các công việc yên tĩnh nhất có thể như luyện tâm công hay thả lỏng cơ thể.

Việc ngồi thiền thực ra không hề khó. Chỉ cần bạn ngồi trên ghế, trên giường hoặc bất kỳ nơi nào, thả lỏng cơ thể, thẳng lưng và đầu, hai tay để nhẹ trên đùi, mắt nhắm tự nhiên, miệng khép và hít thở đều. Mỗi ngày cố gắng ngồi khoảng 30 phút thì sẽ không lo lắng đến các bệnh về tim hoặc trí não.

Người cao tuổi thì chỉ cần ngồi khép chân, không nhất thiết phải xếp bằng hay đan chéo chân vào nhau để tránh việc bị tê chân, giảm lưu thông khí huyết. Ngồi thiền xong có thể mát xa xoa bóp để tăng cường trao đổi chất.

Thời gian ngồi thiền tốt nhất nên thực hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu không đủ thời gian ngồi lâu thì chỉ cần ngồi ngắn trong 5-10 phút cũng đều rất tốt.

Giáo sư 101 tuổi: Chăm sóc sức khỏe đúng cách thì sẽ không phải lo vào viện chữa bệnh! - Ảnh 4.

Sau khi thực hiện việc "tĩnh" thì sẽ chuyển sang "động". Muốn có tuổi thọ cao bắt buộc phải vận động. Con người phải vận động thì mới có thể sinh ra dương khí, mới có thể có năng lượng sống khỏe mạnh.

Giáo sư Đào là người "mê" bài tập dưỡng sinh Bát đoạn cẩm ngay từ thời ông còn đang là thanh niên. Kể từ đó đến nay ông thường xuyên duy trì tập bài tập này. Đây là một bài tập tối ưu cho người tập vì sự kết hợp giữa nhanh và chậm, hít thở, vận động tất cả hầu hết các cơ xương khớp, động tác nhẹ nhàng, đơn giản, giúp tâm và thân đều thư thái.

Khi thời tiết đẹp thì ông tập ở ngoài trời, với mục đích đón dương nuôi thận (nhận ánh sáng mặt trời để chăm sóc thận). Nếu trời mưa, ông sẽ tập ở trong nhà.

Hãy tự tìm cho mình một môn thể dục thể thao yêu thích, phù hợp với thể trạng và duy trì nó mỗi ngày. Có vận động thì mới có tồn tại. Tồn tại tốt nghĩa là sống khỏe, sống thọ.

Giáo sư 101 tuổi: Chăm sóc sức khỏe đúng cách thì sẽ không phải lo vào viện chữa bệnh! - Ảnh 5.

Giáo sư Đào đang thực hiện bài tập Bát đoạn cẩm

Nhiều người hỏi ông, có bí quyết ăn uống nào giúp ông sống thọ, ông đều trả lời đơn giản rằng, hãy ăn đa dạng, đừng kiêng gì cả.

Giáo sư Đào rất quan tâm đến việc ăn uống. Đông y quan niệm rằng, nam giới khỏe nhờ ăn, nữ giới khỏe nhờ ngủ. Ăn ngủ tốt là 2 tiêu chí quan trọng hàng đầu trong việc chăm sóc sức khỏe.

Giáo sư Đào duy trì lịch ăn uống mỗi ngày 3 bữa, thời gian cố định và suất ăn cố định về lượng, ăn no khoảng 70% là dừng bữa. Ông thích ăn các món thanh nhạt, dễ tiêu hóa.

Món ăn chính của ông gồm có cơm, rau củ quả và trái cây kết hợp với các loại khoai, yến mạch, các loại đậu và thịt cá. Ngoài ra, ông thường xuyên ăn thịt gà, tôm, trứng, mỗi ngày uống một cốc sữa, ăn thêm táo gai và tuân thủ chế độ ăn uống cân bằng.

*Theo Health/Sina

Theo Vân Hồng

Cùng chuyên mục
XEM