Facebook vs Google: màn so găng của những gã khổng lồ công nghệ từng nhiều lần vi phạm quyền riêng tư

13/05/2018 08:51 AM | Công nghệ

Facebook và Google đều là những hãng công nghệ mang tới nhiều dịch vụ miễn phí, nhưng người dùng lại phải trả cái giá không hề rẻ khi dữ liệu cá nhân bị rò rỉ.

Tất cả chúng ta đều yêu thích các sản phẩm miễn phí, nhưng nếu kèm theo đó là phải đánh đổi thông tin cá nhân thì liệu có xứng? Ngay thời điểm này, người dùng vẫn không biết dữ liệu của mình có được an toàn hay đã bị rao bán cho các nhà quảng cáo.

Facebook vs Google: màn so găng của những gã khổng lồ công nghệ từng nhiều lần vi phạm quyền riêng tư - Ảnh 1.

Facebook và Google đều dính không ít vụ bê bối liên quan tới bảo mật dữ liệu

Mark Zuckerberg đã dễ dàng vượt qua hai buổi điều trần tại Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Nếu ai quan tâm tới bảo mật thông tin thì chắc sẽ giật mình khi đây không phải lần đầu tiên Facebook thu thập và sử dụng trái phép dữ liệu người dùng. Đáng sợ hơn, đó chưa phải trường hợp duy nhất trong giới công nghệ, bởi gã khổng lồ tìm kiếm Google cũng có lịch sử chẳng mấy tốt đẹp.

Hãy cùng điểm lại những lần Facebook và Google dính vào các vụ bê bối thu thập dữ liệu người dùng. Bạn sẽ phải thức tỉnh để không trở thành “mồi ngon” của các hãng công nghệ đang đem dữ liệu của bạn rao bán như mớ rau ngoài chợ.

Facebook và cái giá bạn phải trả để sử dụng mạng xã hội lớn nhất hành tinh

-Số người có thông tin bị chia sẻ sai quy định với Cambridge Analyca của Facebook là: 87 triệu người dùng

-Facebook thừa nhận rằng hầu hết 2,2 tỷ thành viên của họ có thể đã bị khai thác dữ liệu cá nhân. Có những đối tượng đã lợi dụng công cụ tìm kiếm Facebook theo số điện thoại và email để xác định và thu thập thông tin người dùng trong vài năm qua. Họ có thể đã bí mật thu thập dữ liệu như tên, số điện thoại, email rồi sử dụng chúng vào hành vi lấy cắp thông tin khác hoặc những việc làm phi pháp mà khó lường trước hết.

Facebook vs Google: màn so găng của những gã khổng lồ công nghệ từng nhiều lần vi phạm quyền riêng tư - Ảnh 2.

-Tháng 11 năm 2011, Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ FTC kết luận Facebook đã không giữ lời hứa bảo vệ quyền riêng tư, đồng thời yêu cầu mạng xã hội này duy trì chính sách bảo mật toàn diện. Cám ơn FTC vì giờ thì Facebook đã phải xin phép trước khi chia sẻ dữ liệu người dùng theo cách mới.

-Năm 2016, Facebook bị chính phủ Tây Ban Nha phạt 1,44 triệu USD vì tội thu thập dữ liệu liên quan tới tư tưởng, niềm tin tôn giáo, giới tính và sở thích cá nhân của người dùng mà không nói rõ sẽ làm gì với những thông tin đó.

-Cũng trong năm 2016, Facebook đã sử dụng dữ liệu người dùng để đề xuất cho bạn bè mà không cần sự cho phép của họ.

-Tháng 1 năm 2012, Facebook còn thử nghiệm xóa bài đăng cả tiêu cực lẫn tích cực của 689.003 tài khoản người dùng để xem điều đó ảnh hưởng tới tâm trạng của họ như thế nào mà không hề thông báo.

-Cuối cùng, hồi tháng 4 năm nay, Facebook thừa nhận đã quét tin nhắn riêng tư của người dùng để phục vụ cho việc quảng cáo và nhắm mục tiêu dữ liệu.

Người dùng cũng trả cái giá không hề nhỏ khi sử dụng Google và các dịch vụ của hãng

-Năm 2012, sau khi bị 38 bang kiện, Google đã thừa nhận những chiếc xe của họ không chỉ chụp ảnh mà còn thu thập dữ liệu về các ngôi nhà và kiến trúc, kể cả mật khẩu, email và thông tin cá nhân khác.

-Vào tháng 8 năm 2018, Google bị FTC kiện vì đã qua mặt các biện pháp bảo mật trên thiết bị Apple, đồng thời dùng code bí mật để tránh khỏi sự theo dõi của trình duyệt Safari vì mục đích quảng cáo nhắm đối tượng.

Facebook vs Google: màn so găng của những gã khổng lồ công nghệ từng nhiều lần vi phạm quyền riêng tư - Ảnh 3.

-Tháng 10 năm 2017, giới công nghệ phát hiện Google Home Mini đã ghi lại mọi thứ trong nhà bất kể người dùng có kích hoạt hay không. Lỗ hổng phần mềm này sau đó đã được Google sửa chữa.

-Khiếu nại gần đây cho rằng, YouTube của Google đã thu thập thông tin của trẻ dưới 13 tuổi mà chưa có sự đồng ý của cha mẹ.

-Năm 2014, Google bị kiện với cáo buộc thu thập dữ liệu người dùng trên nhiều thiết bị khác nhau rồi bán cho các nhà quảng cáo mà không xin phép.

Cái giá của những dịch vụ miễn phí không hề rẻ chút nào. Một số người có thể cho rằng vài thông tin cá nhân đó thì ảnh hưởng gì tới mình thì hãy nghĩ lại. Bởi trong những tình huống nhất định, các dữ liệu đó sẽ trở thành chìa khóa giúp tin tặc lấy được tài khoản ngân hàng và nhiều thứ khác nữa. Quan điểm chính trị, sở thích hay thậm chí là tin nhắn với người yêu, thói quen xem tường bạn gái cũ của bạn cũng có thể trở thành “món hàng” trên chợ đen.

Trước khi tình hình được cải thiện, người dùng tốt nhất hãy tự ý thức trách nhiệm bảo mật thông tin cá nhân. Đôi khi chỉ một chi tiết nhỏ trên không gian internet thôi cũng có lúc gây hại cho bạn.

Theo Lê Min Kop

Cùng chuyên mục
XEM