Facebook đang vô tình tiếp tay cho khủng bố

12/04/2016 08:58 AM | Công nghệ

Facebook đã và đang trở thành một chợ đen buôn vũ khí tấp nập, cung cấp các loại vũ khí từ súng ngắn, lựu đạn đến súng máy hạng nặng và tên lửa cho các tổ chức khủng bố tại vùng chiến sự.

Trong tuần này, Facebook đã buộc dừng hoạt động 6 trên 7 nhóm kín và nhóm bí mật bị nghi ngờ có hoạt động trao đổi vũ khí sau khi được tờ New York Times cũng cấp thông tin và bằng chứng về chúng.

Phát hiện này dựa trên kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi ARES (Armament Research Services: một tổ chức tư vấn và phân tích trong lĩnh vực vũ khí, đạn dược) về hoạt động buôn bán vũ khí trên phương tiện truyền thông xã hội ở Libya, Syria, Iraq và Yemen.

Các vũ khí được giao dịch bao gồm cả vũ khí hạng nặng và tên lửa tầm nhiệt.

Nhiều giao dịch đã được sắp xếp sau khi những bức ảnh vũ khí được đăng lên các nhóm kín và nhóm bí mật. Các bài đăng này đóng vai trò gần giống như những quảng cáo mà trong đó các loại vũ khí được phân loại kỹ thuật cụ thể.

Hình ảnh quảng cáo súng máy, súng trường và súng ngắn được đăng trên một nhóm giao dịch vũ khi
Hình ảnh quảng cáo súng máy, súng trường và súng ngắn được đăng trên một nhóm giao dịch vũ khi

Báo cáo này cũng ghi nhận 97 lần giao dịch bất hợp pháp các loại tên lửa, súng hạng nặng, súng phóng lựu và súng chống vật liệu Materiel. Những vũ khí này đều được dùng để vô hiệu hoá các thiết bị quân sự và tất cả giao dịch của chúng đều được thực hiện thông qua các nhóm trên Facebook ở Libya từ tháng 9 năm 2014.

Các loại vũ khí khác cũng được rao bán trên Facebook

Theo N.R. Jenzen-Jones, giám đốc của ARES và cũng là tác giả của bài báo cáo, súng máy và tên lửa chỉ là một phần nhỏ trong mạng lưới buôn bán vũ khí trên Facebook và các mạng xã hội khác.

Những kẻ bán vũ khí còn tìm khách hàng cho loại súng ngắn và vũ khí bộ binh hạng nặng hơn thế rất nhiều. Các loại súng trường được rao bán chủ yếu là súng trường tấn công Kalashnikov, loại được sử dụng rộng rãi bởi các binh sĩ trong khu vực và súng trường FN FAL, loại rất phổ biến ở Lybia.

Hình ảnh từ một nhóm giao dịch vũ khí ở Iraq
Hình ảnh từ một nhóm giao dịch vũ khí ở Iraq

Việc buôn bán vũ khí dễ dàng trên mạng xã hội đã trở thành nguyên nhân khiến xung đột tăng cao.

Sử sụng mạng xã hội để thực hiện giao dịch vũ khí là một vấn đề khá mới ở Libya. Thị trường vũ khí ở nước này vẫn luôn được thắt chặt và việc truy cập vào internet vẫn còn bị hạn chế rất nhiều cho đến khi Đại tá Muammar el-Quaddafi chết dưới họng súng của quân nổi dậy năm 2011.

Tuy nhiên, thị trường vũ khí online không chỉ xuất hiện ở Libya mà chúng còn tồn tại ở các nước khác như Iraq, Syria và Yemen.

Tờ Times đã thông báo với Facebook về nhóm khả nghi và yêu cầu công ty này kiểm tra tính hợp lệ của chúng. Sáu trên bảy nhóm này đã bị Facebook cho ngừng hoạt động. Nhóm còn lại được cho là có đăng những tấm hình vũ khí nhưng chỉ thảo luận về chúng và cấm mọi hoạt động mua bán trong nhóm.

Facebook kêu gọi người dùng báo cáo các trường hợp buôn bán vũ khí trên mạng xã hội này.

Phần quan trọng nhất trong nỗ lực bảo vệ người dùng của Facebook chính là khiến việc thông báo những trường hợp bị nghi ngờ buôn vũ khí trở nên dễ dàng hơn chỉ bằng một cú click chuột vào ô “Report” (báo cáo) trên mỗi bài đăng.

Bằng cách này, các nhóm Community Operations (tạm dịch: nhóm hoạt động cộng đồng) của Facebook sẽ đánh giá các báo cáo được gửi đến bằng nhiều thứ tiếng, sau đó kiểm tra và loại bỏ các nội dung vi phạm.

Không ai biết chính sách này sẽ mang lại hiệu quả như thế nào trong thực tiễn, bởi rất nhiều nhóm giao dịch vũ khí đã tồn tại trên dưới hai năm trên Facebook với hàng nghìn thành viên tham gia trước cả khi Facebook công bố lệnh cấm này.

Những giao dịch này đều được thực hiện tại các nước nơi tổ chức hồi giáo tự xưng IS, các lực lượng vũ trang khủng bố, bao gồm Al Qaeda hoạt động mạnh mẽ.

Chính phủ các nước này không thể kiểm soát được lãnh thổ rộng lớn của mình và xã hội đang phải chịu áp lực rất lớn. Vì thế Facebook đang kêu gọi 1,6 tỉ người dùng của mình chung tay ngăn chặn nguy cơ mà những giao dịch vũ khí bất hợp pháp này mang lại.

Thành NT

Cùng chuyên mục
XEM