Đừng tưởng toilet là nơi bẩn nhất, những thứ 'tưởng sạch' này cũng nhung nhúc vi khuẩn!

04/11/2017 09:49 AM | Sống

Dù bạn không thể nhìn thấy, nhưng rất nhiều loại vi khuẩn đang ẩn náu bên trong những vật dụng mà bạn đang sử dụng hàng ngày

Dù bạn không thể nhìn thấy, nhưng rất nhiều loại vi khuẩn đang ẩn náu bên trong những vật dụng mà bạn đang sử dụng hàng ngày, do vậy, cách tốt nhất là hãy vệ sinh định kỳ các loại vật dụng này định kỳ hàng tuần.

1. Chăn ga gối đệm

Bạn sẽ không thể tưởng tượng được, mỗi buổi sáng thức dậy có hàng ngàn con vi trùng từ trên giường bám lên cơ thể và theo bạn đi khắp nơi.

Các nghiên cứu cho thấy, con người có thể sản xuất 26 galon mồ hôi trên giưỡng mỗi năm, chất lỏng này sẽ tạo môi trường ẩm cho vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, giường cũng là nơi chứa vô số vi khuẩn từ dầu bài tiết của cơ thể, phấn hoa, phân tử thực phẩm (nếu bạn thích ăn vặt trên giường).

Nếu bạn bị dị ứng hoặc nhạy cảm với ve bụi, phấn hoa… các triệu chứng có thể tồi tệ hơn khi ga giường không được vệ sinh thường xuyên. Bác sĩ Dena Nader tại Washington, Pennsylvania cho biết nhiều người chỉ giặt ga và gối chỉ 1-2 lần/tháng, tuy nhiên, để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, bạn nên vệ sinh ga gối mỗi tuần/lần.

2. Điện thoại

Nếu bạn đang có thói quen coi điện thoại là vật bất ly thân, bạn dùng điện thoại cả ngày lẫn đêm, kể cả trong khi đi vệ sinh, thì coi chừng, điện thoại chính là ổ chứa vi khuẩn bởi í tai trong số chúng ta để ý làm sạch thiết bị này.

Tiến sĩ Cynthia Bailey, bác sĩ da liễu tại Mỹ nói rằng, điện thoại chính là vật lây lan vi trùng có nguồn gốc từ da, đường hô hấp và phân. Một số các tác nhân gây bệnh bao gồm vi khuẩn E. coli, tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA), liên cầu khuẩn Streptococcus.

3. Chai nước thể thao

Chai nước bạn dùng đi dùng lại nhiều lần mỗi khi đi tập có thể là nơi trú ẩn ưa thích cho các loại vi khuẩn phát triển. Một nghiên cứu từ Đại học Calgary đã lấy mẫu nước từ 70 chai nước uống không được vệ sinh thường xuyên và phát hiện ra các loại vi khuẩn có trong phân, vi sinh và nấm.

Những vi khuẩn này tập trung nhiều nhất trên miệng và nắp chai. Mặc dù không phải các loại vi khuẩn đều có hại, tuy nhiên nghiên cứu đã chỉ ra rằng hơn 60% vi khuẩn ứ đọng ở chai nước có thể gây ra các bệnh như E.coli.

Các chuyên gia khuyên bạn nên vệ sinh chai nước hàng ngày bằng xà phòng và nước nóng.

4. Đồ lót

Quần áo lót tích tụ mồ hôi, mầm bệnh và chất bài tiết dư thừa. Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm vải cotton ở đồ lót trước và sau khi giặt, kết quả phát hiện hầu như không có sự khác biệt về lượng vi khuẩn. Các chuyên gia khuyên bạn không nên mặc đồ lót quá 24 giờ, bởi mặc quá lâu có thể gây ra các vấn đề như ngứa, dị ứng da và nhiễm trùng.

5. Bọt biển trong nhà bếp

Các nhà vi trùng học nhận định miếng bọt rửa bát đĩa là đồ dùng bẩn nhất trong nhà do nó chứa đầy vi khuẩn, thậm chí còn bẩn hơn chỗ ngồi trong nhà vệ sinh. Đây là nơi có môi trường ấm áp và ẩm ướt, chứa nhiều mảnh thức ăn còn sót lại, tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

Một nghiên cứu năm 2017 đã tìm thấy 362 loại vi khuẩn khác nhau cư trú trên miếng bọt biển nhà bếp. Các chuyên gia cho biết bạn nên quay miếng bọt biển trong lò vi sóng 30 giây để diệt khuẩn, chu kỳ mỗi lần trong 3-5 ngày.

6. Thảm yoga

Ngay cả khi bạn không đổ mồ hôi, thảm yoga vẫn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Da tiếp xúc với thảm yoga bẩn có chứa vi trùng và vi khuẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng da, mụn trứng cá, nấm móng chân và thậm chí bị nhiễm vi rút gây bệnh mụn rộp, nhiễm tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn.

Tiến sĩ David Greuner, giám đốc điều hành kiêm đồng sáng lập Hiệp hội phẫu thuật NYC (Mỹ) khuyên rằng, đối với những người dùng chung thảm, nên lau sạch bằng chất khử trùng trước khi sử dụng nó.

7. Khăn tắm

Nếu bạn đang có thói quen dùng khăn tắm rồi để tự khô và dùng lại lần nữa thì hãy coi chừng bệnh tật do vi khuẩn. Khăn tắm được xem là môi trường yêu thích của vi khuẩn bởi môi trường sợi vải, ẩm thường xuyên. Một nghiên cứu năm 2013 đã tìm thấy vi khuẩn E.coli tồn tại trên 25% bề mặt khăn tắm.

Nếu bạn dùng chung khăn tắm với người khác, đồng nghĩa với việc bạn đang mở đường cho vi khuẩn từ người khác lây nhiễm vào cơ thể mình.

Các chuyên gia cho biết, không nhất thiết phải giặt khăn tắm sau mỗi lần sử dụng, tuy nhiên, bạn nên giặt khăn tắm sau 3-4 lần dùng và phơi khô dưới ánh nắng để loại bỏ vi khuẩn.

*Theo Menshealth

Theo Linh Chi

Cùng chuyên mục
XEM