Đừng nghĩ văng tục là cá tính, trái lại nó còn ảnh hưởng lớn tới con đường thăng tiến của bạn đấy

26/08/2016 19:05 PM | Kinh doanh

Bạn có nghĩ rằng việc văng tục khiến bạn trở nên lạc lõng và thiếu chuyên nghiệp trong mắt đồng nghiệp không? Đã khi nào ai đó trong chúng ta nhận ra một sự thật cay đắng rằng không thể thăng tiến được chỉ vì sếp “ấn tương” bạn là người hay văng tục và thiếu văn minh trong công việc?

Một khảo sát của CareerBuilder cho thấy 64% lãnh đạo trả lời rằng họ không để tâm tới những nhân viên nói năng tục tĩu và 57% trong số đó, hiếm khi ra quyết định bổ nhiệm cấp dưới có biểu hiện “thiếu văn minh” tại nơi làm việc. Sự thật là hầu hết mọi người đều nghĩ rằng người văng tục là thiếu chững chạc, thiếu kiềm chế và thiếu khôn ngoan trong môi trường công sở.

Đến đây, bạn có thể đặt câu hỏi rằng văng tục gây hại những gì, và lợi ích mà nó mang lại là gì? “Văng tục, chửi thề có thể làm bạn cảm thấy tốt hơn, nhưng nó khiến bạn không được tôn trọng, không phản ánh một cá tính mạnh mẽ, không giải quyết các mâu thuẫn, không thể hiện sự thông minh, cũng không giúp bạn được thăng chức”, theo ý kiến của James O’Conner, tác giả cuốn Cuss Control chuyên bàn nói về cách giảm văng tục.

Ở một ý kiến tương tự, theo Rosemary Haefner - Phó chủ tịch Nguồn nhân lực của Career Builder cho biết: “Nhiều ông chủ đánh giá cao phong cách nghiêm túc, chuyên nghiệp của cấp dưới và khi một nhân viên văng tục thì hành động đó có thể bị coi là vi phạm nội quy lao động. Điều này đặc biệt đúng đối với các vị trí Front thường hay gặp gỡ đối tác và tiếp xúc với khách hàng, bất cứ ngôn từ nào không chuẩn mực bị phát ngôn ra đều tác động tiêu cực đến nhận thức của đối tác, khách hàng của họ.”

Bà Haefner đánh giá thêm: “Văng tục thường xuyên có thể là dấu hiệu của sự non nớt, nóng tính hoặc đơn giản là thiếu chuyên nghiệp và có 51% nhân viên nói rằng họ văng tục tại nơi làm việc. Phần lớn trong số họ (95%) nói họ làm vậy trước mặt đồng nghiệp, trong khi 51% sử dụng ngôn ngữ tục tĩu trước mặt ông chủ. Họ ít có khả năng sử dụng những từ tục tĩu trước mặt các nhà lãnh đạo cao cấp và khách hàng của họ.

Bà Haefner cho rằng “Văn hóa công sở mỗi nơi một khác, khi bạn thoải mái văng tục trước mặt người khác và thậm chí là trước mặt sếp mình mà không có ai có ý kiến thì điều đó có thể là một tín hiệu những người xung quanh có thể chấp nhận ngôn ngữ văng tục tại đây. Tuy nhiên, chưa hẳn vậy, mối nguy hại cho nhân viên văng tục đó nằm ở thực tế có một số sếp không lên tiếng tỏ thái độ không ủng hộ văng tục ngay lập tức, nhưng sẽ xem xét trong báo cáo hàng năm và thời điểm thăng chức.

Một cuộc khảo sát được tiến hành trực tuyến tại Mỹ bởi Harris Interactive thay mặt Career Builder, được thăm dò ý kiến hơn 2.000 nhà tuyển dụng và 3.800 nhân viên Mỹ. Kết quả cho thấy nhân viên hay văng tục tại nơi làm việc rất ít có cơ hội “lọt vào mắt xanh” của sếp với nhiều lý do. Phần lớn các nhà tuyển dụng nói họ tin rằng việc sử dụng các từ tục tĩu sẽ đặt ra nghi vấn về tính chuyên nghiệp của người nhân viên đó trong khi những người khác đánh giá họ thiếu tự chủ và thiếu trưởng thành khi văng tục tại nơi làm việc. Hơn một nửa nói sử dụng từ tục tĩu tại nơi làm việc khiến cho nhân viên có vẻ ít thông minh hơn.

Heafner cho biết thêm: “Có một vài lý do mọi người văng tục chẳng hạn như thói quen, văn hóa tổ chức và sự căng thẳng”. Những nhân viên có thói quen văng tục nhiều ở nhà hoặc trong mối quan hệ xã hội ngoài công việc, thường cảm thấy khó khăn để không văng tục trong hoàn cảnh thảo luận nảy lửa với đồng nghiệp. Trong một số trường hợp, một số phòng ban hay tổ chức có thể có văn hóa nội bộ thoải mái hơn, nhân viên văng tục không bị bất cứ ai “nóng mắt”. Cuối cùng, những lời tục tĩu có thể được sử dụng nhiều nhất khi căng thẳng lên cao.

Không chỉ những người nổi tiếng như đầu bếp Gorden Ramsay hay các nhân vật tiểu thuyết như Malcolm Tucker từ The Thick of It, mà cả các giám đốc điều hành như cựu CEO của Yahoo, Caral Bart, và CEO hiện tại của T-mobile, John Legere, đều đã nhiều lần văng tục trước công chúng.


CEO của hãng dịch vụ điện thoại di động T-Mobile John Legere nổi tiếng vì dùng từ ngữ văng mạng (Credit: Getty Images)

CEO của hãng dịch vụ điện thoại di động T-Mobile John Legere nổi tiếng vì dùng từ ngữ 'văng mạng' (Credit: Getty Images)

Ngay cả Tổng thống Barack Obama cũng từng gây chú ý khi nói ông đang nghĩ xem nên “đá đít ai” sau sự cố tràn dầu ở Vịnh Mexico năm 2010. Gần đây, Tổng thống của Philippines Rodrigo Duterte có những phát ngôn bạt mạng với nhiều lời tục tĩu, các tuyên bố gây tranh cãi về chính sách, quan điểm về phụ nữ và hiện tại nhận được sự ủng hộ lớn từ dân chúng, Chính trị gia 71 tuổi được ví như Donald Trump - ứng viên đại diện đảng Cộng hòa trong cuộc đua tổng thống Mỹ năm 2016.

Rõ ràng việc văng tục đã không ngăn cản nhiều người trên nấc thang sự nghiệp.

Một nghiên cứu còn chỉ ra rằng việc sử dụng các từ ngữ tục tĩu một cách khéo léo còn giúp bạn dễ thuyết phục người khác hơn.

Có lẽ là khi được sử dụng đúng, nó là một công cụ tốt trong việc điều hành.

Không ai nghĩ rằng văng tục có thể giúp bạn thăng tiến mà không cần đến năng lực. Thế nhưng nó có giúp ích hay không?

Rõ ràng là văng tục thường xuyên tại công sở không hề là một tiêu chí cho việc thăng chức, thế nhưng những người được lựa chọn để thăng chức cần có khả năng để kết với những người xung quanh. Trong một số ngữ cảnh nhất định, văng tục là một trong những cách để trở nên hoà đồng, tự nhiên, gần gũi và cũng dễ khiên người ta sợ hơn.

Lật lại vấn đề nếu văng tục giúp bạn gần gũi một nhóm hơn, liệu nó có khiến bạn bị một nhóm khác xa lánh? Và nếu vậy, liệu văng tục có góp phần làm cho chốn công sở trở nên thiếu thân thiện hơn?
Ở một số nước Phương Tây, các công sở ngày nay hầu hết đều không quan tâm đến việc văng tục mà họ quan tâm hơn đến một môi trường làm việc tạo được sự hoà đồng và hiệu suất cao. Các vụ kiện trong lao động liên quan đến văng tục thường bắt nguồn từ các nguyên nhân nghiêm trọng hơn, ví dụ như bắt nạt hoặc quấy rối.

Tại Hoa Kỳ, định nghĩa của nhiều người về sự xúc phạm cũng rất khác nhau và thống kê tỷ lệ văng tục cũng không phải là nhỏ. Cuộc khảo sát cũng phân tich kết quả theo vùng. Trong số thị trường hàng đầu của Mỹ, nhân viên ở Thủ đô Washington chắc chắn báo cáo rằng họ văng tục tại nơi làm việc với Denver và Chicago nằm trong top 3. Sau đây là 10 thành phố được xếp loại:

• Washington D.C. – 62% văng tục tại nơi làm việc

• Denver – 60% văng tục tại nơi làm việc

• Chicago – 58% văng tục tại nơi làm việc

• Los Angeles – 56% văng tục tại nơi làm việc

• Boston – 56% văng tục tại nơi làm việc

• Atlanta – 54% văng tục tại nơi làm việc

• Minneapolis – 50% văng tục tại nơi làm việc

• Phoenix – 47% văng tục tại nơi làm việc

• New York – 46% văng tục tại nơi làm việc

• Philadelphia – 44% văng tục tại nơi làm việc

Cuối cùng, CareerBuilder phân loại theo nhóm tuổi về tình hình văng tục tại nơi làm việc cụ thể như sau:

• Nhân viên có độ tuổi từ 18-24 – 42% nói rằng họ văng tục tại công sở

• Nhân viên có độ tuổi từ 25-34 – 51% nói rằng họ văng tục tại công sở

• Nhân viên có độ tuổi từ 35-44 – 58% nói rằng họ văng tục tại công sở

• Nhân viên có độ tuổi từ 45-54 – 51% nói rằng họ văng tục tại công sở

• Nhân viên có độ tuổi trên 55 – 44% nói rằng họ văng tục tại công sở

Tuy vậy, ở nhiều nước, tuy có sự thoải mái với việc văng tục tại nơi làm việc và cuộc sống, bên cạnh ngôn ngữ phân biệt giới tính và chủng tộc, còn có nhiều trường hợp khác mà bạn cần tránh văng tục. Đừng văng tục trước trẻ con, micro, khách hàng, bệnh nhân hay trong lúc phỏng vấn việc làm. Bên cạnh đó, văng tục trước một người nào đó thường mang lại nhiều rủi ro hơn là văng tục khi bạn đang in mà giấy bị kẹt trong máy in.


Rapper 50 Cent đã bị phạt 1.100 đô la Mỹ do văng tục trong buổi diễn tại St Kitts (Credit: Getty Images)

Rapper 50 Cent đã bị phạt 1.100 đô la Mỹ do văng tục trong buổi diễn tại St Kitts (Credit: Getty Images)

Ở một số nước châu Á, việc văng tục không phù hợp có thể khiến người khác mất mặt và gây đổ vỡ một mối quan hệ.

Tại Việt Nam trong nội quy lao động của hầu hết doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội, đều quy định rằng nói tục, chửi bậy là một trong những hành vi vi phạm của Người lao động bị xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách bằng miệng. Dân gian có câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, tại môi trường làm việc chúng ta cần phải học cách nói năng sao cho phù hợp với nội quy, văn hóa, nhưng vẫn cần tạo mội trường hòa đồng, gần gũi, vì vậy, chúng ta vẫn cần phải tuân thủ nội quy lao động, phải học và phải luyện cách nói năng hàng ngày là vậy.

Điều quan trọng nhất là bạn khéo léo để tâm tới mọi người xung quanh và hiểu về văn hóa của tổ chức nơi bạn làm việc, văng tục là thói quen xấu nhưng đôi khi vì xúc cảm và sự căng thẳng, nóng giận chúng ta không thể kiềm chế được. Khi bình tâm trở lại, chúng ta nên tự nhận thức để cố gắng luyện tập thói quen kiềm chế cảm xúc, tránh làm mất lòng sếp, đồng nghiệp và mọi người xung quanh. Con đường thăng tiến sẽ rộng mở với những người có năng lực, thực sự xứng đáng và biết cách giao tiếp chuẩn mực.

Khánh Ly

Cùng chuyên mục
XEM