Dubai đang biến bộ phim viễn tưởng Cảnh sát Robot thành hiện thực

22/06/2017 09:27 AM | Xã hội

Robocop của đạo diễn Paul Verhoeven lần đầu tiên ra mắt vào năm 1987. 30 năm sau, ý tưởng này được biến thành hiện thực ở Dubai.

Vào ngày 24 tháng năm, Dubai đã cho ra mắt một robot cảnh sát mới, đánh dấu giai đoạn đầu tiên của sự tích hợp robot vào lực lượng cảnh sát.

Phiên bản được sửa đổi của robot REEM (được thiết kế bởi PAL Robotics và công bố vào năm 2011) có khả năng cung cấp video cho trung tâm chỉ huy, chuyển tiếp các vụ phạm tội đã được báo cáo đến với cảnh sát, xử lý tiền phạt, nhận diện khuôn mặt và nói 9 ngôn ngữ. Nó sẽ hoạt động tại hầu hết các trung tâm mua sắm và các điểm tham quan du lịch.

Dubai hy vọng rằng robot sẽ chiếm 25% lực lượng cảnh sát vào năm 2030, và giai đoạn tiếp theo là sử dụng chung như những nhân viên tiếp tân tại các đồn cảnh sát. Chuẩn tướng Khalid Nasser Alrazooqi, Tổng giám đốc Sở dịch vụ thông minh của cảnh sát Dubai, nói với CNN rằng mục tiêu cuối cùng của họ là cho ra mắt một robot đầy đủ chức năng có thể hoạt động như một cảnh sát bình thường.


Nguy cơ con người bị thay thế bởi robot ở một số quốc gia và tiểu bang ở Mỹ (Nguồn: City Source)

Nguy cơ con người bị thay thế bởi robot ở một số quốc gia và tiểu bang ở Mỹ (Nguồn: City Source)

Cảnh sát trưởng mới trong thành phố?

Nhân viên cảnh sát hoặc binh lính robot là những ý tưởng khoa học viễn tưởng đã xuất hiện suốt một thời gian dài, nhưng chúng đang ngày càng được hiện thực hóa. Vào tháng 2, Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng AnBot sử dụng nhận diện khuôn mặt để xác định tội phạm và có khả năng theo dõi chúng cho đến khi cảnh sát ập tới. Trong khi đó, ở Nga, robot FEDOR được so sánh với Robocop khi một video cho thấy nó bắn trúng mục tiêu cực kỳ chính xác, nâng tạ tay và đi bộ.

Mối quan tâm về đạo đức lớn nhất của những sáng chế này là ai sẽ là người chịu trách nhiệm khi một con robot quyết định sai lầm và làm bị thương ai đó trong một tình huống phạm tội. Elon Musk, Steven Hawking và các nhà khoa học có nhiều sáng chế khác đã xác định AI là một nguy cơ nghiêm trọng đến sự tồn tại của con người. Họ lập luận rằng các robot không nên được cho phép giết người.

Alan Winfield, một giáo sư về đạo đức robot tại Đại học West England, đã viết về vấn đề này trên trang blog của ông. Trong một cuộc phỏng vấn với CNN, Alan nói: “Vấn đề là bạn không thể khiến một chiếc máy chịu trách nhiệm về những lỗi lầm của nó. Làm thế nào mà bạn có thể trừng phạt nó? Làm thế nào để bạn xử phạt nó? Bạn không thể.”

K Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM