Du lịch Sa Pa tăng trưởng mạnh, bất động sản nghỉ dưỡng núi cất cánh

17/07/2018 08:00 AM | Kinh doanh

Đến năm 2020, Sa Pa được dự báo sẽ đón khoảng 4 triệu lượt khách, thúc đẩy nhu cầu về cơ sở lưu trú và dịch vụ phục vụ khách du lịch trong nước lẫn quốc tế.

Vùng đất du lịch đặc trưng về thiên nhiên, văn hóa

Sa Pa cùng với Đà Lạt, Bà Nà, Mẫu Sơn, Tam Đảo, Ba Vì là sáu khu nghỉ dưỡng trên núi có khí hậu trong lành quanh năm, do người Pháp phát hiện và khai thác từ những năm đầu của thế kỷ 20. Trong đó, Sa Pa là vùng đất hiếm hoi lưu giữ được những câu chuyện về bản sắc văn hóa đặc trưng, hài hòa sống động của 7 dân tộc cùng sinh sống, gồm: Kinh, Mông, Dao, Tày, Giáy, Xa Phó và dân tộc Hoa; với các điểm du lịch nổi tiếng như: Fansipan - ngọn núi cao nhất của bán đảo Đông Dương, thung lũng Mường Hoa - di sản Quốc gia, top 10 ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới; núi Hàm Rồng – nơi ngắm toàn cảnh Sa Pa, Tả Phìn…

Trong chương trình phát triển du lịch có trách nhiệm của Liên minh châu Âu (còn gọi là Dự án EU), một bản khảo sát khách du lịch quốc tế từng đến Sa Pa cho thấy, có tới 88,53% du khách yêu thích thiên nhiên, phong cảnh; gần 70% du khách đánh giá cao về bầu không khí giàu bản sắc của các làng văn hóa. Vì vậy, có tới 80,5% du khách đến Sa Pa đều đi thăm các bản làng, đi bộ thám hiểm; 57,5% mong được dự chợ phiên và 34,1% có nhu cầu trải nghiệm cuộc sống ở các gia đình người dân tộc.

Nhiều du khách quốc tế đến với Sa Pa còn cho biết vẻ đẹp vùng đất này gợi nhớ đến dãy Pyrenees ở Tây Ban Nha hay dãy Alpes ở Thuỵ Sĩ – vốn là những địa danh du lịch nổi tiếng thế giới.

Sa Pa thiếu nơi lưu trú cao cấp

Với thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa sống động, đa dạng của đồng bào các dân tộc thiểu số, tiềm năng du lịch Sa Pa đang bứt phá chưa từng thấy. Chính vì vậy, cuối năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định công nhận Sa Pa trở thành Khu du lịch quốc gia sớm hơn dự kiến, kèm theo đó là các chính sách phát triển du lịch bền vững.

Theo thống kê từ Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai, Sa Pa thu hút 2,5 triệu lượt khách trong năm 2017 (tăng 60% so với cùng kỳ năm 2016); dự kiến đến năm 2020, Sa Pa đón khoảng 4 triệu lượt khách và năm 2030 là 8 triệu lượt khách.

Dự báo nhu cầu lưu trú tại Sa Pa đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 10.000 phòng, năm 2030 có trên 25.000 phòng, trong đó khoảng 3.000 phòng khách sạn từ 3 sao trở lên.

Tuy nhiên, theo số liệu báo cáo của tỉnh Lào Cai, tính đến cuối năm 2016, Sa Pa chỉ có 298 cơ sở lưu trú với hơn 4.000 phòng khách sạn, trong đó chỉ có khoảng 300 phòng đạt tiêu chuẩn từ 4 sao trở lên. Có thể thấy, Sa Pa đang trong tình trạng thiếu phòng khách sạn và đặc biệt là nơi nghỉ dưỡng cao cấp.

Như vậy, để có 10.000 phòng khách sạn vào năm 2020 nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trú, Sa Pa cần thêm 6.000 phòng nữa; và đến năm 2030 thêm hơn 20.000 phòng. Với các nhà đầu tư, đây chính là cơ hội vàng.

Hạ tầng hoàn thiện và thu hút nhà đầu tư

Hiện trục kết nối lên Sa Pa đã trở nên thuận tiện khi cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi vào hoạt động. Một số dự án hạ tầng giao thông khác đang được triển khai để “dọn đường” đón du khách như tuyến Lào Cai – Sa Pa dự kiến hoàn thành năm 2019; tuyến Quảng Ninh - Hải Phòng – Sa Pa đã được chấp thuận đầu tư; cảng hàng không Lào Cai dự kiến năm 2020 sẽ đi vào hoạt động.

Quần thể nghỉ dưỡng núi Sapa Jade Hill đang là tâm điểm của các nhà đầu tư bất động sản. Ảnh: Sapa Jade Hill cung cấp

Trong năm 2018, tỉnh Lào Cai tiếp tục triển khai nhiều dự án để thúc đẩy du lịch địa phương tăng trưởng nhằm hiện thực hóa mục tiêu thu hút 4 triệu lượt khách, đạt doanh thu hơn 10.000 tỉ đồng.

Việc Sa Pa được công nhận là Khu du lịch quốc gia cùng chủ trương nâng cấp huyện Sa Pa thành Thị xã đã tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội, du lịch; tác động tích cực đến thị trường bất động sản nghỉ dưỡng của Sa Pa nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung.

Hiện tại, Sa Pa đang thu hút hàng loạt chủ đầu tư bất động sản tên tuổi nhập cuộc. Một trong những dự án nghỉ dưỡng trọng điểm là Sapa Jade Hill của Trường Giang Sapa Group, được xem là tiên phong trong phát triển quần thể nghỉ dưỡng núi đầu tiên tại Việt Nam. Dự án có quy mô 47ha, thuộc địa phận xã Lao Chải, cách trung tâm thị trấn Sa Pa 1,8km, sở hữu vị trí đắc địa khi có tầm nhìn hướng ra thung lũng di sản Mường Hoa, lưng tựa núi Hàm Rồng.

Dự án được phát triển theo hướng tôn trọng thiên nhiên và bảo tồn văn hóa đậm đà bản sắc miền sơn cước. Đây vừa là tâm huyết của chủ đầu tư, vừa là chiến lược phát triển nắm bắt xu hướng nghỉ dưỡng của thế giới, đã và đang thu hút sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư trong nước.

A.D

Cùng chuyên mục
XEM