Dù là một công ty công nghệ tiên phong, nhưng đây là 10 thứ từng bị Apple âm thầm khai tử do quá lạc hậu

05/04/2016 07:42 AM | Công nghệ

Apple luôn là một trong những công ty dẫn đầu thế giới công nghệ. Thế nhưng liệu điều này có đồng nghĩa với việc bất cứ sản phẩm nào của họ cũng sẽ "được lòng" người tiêu dùng?

Apple đã đi được một chặng đường dài 40 năm và trên hành trình của mình, công ty này luôn sẵn sàng dũng cảm bỏ lại phía sau những công nghệ không được coi là một sản phẩm thành công của các nhà thiết kế.

1. Ổ mềm floppy drive

Đĩa mềm di động được sử dụng để tải các phần mềm và lưu lại file cần thiết, nó cũng là phương tiện lưu trữ duy nhất của máy tính để bàn thời kì đầu. Loại đĩa này vẫn còn tồn tại cho đến khi xuất hiện ổ đĩa cứng.

Khi Steve Jobs trở lại Apple vào năm 1997 và cho ra đời iMac - chiếc máy tính được thiết kế hợp lý nhắm vào thị trường internet và giải trí, ổ mềm floppy drive đã thực sự mất chỗ đứng.

Và một năm sau đó khi mạng không dây Wi-Fi xuất hiện, ổ đĩa di động này thậm chí không còn được mấy người nhớ đến nữa.

2. Cổng song song

Trước đây, những chiếc máy in thường được kết nối với máy tính thông qua một bộ chuyển tiếp có kích thước rất lớn mang tên "Centronics".

Vào năm 1970, tiến sĩ An Wang đã sử dụng 20.000 sợi dây cáp để thiết kế ra bộ chuyển tiếp đó cho chiếc máy in Centronics Model 101.

Thiết bị này đã được sử dụng trong suốt 28 năm cho đến khi Steve Jobs quyết định thay đổi tất cả những cổng kết nối này bằng USB. Hơn thế nữa, mặc dù USB là một sáng chế thuộc về Intel và Microsoft nhưng việc thay đổi này đã khiến nhiều người tưởng rằng đó là phát minh của Apple.

3. Cổng nối tiếp

RS-232 là một trong những giao diện linh hoạt nhất trong điện toán và vẫn được một số chuyên gia sản xuất thiết bị và người yêu thích điện tử sử dụng hiện nay.

Được thể hiện trong kết nối DB25 giống như ở Centronics và có định dạng DB9 ít rườm rà, giao diện này không ngừng bị nhầm lẫn với cổng VGA.

Nhưng cuối cùng tất cả đều đã chuyển sang sử dụng USB chỉ vì chiếc iMac của Apple có sự thay đổi trong các cổng kết nối.

4. Bút cảm ứng stylus

Trong thời kì đầu, tất cả những thiết bị tablet bao gồm sản phẩm Newton của Apple hay các thiết bị kĩ thuật số hỗ trợ cá nhân (PDAs) khác ở những năm 1990 đều đi kèm một chiếc bút cảm ứng.

Steve Jobs dường như cũng không mấy thiện cảm đối với bút stylus khi cho ra đời chiếc iPad mà không cần sử dụng loại bút này. Apple đã khiến cho bút cảm ứng trở nên thật sự vô dụng khi giới thiệu về màn hình đa cảm biến của mình được tích hợp trên một sản phẩm di động - chiếc iPhone "thần thánh".

Nhưng sau tất cả, có lẽ chính Steve Jobs sẽ phải thừa nhận rằng sản phẩm Apple Pencil mới đây đã khiến những chiếc bút cảm ứng một lần nữa lại trở nên thật thú vị.

5. Điện thoại có bàn phím cứng

Sự ra đời của iPhone vào năm 2007 đã phá vỡ hình ảnh quen thuộc thường thấy của một chiếc điện thoại di động trước đó: một thiết bị vuông dài như "cục gạch" với những phím cứng bên trên.

Những người cảm thấy nuối tiếc về mẫu mã trước đây của điện thoại di động có lẽ chỉ là những người muốn nhắn tin nhanh mà không cần nhìn vào bàn phím.

6. Đĩa cài phần mềm

Sau khi loại bỏ ổ đĩa mềm, Apple tiếp tục "khai trừ" ổ đĩa DVD khỏi những sản phẩm máy tính của mình đơn giản bởi chúng quá mỏng để có chỗ cho các thiết kế đó.

Vào năm 2008, ứng dụng App Store dành cho iPhone ra mắt với rất nhiều những phần mềm được lưu trữ trực tuyến và nó đã có được thành công phần lớn trong thị trường game, nơi mà các game thủ đều không muốn phải chi trả cho một chiếc đĩa cứng để cài đặt trò chơi yêu thích của mình.

7. iWeb

Được ra đời vào năm 2006, iWeb là một sản phẩm của Apple nhằm giúp những người không thực sự sành sỏi về công nghệ vẫn có thể thiết kế và điều hành một trang web. Sau đó, tới năm 2011 Apple đã thay thế tất cả những dịch vụ trực tuyến của mình với iCloud và loại bỏ iWeb khỏi những ứng dụng. Điều nay đã gây nên không ít những thất vọng cho một số người dùng.

8. iPod với ổ đĩa cứng

Chiếc iPod ra mắt năm 2001 đã thực sự có được lợi thế so với những chiếc máy nghe nhạc khác trên thị trường khi đó bởi thay vì một thẻ nhớ chỉ ghi được vài chục bài hát, nó được thiết kế với một ổ đĩa cứng "tí hon" có thể chứa được hàng ngàn bài.

Sự thành công này đã khiến Apple sau đó cho ra mắt nhiều những phiên bản iPod khác nhẹ hơn, nhỏ hơn và rẻ hơn, đồng thời có thể lưu trữ rất nhiều nhạc, video và các ứng dụng.

Tuy vậy, cuối cùng Apple cũng đã "bỏ rơi" sản phẩm iPod Classic khi tập trung cho ra mắt iPhone 6 vào năm 2014.

9. Cổng kết nối 30 chân của iPhone 4

Trong khi ra mắt chiếc iPhone 5 vào tháng 9 năm 2012, Apple đồng thời đã giới thiệu về một cổng kết nối mới để thay thế cáp kết nối 30 chân.

Thế nhưng Apple đã nhận lại được phản ứng tiêu cực nhất từ người dùng: sự im lặng. Bởi tất cả đều muốn giữ nguyên những phụ kiện họ đang sử dụng.

10. OpenDoc

OpenDoc là một hệ thống giúp lưu trữ các nội dung thuộc những định dạng phổ biến. Apple đã từng cố gắng đưa OpenDoc vào mọi dự án hợp tác với nhiều đối tác khác nhau nhưng đều thất bại.

Một trong những hành động đầu tiên của Steve Jobs khi trở lại Apple vào năm 1997 là xoá bỏ OpenDoc khỏi hệ thống của công ty. Điều này có nghĩa rằng mọi ứng dụng thuộc bên thứ ba liên quan đến ứng dụng này cũng chịu chung số phận.

Khi gặp phải sự phản đối từ các nhà phát triển của OpenDoc, Steve đã phát biểu: "Để đưa ra được những sản phẩm tốt nhất, chúng ta cần biết cách nói "Không" với những thứ không phù hợp."

Thành NT

Cùng chuyên mục
XEM