Dù đốt rất nhiều tiền nhưng chưa chắc Tiki đã giải được bài toán khó của ngành

24/02/2017 08:15 AM | Kinh tế vĩ mô

Theo kết quả từ buổi công bố kết quả sơ bộ điều tra bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2017, dù mạng xã hội phát triển nhưng mua bán online vẫn chưa thật sự "có cửa"

"Thậm chí, người tiêu dùng chỉ thường mua một số ít các loại hàng hóa qua kênh online, còn lại đa phần vẫn qua kênh thông thường"

Đó là một trong số kết quả đã được rút ra từ buổi công bố kết quả sơ bộ điều tra bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2017 diễn ra hôm này ngày 23/2 tại Phòng công nghiệp thương mại Việt Nam (VCCI)

Theo đó, kết quả điều tra sơ bộ đã cho ra nhiều kết quả đáng chú ý về hành vi người tiêu dùng Việt cũng như những sự thay đổi trên thị trường bán lẻ.

Dù mạng xã hội phát triển nhưng mua bán online vẫn chưa có “cửa” ?

Hệ thống kênh phân phối online tuy đã có khởi sắc nhưng chưa chiếm ưu thế. Đặc biết đối với khách hàng nông thôn và khác hàng bình dân, mạng xã hội hoàn toàn chưa phải kênh thông tin quan trọng ảnh hưởng quyết định mua hàng. Theo kết quả, dường như đối tượng khách hàng này miễn nhiễm với kênh thông tin online.

Thực tế, ngay cả những người tiêu dùng có mua hàng online cũng mới chỉ tập trung mua nhiều nhất sản phẩm ở các ngành: Thời trang, Mỹ phẩm, Đồ điện tử.

Người tiêu dùng Việt Nam khi mua những hàng hóa khác, đa phần vẫn có thói quen mua trực tiếp. Có thể nói, đây chính là bài toán mà thương mại điện tư Việt Nam, cũng như các doanh nghiệp trong ngành này cần giải quyết

Ở Việt Nam: bán hàng qua cửa hàng đại lý, tạp hóa vẫn được ưa chuộng

Nhìn chung, mức độ tập trung người tiêu dùng ở tất cả các kênh phân phối trong năm nay đã không sôi động bằng những năm trước.

Kênh phân phối chợ giảm vị thế so với trước do hệ thống siêu thị đã ngày càng hút khách. Trong khi đó, kênh phân phối cửa hàng chuyên/đại lý, tạp hóa vẫn giữ được sự ổn định do vẫn còn tạo được sự thuận tiện trong lựa chọn của người tiêu dùng.

Trong một chừng mực nhất định, người tiêu dùng Việt Nam vẫn còn kiểu mua sắm – giao dịch trực tiếp. Dù các siêu thị đã bố trí hàng hóa xuất hiện ở những vị trí ưu tiên tuy nhiên điều đó không có nhiều ý nghĩa khi mà người tiêu dùng vẫn chưa thể thay đổi thói quen mua hàng, đặc biệt là những khách hàng trung thành (chỉ đứng bên ngoài gọi vô cửa hàng, không có cơ hội để người bán lẻ giới thiệu sản phẩm mới).

Cũng cần nói thêm, kết quả này đồng thuận với những nghiên cứu trong báo cáo người tiêu dùng Việt Nam được Nielsen công bố vào giữa năm 2016 vừa qua.

Đối thủ hàng Việt không còn là hàng Trung Quốc nữa mà chính là hàng Thái

Tất cả các chuyên gia đều đồng tình rằng hàng Thái và hàng từ các nước ASEAN khác mới chính là đối thủ của hàng Việt trong tương lai.

Giờ đây, người tiêu dùng đã có tâm lý ngày càng e dè, thậm chí tẩy chay hàng Trung Quốc, đặc biệt ở một số sản phẩm thuộc ngành thực phẩm, may mặc, nông sản tươi...

Từ đó, hàng Thái đã nhanh chóng nắm thời cơ thuận lợi và đã đang nỗ lực thay thế chỗ trống của hàng Trung Quốc trước đây. Những động thái đầu tiên có thể thấy ở việc họ đã gia tăng quyết liệt mức tiếp cận thị trường Việt Nam (thông qua Metro, Big C, B’s mart...). Cùng với đó, hàng Thái cũng tổ chức nhiều loại hình tiếp thị sản phẩm nhắm vào tâm lý tiêu dùng “sính” hàng ngoại của người tiêu dùng Việt.

Muốn kiếm nhiều tiền thì phải biết chém gió

Vũ Hán

Cùng chuyên mục
XEM