Dù đã được hứa trả lương 2.000 USD mỗi tháng nhưng người lao động cần nhớ kỹ 7 điều sau về công ty

02/12/2016 14:08 PM | Xã hội

Trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất huy động tiền gửi kỳ hạn 1 tháng.

Gần đây, không ít doanh nghiệp (DN) làm ăn thua lỗ nên tình trạng trả chậm lương 2,3 tháng, thậm chí "quỵt lương" của NLĐ (người lao động) diễn ra phổ biến.

Tuy nhiên, hành vi này là vi phạm và doanh nghiệp sẽ phải chịu phạt trước pháp luật. Bên cạnh đó, ngoài khoản lương hàng tháng, NLĐ còn được nhận thêm một khoản lãi suất khi DN trả chậm.

1. Trả lương chậm bị phạt theo lãi suất ngân hàng

Nội dung này được quy định tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/03/2015.

Theo đó, người sử dụng lao động trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng do NHNN công bố tại thời điểm trả lương.

Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 1 tháng.

2. Doanh nghiệp, cơ quan chậm trả lương cho NLĐ có thể bị phạt 50 triệu đồng

Chậm lương đối với 1 đến 10 lao động, phạt 5 triệu đồng.

Chậm lương đối với trên 300 lao động, phạt 50 triệu đồng.

3. Buộc NLĐ làm thêm giờ vượt mức bị phạt 50 triệu đồng

Phạt đến 50 triệu đồng nếu huy động NLĐ làm thêm giờ vượt quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày.

Dù đã được hứa trả lương 2.000 USD mỗi tháng nhưng người lao động cần nhớ kỹ 7 điều sau về công ty - Ảnh 1.

Nguồn ảnh: Thư viện pháp luật.

4. Trả lương sai quy định bị phạt 75 triệu đồng

Trả lương cho NLĐ thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định có thể bị phạt 20 triệu đến 75 triệu đồng.

Đối với dưới 11 lao động, phạt 20 triệu – 30 triệu.

Đối với trên 50 lao động, phạt đến 75 triệu đồng.

5. Trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ bị phạt đến 3 tỷ hoặc xử lý hình sự

Đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn còn vi phạm, thì cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đến 1 tỷ, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm.

Pháp nhân phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 200 triệu đến 3 tỷ đồng.

6. Sa thải NLĐ vì lý do kết hôn, sinh con…có thể bị phạt đến 3 năm tù

Sa thải NLĐ trong trường hợp họ không bị xử lý kỷ luật về các hành vi:

- Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy ở nơi làm việc.

- Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động.

- Có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng, đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động.

- Đã bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa được xóa kỷ luật.

- Tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Dù đã được hứa trả lương 2.000 USD mỗi tháng nhưng người lao động cần nhớ kỹ 7 điều sau về công ty - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Hoặc sa thải NLĐ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

- Nếu việc sa thải làm cho người bị sa thải hoặc gia đình họ lâm vào tình trạng khó khăn thì phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

- Nếu việc sa thải vi phạm đối với 02 người hoặc phụ nữ mà biết là có thai, người nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc người bị sa thải tự sát thì phạt tiền từ 100 – 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

7. Không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động

Vi phạm bị phạt từ 20 – 25 triệu đồng, đồng thời phải trả lại bản chính các giấy tờ này cho người lao động.

Cơ sở pháp lý: Bộ luật lao động 2012, Bộ luật hình sự 2015, Nghị định 05/2015/NĐ-CP, Nghị định 88/2015/NĐ-CP, Nghị định 95/2013/NĐ-CP, Nghị định 122/2015/NĐ-CP, Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án 2009.

Mỹ Lan

Cùng chuyên mục
XEM