Dự án đường sắt đô thị đoạn Trần Hưng Đạo- Thượng Đình giảm chi phí đầu tư gần 1.000 tỷ đồng/km sau khi tính toán lại

22/11/2017 15:58 PM | Xã hội

Mới đây Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội có công văn giải trình ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đôi với Đề xuất dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội số 2, đoạn Trần Hưng Đạo- Thượng Đình dự kiến sử dụng vốn ODA Nhật Bản.

Theo đó tuyển đường sắt đô thị số 2 được xem là tuyến đường sắt đô thị xương sống cho khu vực đô thị hiện tại và trong tương lai. Theo UBND Tp. Hà Nội, đây là tuyến đường sắt đô thị cần được ưu tiên đầu tư trong đó ưu tiên đoạn đi qua trung tâm thành phố từ khu vực Nam Thăng Long đến Thượng Đình.

Tuyến đường sắt này sau khi hoàn thành theo quy hoạch sẽ kết nối các khu vực tập trung dân cư lớn của Hà Nội, đó là khu đô thị mới phía Bắc sông Hồng kết nối với sân bay quốc tế Nội Bài, khu đô thị cổ, cũ, mới phía Nam sông Hồng đến Thương Đình. Tuyến đường sắt này còn sẽ đóng góp tích cực vào việc phát triển mạng lưới giao thông công cộng, góp phần hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch,… và phù hợp với chủ trương của Thành phố về hạn chế xe máy trong khu vực các quận nội thành từ sau năm 2030.

Về tổng mức đầu tư theo đề xuất dự án được lâp tháng 3/2017, tổng mức đầu tư của dự án dự kiến là 34.743 tỷ đồng (được căn cứ báo cáo nghiên cứu khả thi dự án lập năm 2012) với chiều dài tuyến 5,9 km đi ngầm, ước tính chi phí đầu tư trung bình là 5.888 tỷ đồng/km (tương đương khoảng 259 triệu đô la Mỹ/km theo tỷ giá hiện nay).

Tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính và Bộ Xây dưng, UBND Tp. Hà Nội đã chỉ đạo Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội tính toán lại tổng mức đầu tư. Theo đó Bộ kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định để tính toán lại tổng mức đầu tư dự án này là 28.918 tỷ đồng. Như vậy so với dự kiến  ban đầu, tổng mức đầu tư đã giảm 5.825 tỷ đồng. Như vậy dự tính trên mỗi km đường sắt đô thị này có chi phí đầu tư là 5.070,8 tỷ đồng, giảm 987,29 tỷ đồng so với ban đầu.

Những chi phí được lấy làm căn cứ tính toán bao gồm: Chi phí xây dựng, Chi phí mua sắm, xây dựng và lắp đặt hệ thống đường sắt; Chi phí quản lý dự án của Chủ đầu tư; Chi phí tư vấn đầu tư và xây dựng; Chi phí lãi vay, Chi phí dự phòng, Chi phí bồi thường và giải phóng mặt bằng, Chi phí dịch chuyển và di dời các công trình tiện ích hiện hữu, Thuế giá trị gia tăng, Các chi phí khác.

Về cơ chế tài chính áp dụng cho dự án, UBND Tp. Hà Nội đề xuất từ 2 nguồn gồm vốn ODA vay lại: 18.749,5 tỷ đồng và vốn đối ứng: 5.607,734 tỷ đồng. Hiện nay theo quy định tỷ lệ cho vay lại vốn vay DA và vốn vay ưu đãi đối với Tp. Hà Nội là 80%. Đồng thời mức dư nợ huy động tối đa của Hà Nội năm 2017 là 53.000 tỷ đồng.

UBND Tp. Hà Nội cũng cho biết thếm trong giai đoạn 2021- 2025, thành phố Hà Nội dự kiến chỉ triển khai 2 dự án đường sắt đô thị sử dụng vốn ODA cóp hần vốn ODA theo cơ chế vay lại là: Dự án tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn gà Hà Nội đến Hoàng Mai ước tính vốn ODA vay lại là 19.436 tỷ đồng và Dự án đường sắt đô thị tuyến số 2, đoạn Trần Hưng Đạo- Thương Đình ước tính vốn ODA vay lại là 18.649,4 tỷ đồng.

PV

Cùng chuyên mục
XEM