Dù 20 hay 80, dù giàu hay nghèo, ai trong chúng ta cũng đang hàng ngày đối mặt với 7 thách thức cuộc sống sau

29/12/2017 07:15 AM | Sống

Ngay trong lời giới thiệu về cuốn sách kinh điển của mình: The 7 Habits of highly effective people, Stephen R. Covey đã chỉ ra 7 thách thức lớn nhất trong cuộc đời của bất kỳ ai.

Sợ hãi và bất an

Ngày nay có quá nhiều người mang trong mình nỗi sợ thường trực. Họ sợ tương lai. Họ dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc. Họ sợ mất việc và mất khả năng chu cấp cho gia đình. Nỗi sợ này khiến người ta sống bảo thủ và lệ thuộc lẫn nhau trong công ty cũng như ở nhà. Giải pháp mà nền văn hóa của chúng ta thường khuyến nghị cho vấn đề này chính là hãy trở nên độc lập hơn nữa, hãy tập trung vào "tôi và những gì của tôi". Tôi sẽ làm việc, tôi sẽ làm tốt, và tôi sẽ tìm được niềm vui trong công việc. Sự độc lập là một thành tựu quan trọng và có giá trị. Thế nhưng, vấn đề là ta đang sống trong một thực tại tương thuộc và để đặt được những thành tựu quan trọng nhất, ta phải có những kỹ năng tương thuộc còn cao hơn những khả năng ta hiện có.

"Tôi muốn thứ đó ngay bây giờ"

Người ta luôn mong muốn có được nhiều thứ ngay lập tức. "Tôi muốn có tiền, tôi muốn có một ngôi nhà đẹp và rộng, một chiếc ô tô xịn và một trung tâm giải trí to nhất, tốt nhất. Tôi muốn tất cả những thứ này và tôi xứng đáng có được chúng." Những nhu cầu của ta không ngừng tăng lên. Làm việc chăm chỉ thôi không đủ. Khi mà nền tảng công nghệ kỹ thuật đang thay đổi chóng mặt, thế giới toàn cầu hóa ngày càng cạnh tranh hơn, ta cần liên tục tự giáo dục và làm mới chính bản thân mình.

Ta phải phát triển tâm trí mình và không ngững rèn giũa bản thân để có được những năng lực mới, tránh trở nên lạc hậu so với thời đại. Tại công ty, sếp đặt kết quả công việc lên hàng đầu. Nhu cầu về việc tạo ra kết quả đang là thực tế của ngày hôm nay và điều này nói lên nhu cầu về nguồn vốn để tồn tại, nhưng bí quyết thật sự để thành công chính là tính bền vững và tăng trưởng.

Bạn có thể đạt được kết quả của quý nhưng câu hỏi quan trọng là bạn đầu tư đúng để tiếp tục duy trì và đạt được thành công trong 1,5 năm hay 10 năm không? Tất cả guồng quay cuộc sống đều đòi hỏi bạn phải tạo ra kết quả ngay tức thì, nhưng ta cần phải tìm ra được nguyên lý để vừa cân bằng nhu cầu trước mắt, vừa đầu tư cho những khả năng tạo nên thành công trong tương lai.

Tâm lý nạn nhân và đổ lỗi

Bất kể khi nào bạn thấy một vấn đề thì bạn thường thấy ngay đối tượng để đổ lỗi. Xã hội này bị nghiên thói đóng vai tâm lý nạn nhân. Chẳng hạn như, giá như tôi đừng sinh ra trong gia đình nghèo khó… gia như tôi được sống ở nơi tốt đẹp hơn…. Giá như tôi không thừa hưởng tính nóng tính từ cha…giá như con cái tôi không nổi loạn như vậy…giá như các phòng ban khác đừng làm rối các đơn hàng lên như thế…giá như tôi không làm việc trông một ngành đang đi xuống…giá như người khác đừng lười và thiếu động lực…giá như vợ tôi thấu hiểu tôi hơn…giá như…giá như

Dù 20 hay 80, dù giàu hay nghèo, ai trong chúng ta cũng đang hàng ngày đối mặt với 7 thách thức cuộc sống sau - Ảnh 1.

Đổ lỗi cho người khác hay cho hoàn cảnh để biện hộ cho khó khăn hay thách thức của bản thân đã trở thành lề thói thông thường và việc làm này có thể tạo ra sự giải thoát tức thời khỏi nỗi thống khổ nhưng sự thật là nó vẫn trói buộc ta vào khó khăn. Hãy chỉ cho tôi một người bất kỳ mà đủ khiêm nhường để chấp nhận và lãnh trách nhiệm cho tình thế của mình, và đủ dũng cảm để thực hiện bất kỳ điều gì cần thiết để giải quyết một cách sáng suốt những khó khăn của chính anh ta, tôi sẽ chỉ cho bạn sức mạnh tối thượng của sự lựa chọn mà anh ta đã áp dụng.

Nguyên lý của những người này chính là tăng trưởng và giàu hy vọng, "Tôi chính là nguồn lực sáng tạo của đời tôi".

Thiếu cân bằng cuộc sống

Cuộc sống trong xã hội mà điện thoại di động thống trị hiện nay ngày càng phức tạp, nhiều đòi hỏi, căng thẳng và nhanh chóng làm người ta kiệt quệ. Mọi nỗ lực của ta đều để quản lý thời gian, để làm nhiều hơn, trở thàn nhiều hơn, đạt được hiệu suất cao hơn nhờ những phép màu công nghệ. Nhưng làm sao ta có thể tìm thấy bản thân mình trong vô vàn những điều vụn vặt, trong khi sức khỏe, gia đình, sự chính trực, cùng với nhiều yếu tố quan trọng khác cho công việc đều trên đà suy giảm?

Vấn đề không nằm ở công việc của ta, bởi công việc là động cơ duy trì cuộc sống. Cũng không phải do tính phức tạp hay sự thay đổi. Mà vấn đề chính là nền văn minh hiện đại luôn đòi hỏi "hãy đến công ty sớm hơn, ở lại trễ hơn, hiệu suất phải cao hơ, hãy hy sinh hiện tại để đổi lấy tương lai". Tuy nhiên sự thật là sự cân bằng và bình an trong tâm hồn không được tạo ra bởi mệnh lệnh này, mà là hệ quả sẽ đến với ai thấu hiểu những ưu tiên cao nhất của cuộc đời họ và sống chính trực và có trọng tâm.

"Tôi được gì?"

Nều văn hóa hiện tại của chúng ta dạy ra rằng nếu ta muốn trở thành cái gì đó trong cuộc đời này, ta phải tìm cách trở thành số một. Giống như cách nói "Cuộc đời chính là cuộc thi đấu, là cuộc dua, là sự cạnh tranh, và tốt hơn hết là bạn nên chiến thắng". Người ta xem bạn học, đồng nghiệp thậm chí là thành viên trong gia đình như đối thủ và nếu đối thủ thắng thì ta thua, sẽ chẳng còn được gì. Và có thể ngoài mặt ta cố tỏ ra hào phóng và vui mừng vì thành công của người khác nhưng trong thâm tâm, ta thường quặn đau như thể khi họ thành công tưc là đã lấy mất điều đó của chính ta.

Sự khát khao được thấu hiểu

Được thấu hiểu, được lắng nghe, được trân trọng, được có ảnh hưởng là một trong những nhu cầu lớn nhất của con người. Hầu như ai cũng tin rằng để tạo được ảnh hưởng, cần phải có khả năn giao tiếp, truyền đạt quan điểm một cách rõ ràng và thuyết phục. Nhưng thực ra, nếu chiêm nghiệm về điều này, bạn sẽ tháy khi người khác trò chuyện với mình thay vì thật sự lắng nghe để thấu hiểu, bạn nghe để chuẩn bị đáp trả.

Sự ảnh hưởng của bạn đến người khác chỉ bắt đầu khi họ cảm thấy đã ảnh hưởng đến bạn, khi họ cảm thấy bạn thấu hiểu họ, khi bạn thật sự lắng nghe họ thật sâu sắc và chân thành, khi bạn thật sự mở lòng. Thế nhưng, nhiều người vì quá yếu đuổi về mặt cảm xúc mà không thể lắng nghe sâu sắc đưuọc và do đó, không thể tập trung để thấu hiểu người khác trước khi chia sẻ quan điểm của mình.

Sự xói mòn của mỗi cá nhân

Con người là tổng hòa của 4 khía cạnh: Thể chất, tâm trí, tình cảm và tinh thần. Thế nhưng hiện những lề thói thông thường vẫn quan điểm cứ duy trì lối sống hiện tại, chăm sóc cơ thể khi bệnh hoạn bằng thuốc men hoặc phẫu thuật. Trong khi quan điểm đúng cần phòng bệnh tật, các vấn đề sức khỏe bằng cách điều chỉnh lối sống theo nguyên lý phổ quát, trường tồn và công nhận rộng rãi. Hay như về tâm trí, quan điểm thông thường là hãy xem truyền hình, hãy giải trí trong khi điều cần là hãy đọc sâu và rộng, hãy không ngừng giáo dục bản thân.

Thảo Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM