img
Đột nhập những phiên đấu giá nô lệ giữa thế kỷ 21, nơi một con người có giá 400 USD - Ảnh 1.

Đột nhập những phiên đấu giá nô lệ giữa thế kỷ 21, nơi một con người có giá 400 USD - Ảnh 2.

"Tám trăm", gã điều phối đấu giá bắt đầu ra giá cho món hàng trên sàn đấu giá. Tiếp sau đó là những tiếng ngắn gọn nhưng dứt khoát, 900…, 1.000…, 1.100… và cuối cùng là 1.200 dinar, tương đương 800 USD và lời tuyên bố lạnh lùng: "Bán".

Đó không phải phiên đấu giá ô tô, một mảnh đất hay các món đồ nội thất. Đó cũng chẳng phải phiên đấu giá máy móc hay những tác phẩm nghệ thuật mà 800 USD là giá để mua hai con người, còn sống và khỏe mạnh. Một trong hai người đàn ông bị bán được CNN xác định là công dân Nigeria. Anh ta khoảng 20 tuổi, mặc trên người chiếc áo sơ mi và quần dài.

Đột nhập những phiên đấu giá nô lệ giữa thế kỷ 21, nơi một con người có giá 400 USD - Ảnh 3.

Theo quy định của những kẻ tổ chức bán đấu giá, người mua sẽ không được phép mang theo máy ảnh. Lời quảng cáo cho biết "món hàng" là những người đàn ông khỏe mạnh, có thể làm những công việc đồng áng". Tuy nhiên, bằng cách nào đó, một đoạn video ngắn được quay bằng điện thoại tới tay CNN. Để xác định độ xác thực của video, CNN đã tới Libya để tìm hiểu sự việc.

Đột nhập những phiên đấu giá nô lệ giữa thế kỷ 21, nơi một con người có giá 400 USD - Ảnh 4.

Đột nhập những phiên đấu giá nô lệ giữa thế kỷ 21, nơi một con người có giá 400 USD - Ảnh 5.

Để có thể quay phim một phiên đấu giá, phóng viên CNN đã sử dụng máy quay bí mật gắn trên người. Tới một ngôi nhà bên ngoài thủ đô Tripoli, phóng viên CNN đã chứng kiến hàng chục người bị mang ra bán đấu giá trong khoảng thời gian chừng 6 tới 7 phút. Những người tham gia đấu giá chỉ cần giơ tay với mức giá họ hài lòng. Họ chẳng cần nói gì thêm.

"Có ai cần người đào bới không? Đây là một tay đào bới cừ khôi, một gã lực điền khỏe mạnh. Tôi bán anh ta với giá nào nhỉ?", người điều phối phiên đấu giá mặc bộ trang phục rằn ri bắt đầu đưa ra những mức giá. Ở phía dưới, người mua chỉ việc ra hiệu rằng họ chấp nhận với mức giá đó. Cứ như vậy, hết người này tới người khác bị bán không hơn, không kém một món hàng.

Đột nhập những phiên đấu giá nô lệ giữa thế kỷ 21, nơi một con người có giá 400 USD - Ảnh 6.

Trong chừng 6 – 7 phút, số phận những người đàn ông bị bán như nô lệ cũng sẽ bước sang trang mới mà dường như chắc chắn nó cũng chẳng tươi sáng gì hơn so với trang cũ. Những người đàn ông khỏe mạnh, chạy trốn khỏi bạo lực, đói nghèo nơi quê nhà sẽ bị chuyển từ tay những kẻ buôn người sang những kẻ sở hữu nô lệ, nơi họ sẽ phải lao động như trâu ngựa mà chẳng được nhận lại gì ngoài những bữa ăn khi đói, khi no.

Sau phiên đấu giá, phóng viên CNN gặp lại hai trong số những người đàn ông bị bán. "Họ bị sốc và tổn thương nặng nề bởi những gì vừa trải qua. Họ không nói, sợ hãi và nghi ngờ bất cứ ai mà họ gặp", CNN viết.

Cận cảnh một cuộc đấu giá người giữa thế kỷ 21

Đột nhập những phiên đấu giá nô lệ giữa thế kỷ 21, nơi một con người có giá 400 USD - Ảnh 8.

Đột nhập những phiên đấu giá nô lệ giữa thế kỷ 21, nơi một con người có giá 400 USD - Ảnh 9.

Mỗi năm, hàng chục nghìn người đổ tới Libya trên hành trình tìm tới miền đất hứa châu Âu. Họ là những người phải rời bỏ quê hương để chạy trốn những cuộc xung đột đẫm máu hay tìm cách thoát khỏi đói nghèo nơi quê nhà. Họ tìm tới Libya để vượt biển Địa Trung Hải nhằm đặt chân tới châu Âu.

Tuy nhiên, lực lượng biên phòng Libya đang mạnh tay truy quét những chiếc tàu ọp ẹp chở chật cứng người di cư vượt biển Địa Trung Hải, khiến rất nhiều người bị kẹt lại cùng với những kẻ buôn người. Khi giấc mộng châu Âu trở nên dang dở, những người tị nạn cũng chẳng thể trở về quê nhà. Họ trở thành nô lệ nơi xứ người giữa thế kỷ 21.

Hiện tại, những bằng chứng mà CNN thu thập đã được bàn giao cho nhà chức trách Libya, những người hứa sẽ tiến hành điều tra. Đại úy Naser Hazam, người làm việc tại cơ quan chống xuất nhập cảnh trái phép của chính phủ Libya, cho biết dù ông chưa tận mắt nhìn thấy các cuộc đấu giá nô lệ nhưng khẳng định các băng nhóm buôn người có tổ chức đang lộng hành ở quốc gia này.

"Chúng nhồi nhét cả trăm người lên một chiếc thuyền dù họ đồng ý hay không chấp nhận. Chúng chẳng quan tâm tới gì khác ngoài tiền, kể cả tính mạng hàng trăm người di cư. Chính vì thế, những người tị nạn có thể đặt được chân lên đất châu Âu hay chết thảm trên biển", Hazam nói.

Sau khi trở về từ Tripoli hồi tháng tư, Mohammed Abdiker, giám đốc phụ trách hoạt động và tình huống khẩn cấp của Tổ chức Di cư Quốc tế, đã đưa ra báo cáo đáng báo động về "thị trường nô lệ" ở Libya, nơi danh sách dài những người di cư bị buôn bán như hàng hóa.

Các cuộc bán đấu giá nô lệ diễn ra ở những thị trấn bình thường, nơi trẻ con vẫn chơi trên phố, người lớn đi làm, giao lưu với bạn bè hay nấu ăn cho gia đình. Tuy nhiên, những phiên đấu giá nô lệ như tái hiện lại quãng thời gian kinh hoàng của quá khứ, khi con người bị đối xử như những con vật. Điều duy nhất khác biệt là những chiếc cùm trên chân, tay của các nô lệ thời xưa không có trên tay những người di cư bị đem bán.

Đột nhập những phiên đấu giá nô lệ giữa thế kỷ 21, nơi một con người có giá 400 USD - Ảnh 11.

Đột nhập những phiên đấu giá nô lệ giữa thế kỷ 21, nơi một con người có giá 400 USD - Ảnh 12.

Anes Alazabi là giám sát viên trong một trung tâm dành cho người tị nạn ở Tripoli, nơi giam giữ những người nhập cư trước khi trục xuất họ về nước. Cũng chính tại nơi đây, Alazabi đã được nghe rất nhiều câu chuyện đau lòng bởi những kẻ buôn người gây nên. Trách nhiệm của một giám sát viên khiến Alazabi phải tìm hiểu hoàn cảnh của những người trong trại và đó luôn là công việc rất khó làm.

"Tôi thương xót cho họ. Những gì tận mắt chứng kiến mỗi ngày khiến tôi đau cùng nỗi đau của họ. Hàng ngày, tôi đều nghe những câu chuyện đau lòng từ những con người khốn cùng trong trại tị nạn. Bạn cần phải nghe tất cả bọn họ. Họ có quyền được nói lên tiếng nói của mình", Alazabi chia sẻ.

Đột nhập những phiên đấu giá nô lệ giữa thế kỷ 21, nơi một con người có giá 400 USD - Ảnh 13.

Một trong những người tị nạn đang bị giam giữ là Victory, thanh niên 21 tuổi người Nigeria. Theo lời Victory, anh từng bị bán trong một cuộc đấu giá trước khi được đưa tới trại tị nạn này. Chán nản với cảnh nghèo đói và tham nhũng tràn nan nơi quê nhà, Victory dành 4 tháng trên hành trình tìm miền đất hứa ở châu Âu. Tuy nhiên, đặt chân tới Libya, Victory và những người di cư khác bị mắc kẹt. Những kẻ buôn người giam họ trong điều kiện sống khắc nghiêp, bị đánh đập, ngược đãi bởi những kẻ hứa đưa họ tới châu Âu.

Dù đã mất khoản tiền lớn để được đưa tới châu Âu, tình cảnh mắc kẹt khiến Victory phải lao động cho những kẻ buôn lậu để trừ đi những khoản nợ mới mà những kẻ buôn người đặt ra cho chàng trai 21 tuổi tìm miền đất hứa. Sau vài tuần lao động nặng nhọc, khoản nợp của Victory vẫn không thay đổi là mấy. Victory bị bán không chỉ một lần mà bán đi bán lại rất nhiều lần. Muốn được tự do, cách duy nhất là gia đình Victory phải trả khoản tiền chuộc những kẻ buôn người đưa ra.

"Tôi đã trả hơn một triệu naira (tương đương 2.780 USD) cho những kẻ buôn người. Mẹ tôi phải đi khắp làng xóm, mượn tiền từ nhiều người để có thể cứu mạng tôi", Victory nói tại trại tị nạn khi chờ được đưa về quê hương.

Khi con đường tìm miền đất hứa ngày càng trở nên nguy hiểm, nhiều người đã từ bỏ giấc mộng tới châu Âu. Năm nay, hơn 8.800 người đã tự nguyện về nhà trên những chuyến bay của Tổ chức Di cư Quốc tế. Với họ, tính mạng quan trọng hơn dù trở về quê nhà cũng là đối mặt với những khó khăn nhiều gấp bội, một phần từ hoàn cảnh đói nghèo, phần khác từ núi nợ trong quá trình đi tìm miền đất hứa.

Thảm cảnh người di cư mắc kẹt ở Libya

Linh Anh
Hương Xuân
CNN
Theo Trí Thức Trẻ26/11/2017

Trí thức trẻ