Đông Nam Á, "mỏ vàng" mới của thị trường hàng hoá

20/08/2016 09:42 AM | Kinh tế vĩ mô

Đà tăng trưởng được giữ vững tại khắp Đông Nam Á sẽ giúp duy trì và thúc đẩy nhu cầu hàng hoá.

Kinh tế Trung Quốc có thể đang giảm tốc, nhưng thị trường hàng hoá vẫn trên đà khởi sắc. Và điểm đến tiềm năng nhất của hàng hoá chính là nơi câu chuyện tăng trưởng vẫn đang diễn ra – các nền kinh tế mới nổi ở Đông Nam Á.

Dự kiến, tổng tăng trưởng kinh tế tại 5 quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philipine và Việt Nam sẽ tăng hơn 30% lên 3 nghìn tỷ USD trong 5 năm tới, năm 2020. Đà tăng trưởng được giữ vững tại khắp Đông Nam Á sẽ giúp duy trì và thúc đẩy nhu cầu hàng hoá, đó là nhận định của CEO Andrew Mackenzie từ BHP Billiton.

Theo Nathan Lim, nghiên cứu trưởng tại đơn vị quản lý quỹ của Morgan Stanley ở Sydney nhận định, “Mọi người từng tin rằng hàng hoá là câu chuyện của Trung Quốc, và khi kinh tế nước này trên đà suy giảm, thị trường hàng hoá sẽ đi về đâu?. Nhưng nhu cầu từ các thị trường mới nổi ngày càng lớn dần, và đó là điều không nghĩ đến trước đây.”

Thái Lan đang cân nhắc đầu tư hơn 50 tỷ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng trong khi Việt Nam cũng bắt đầu những dự án lớn bao gồm dự án hiện đại hoá đường sắt trị giá tới 10 tỷ USD, Indonesia cũng đang tìm kiếm nguồn vốn để tang các chương trình “từ đường bộ đến cảng” và cuối cùng Tổng thống Philippine Rodrigo Duterte cũng cam kết xây dựng xây mới đường sắt mới và đường băng sân bay. Tất cả những thị trường này đang “trên đường trở lại với tăng trưởng sau một một thời gian phát triển không như mong muốn.

Dự báo tăng trưởng 5 nước ASEAN.
Dự báo tăng trưởng 5 nước ASEAN.

Thị trường tiềm năng cho thép Trung Quốc

Lần đầu tiên kể từ khủng hoảng tài chính 2008, thị trường hàng hoá có 6 tháng đầu năm tăng trưởng mạnh mẽ nhất do kinh tế Trung Quốc đi vào ổn định cùng với những chính sách hỗ trợ tăng trưởng. Ngân hàng thế giới dự báo hàng hoá sẽ tiếp tục tăng giá vào năm tới sau khi đã chạm đáy chu kỳ và Citigroup cũng đồng ý với nhận định này khi cho rằng chu kỳ tăng giá của nguyên liệu thô sẽ không chấm dứt cho đến năm 2017.

Thép được sự báo sẽ dẫn dầu về nhu cầu hàng hoá. Nhu cầu cầu mới đến từ khắp Đông Nam Á được khẳng định sẽ tăng thị phần cho thép xuất khẩu từ Trung Quốc, quốc gia có sản lượng chạm mức kỷ lục chỉ trong 7 tháng đầu năm 2016. Sản xuất thép tại Trung Quốc cũng hỗ trợ tăng nhập khẩu quặng sắt tại nước này.

Trung Quốc hiện đã xuất khẩu 12% sản lượng thép của nước này và có thể có thể sẽ giúp tăng doanh số bán hàng tại nước ngoài, theo ước tính của BHP’s Mackenzie. Ngoài ra, Ấn Độ cũng sẽ nhập khẩu nhiều quặng hơn khi nhìn ra các thị trường tiềm năng ở Đông Nam Á.

Trung Quốc không còn là nhân tố duy nhất tác động đến giá hàng hoá, sẽ là các thị trường mới nổi (Ex-China).
Trung Quốc không còn là nhân tố duy nhất tác động đến giá hàng hoá, sẽ là các thị trường mới nổi (Ex-China).

Nhu cầu hàng hoá tiếp tục lớn mạnh

Không chỉ có thép là đại diện duy nhất, nhu cầu cũng sẽ tăng với các hàng hoá khác như nhôm, đồng hoặc bauxite. Tuy nhiên, thép sẽ dẫn dầu về nhu cầu, đặc biệt là tại 5 quốc gia Đông Nam Á nói trên với mức tăng 6% trong năm nay và cả năm tới nhờ tốc độ xây dựng hạ tầng, Hiệp hội thép thế giới nhận định. Tiêu thụ thép sẽ ở mức 74,6 triệu tấn vào năm 2017, cao hơn cả những khu vực khác bao gồm châu Phi và Trung Đông. Dự báo nhu cầu của Trung Quốc sẽ ở mức 626,1 triệu tấn.

Theo nhà xuất khẩu quặng lớn thứ 4 thế giới, Fortescue Metals Group, nhu cầu thép đang trỗi dậy từ khắp châu Á và Ấn Độ. Trung Quốc cũng không còn là nhân tố duy nhất ảnh hưởng đến thị trường đồng (trị giá 120 tỷ USD).

“Nhu cầu kim loại, đặc biệt là đồng đang trở nên ngày càng đa dạng, cả về mặt địa lý lẫn trong các ngành kinh tế. Nhu cầu kim loại đang đa dạng hoá tại những quốc gia khác ngoài Trung Quốc, đây là yếu tố quan trọng chúng ta phải ghi nhớ,” CEO công ty khoáng sản lớn nhất Australia nhận định.

Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp trên thế giới – sản lượng khoáng sản, năng lượng và sản xuất – vẫn ở mức thấp kỷ lục và Trung Quốc “tiếp tục là câu chuyện tăng trưởng thực tế duy nhất” khi Trung Quốc chiếm khoảng 65% nhập khẩu quặng sắt, 21% than công nghiệp vận chuyển trên biển được đưa tới nước này và đây cũng là quốc gia tiêu dùng một nửa sản lượng đồng trên thế giới, Macquarie Group nhận định. Tác động của động thái sớm hồi đầu năm nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang dần qua đi.

BHP, Whitehaven Coal, Alumina và Evolution nằm trong số những doanh nghiệp nhận ra tiềm năng của những câu truyện tăng trưởng tại những nền kinh tế mới nổi của châu Á. Mặc dù không nhìn nhận như một Trung Quốc mới, nhưng các thị trường mới nổi sẽ là điểm tựa mới cho các nhà sản xuất nguyên liệu.

Theo Nhật Linh

Cùng chuyên mục
XEM