Đợi ổn định mới bắt đầu học quản lý tài chính là sai lầm: Thói quen kiểm soát chi tiêu lúc trẻ sẽ quyết định hậu vận của bạn!

04/07/2019 14:15 PM | Sống

Quản lý tài chính không chỉ nằm ở việc quản lý lượng tiền mình có, mà còn nằm ở việc làm sao để có được nguồn tiền đó.

Kỹ năng quản lý tài chính là một trong những kỹ năng thiết yếu nhưng lại ít được quan tâm nhất đối với người trẻ. Giới trẻ, kể cả những người đã đi làm nhiều năm, đôi lúc cũng không quan tâm đến việc học cách quản trị tài chính và lập kế hoạch đầu tư nguồn vốn mình có hoặc tiết kiệm dự phòng cho những tình huống phát sinh. 

Chính vì thế, vấn đề làm nhiều nhưng không có dư hoặc thậm chí "thâm lương" là điều rất dễ bắt gặp ở các bạn trẻ. Vậy nên học quản lý tài chính từ khi nào và như thế nào?

Đợi ổn định mới bắt đầu học quản lý tài chính là sai lầm: Thói quen kiểm soát chi tiêu lúc trẻ sẽ quyết định hậu vận của bạn!  - Ảnh 1.

Đừng dựa dẫm vào sự ổn định

Khi nhắc đến quản trị tài chính, phần đông sẽ nghĩ đến những người đã đi làm nhiều năm hoặc tích lũy được một số vốn nhất định. Nhưng ít ai đặt ra câu hỏi, vậy làm sao để có được số vốn đó hoặc duy trì tài chính để sinh sống ổn định qua nhiều năm?

Kỹ năng là thứ mà học càng sớm thì sẽ càng hưởng được nhiều lợi ích, nhất là vấn đề về tài chính, và đặc biệt hơn là đối với giới trẻ.

Người trẻ rất dễ bị chi phối bởi sự bốc đồng và đưa ra những quyết định tài chính thiếu sáng suốt. Điều này khiến cho giới trẻ rất dễ mắc phải sự thâm hụt tài chính không đáng có. Hơn hết, việc thiếu mất kỹ năng quản lý tài chính này sẽ khiến họ khó khăn hơn để có thể hoàn thành những mục tiêu trong ngắn và dài hạn như chi phí sinh hoạt hay đầu tư kinh doanh.

Việc đợi đến lúc "ổn định" mới bắt đầu quan tâm đến vấn đề tài chính là vô cùng rủi ro. Một khi việc tiêu xài không kế hoạch đã trở thành thói quen thì sẽ rất khó để thay đổi. Đây là trường hợp rất dễ bắt gặp đối với những ai vừa mới bắt đầu đi làm và bất ngờ nhận được nguồn tài chính nhiều hơn bình thường.

Đợi ổn định mới bắt đầu học quản lý tài chính là sai lầm: Thói quen kiểm soát chi tiêu lúc trẻ sẽ quyết định hậu vận của bạn!  - Ảnh 2.

Biết cách quản lý tài chính giúp bạn có một tầm nhìn tổng quan và tập cho bản thân thói quen nhìn nhận tài chính dưới khía cạnh bao quát hơn là chỉ xoay quanh các vấn đề thu chi hằng ngày. Việc này sẽ giúp bạn kiểm soát được nguồn tiền ra vào và nhận biết khi nào thâm hụt có khả năng xảy ra, hoặc giới hạn chi tiêu cần thiết nếu bạn có kế hoạch đầu tư hoặc mua sắm một món đồ đắt tiền.

Việc thực hành quản lý tài chính cũng dễ dàng hơn khi bạn còn trẻ, với lưu lượng tài chính ít, tập dần thói quen quản lý từ đây sẽ giúp hình thành được thói quen chi tiêu và thậm chí bạn đã có thể bắt đầu được một nguồn tiền kha khá để đầu tư khi bạn đã vững vàng và ổn định hơn.

Đợi ổn định mới bắt đầu học quản lý tài chính là sai lầm: Thói quen kiểm soát chi tiêu lúc trẻ sẽ quyết định hậu vận của bạn!  - Ảnh 3.

Quản lý tài chính từ mốc zero

Quản lý tài chính không chỉ nằm ở việc quản lý lượng tiền mình có, mà còn nằm ở việc làm sao để có được nguồn tiền đó.

Nếu bạn là sinh viên và vẫn chưa có thu nhập ổn định thì việc tính toán lại các nguồn thu chi, lập kế hoạch mở thêm một nguồn tài chính đầu vào như đi làm thêm, xin học bổng hoặc để dành từ tiền sinh hoạt hằng tháng cũng có thể được xem là một bước đầu trong kế hoạch quản lý tài chính cá nhân.

Nếu bạn là người đi làm lâu năm và đang có ý định tiết kiệm để mua xe hoặc mua nhà, thì kế hoạch tài chính lại càng quan trọng hơn. Việc lập kế hoạch tài chính sẽ giúp bạn để dành nguồn tiền dư ra hằng tháng và sẽ cho bạn biết bạn đang "quá tay" ở khoản nào. Từ đó, bạn sẽ có thể đưa ra quyết định cắt giảm những khoản chi không cần thiết và cho bạn biết thời điểm chính xác bạn có thể đạt được mục tiêu tài chính. Điều này sẽ đem lại cho bạn nhiều niềm tin, sự tự tin hơn và giúp bạn tiến gần hơn tới mục tiêu đề ra hơn.

(Theo barcode)

Poni Le

Cùng chuyên mục
XEM