Đôi khi loại bỏ những thói quen "Tốt" giúp bạn thành công hơn!

04/03/2018 09:01 AM | Sống

Con người trở nên khôn ngoan hơn khi xác định được những thứ bản thân không còn cần biết hay cần làm nữa.

Học hỏi những điều mới mẻ là một phần quan trọng trong phát triển sự nghiệp, và 87% thế hệ Millenials (những người sinh ra trong giai đoạn từ đầu thập niên 1980 đến đầu thập niên 2000) cho rằng các cơ hội phát triển nghề nghiệp là yếu tố quyết định việc làm của họ. Mặc dù vậy, theo Dom Price - người đứng đầu bộ phận R&D (nghiên cứu & phát triển) công ty phát triển phần mềm Atlassian tại Sydney, Australia thì việc tiếp thu quá nhiều thông tin có thể khiến cho sự nghiệp của bạn có nguy cơ trở nên trì trệ.

"Trong thời đại số, chúng ta được tiếp cận với một thế giới tri thức vô cùng phong phú. Ai cũng có suy nghĩ rằng thông minh hơn có nghĩa là hiểu biết nhiều hơn. Nhưng trên thực tế, hầu hết đều không thực hành những gì mình biết. Việc tiếp nhận kiến ​​thức là vô ích nếu có học mà không có hành."

Để thành công, Price biện luận rằng bạn cần phải hiểu được tầm quan trọng của việc "loại bỏ" bằng cách xác định những điều mà bạn biết rằng bạn không có thời gian để nuôi dưỡng, và sau đó để nó "ra đi".

Làm thế nào để "loại bỏ"?

Hàng quý, Price kiểm tra lịch và xác định những thứ mình yêu thích, mong muốn và những điều không thích, giữ lại những nhiệm vụ có giá trị và những gì bản thân yêu quý. Thông tin hoặc kỹ năng mà Price muốn tìm hiểu được bổ sung hoặc kiểm tra thêm. Và bước quan trọng nhất là xem xét các nhiệm vụ hay nghi thức mà anh ấy không thích hoặc cần.

"Đây là những thứ không ra tiền", ông nói. "Đó là những thói quen hình thành theo thời gian. Tuy đã từng có giá trị và hữu dụng, nhưng bây giờ chúng lại không còn hữu ích nữa, và càng không trong tương lai."

"Kiến thức rác" là những kiến thức cần phải được gạt bỏ, theo Price, người đã thực hành việc không tiếp nhận "kiến thức rác" trong vòng một năm rưỡi: "Khi bạn ngừng làm những việc này, bạn sẽ trả lại thời gian cho bản thân mình, và thời gian là nguồn tài nguyên quý giá nhất."

Một trong số những thói quen "được gạt bỏ" của Price là bỏ tất cả các lịch họp thường trực vào ngày cuối cùng của mỗi quý. "Tôi hủy bỏ tất cả các cuộc họp mời," ông nói. "Tôi cho mọi người ba lựa chọn: Mời tôi trở lại cuộc họp và cho tôi biết vai trò của tôi và những gì tôi chịu trách nhiệm; hai là mời một người nào khác có thể thay thế vai trò của tôi; hoặc không mời người khác và tổ chức cuộc họp với số lượng tối thiểu những người cần có mặt."

Đơn giản chỉ cần đưa ra đánh giá là cuộc họp đó không cần thiết, Price cho biết. "Tôi thường nhìn vào lịch của tôi, nhưng không có gì xảy ra. Tôi giữ mọi thứ bởi vì nó đã ở đó, và sau đó tôi sẽ thêm nhiều thứ nữa. Tôi đã tham dự các cuộc họp cả ngày và làm việc suốt đêm. Và tất nhiên nó không thể duy trì."

Bằng cách loại bỏ các công việc hàng quý, bạn có thêm thời gian để khám phá. Một khi bạn đã trải qua thói quen một vài lần, bạn sẽ nhận ra rằng bạn không tối đa hóa thời gian của chính mình.

"Thật dễ dàng để ngăn chặn những điều đã bị phá vỡ, nhưng chúng có thực sự có ích không?", Price nói. "Những điều gần đây nhất bạn cảm thấy có giá trị vì bạn đã thực hiện chúng. Thật khó để từ bỏ cái gì đó khi cảm thấy như nó có hiệu quả. Nhưng sau đó bạn chỉ làm những gì bạn đã làm năm ngoái."

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn "loại bỏ"?

Khi công việc của bạn tiến triển, "Loại bỏ" giúp bạn xoay sở bằng cách nhận ra kiến ​​thức và kỹ năng bạn không còn cần nữa, Price nói. "Tôi đã làm những gì mà tôi cần phải ngừng làm bây giờ? Tôi cần làm gì để bắt đầu? Một phần của mô hình "loại bỏ" là hiểu rằng tiến bộ quan trọng hơn sự hoàn hảo".

Thời gian mới được phân bổ như nhau trong "những tầng" mà Price đánh số 1, 2 và 3. "Những điều cần làm ngay được xếp vào tầng 1 thường là những công việc bận rộn; các hạng mục ngắn hạn và trung hạn ở tầng 2 sẽ đạt được trong một đến ba tháng, và sau đó là tầng thứ ba, gieo hạt giống hôm nay nhưng có thể không phát triển qua 1 năm. Nếu bạn không trồng cây giống từ bây giờ, cây sẽ không bao giờ mọc."

Việc "loại bỏ" cũng đã giúp Price nhận ra một số thói quen cá nhân làm cản trở công việc: "Tôi đã từng bị cuốn vào vòng quay của công việc "chữa cháy" và đó không phải là cách sử dụng thời gian hiệu quả. Thay vào đó, dành thời gian để "chống cháy" và gieo hạt là việc nên làm để ngăn chặn những "ngọn lửa" về sau."

Phần tốt nhất của quá trình này là hiểu rõ rằng không phải lúc nào bạn cũng đúng. Price nói rằng "Người ta luôn tin vào sự vô lý của chính mình. Hãy tạm dừng lại và bạn sẽ có thể chấp nhận 1 sự thật rằng không phải lúc nào bạn cũng "thu xếp" được mọi thứ. Tuy việc đó có phần khó khăn nhưng nó rất đáng để thử."

Khánh Ly

Từ khóa:  thói quen
Cùng chuyên mục
XEM