Đọc sách là khoản đầu tư có lãi nhất cuộc đời, nhưng đọc sách đến khi nào mới có thể thay đổi và sinh lãi?

02/07/2018 14:16 PM | Sống

Thế hệ này của chúng ta có lẽ chính là từ nhỏ đã được răn dạy "đọc sách có thể thay đổi cuộc đời", nhưng cuối cùng phát hiện mình đã bị lừa rồi.

Đã đọc rất nhiều sách nhưng không thể giống ý nghĩ hồi nhỏ, thoải mái đứng trên lầu cao cầm một tách cà phê, nhìn xuống mọi vật phía dưới…"

- 01 - 

Anh bạn tôi là kí giả một tòa soạn báo khá lớn. Anh ấy đã kể cho tôi nghe một câu chuyện chân thực như thế này: Nhiều năm trước, anh ấy từng đi lên vùng cao xa tít tắp làm phỏng vấn. Trường tiểu học ở đó rất nghèo, nghèo đến mấy quyển sách ngoại khóa cũng không có.

Ấn tượng sâu sắc nhất của anh là hai quyển sách cũ hiếm hoi trên giá sách, do lần trước thầy giáo giảng dạy để lại, là sách báo ngoại khóa mà bọn họ có không nhiều. Mỗi buổi chiều thứ ba được gọi là "ngày thư viện mở cửa", những đứa trẻ đó đều phải rửa tay sạch sẽ xếp hàng đi đọc sách, mỗi học sinh đọc 5 phút.

Lúc xem quyển sách đó, anh ấy nói giống như một cuộn rong biển vậy, nhưng vẫn rất sạch sẽ. Ấn tượng thứ hai là anh được đặc biệt sắp xếp, mai mối cho gặp mặt một cô gái trẻ. Anh ấy ngang bướng nhưng chỉ có thể đồng ý. Đa số cô gái trong thôn đó đều sẽ gả đi, gả đến trong thành phố không biết tên, cơ bản là sẽ không trở về nữa.

Đọc sách là khoản đầu tư có lãi nhất cuộc đời, nhưng đọc sách đến khi nào mới có thể thay đổi và sinh lãi? - Ảnh 1.

Có một cô gái xinh đẹp, khoảng chừng 17, 18 tuổi, đôi mắt sáng trong và hát rất hay, dè dặt hỏi anh: "Anh từng hít ma túy chưa, từng ngồi tù chưa?" Bạn tôi bất ngờ, sau đó lắc đầu. Cô ấy tiếp tục: "Anh có từng đánh nhau với người khác không?" Cô vô cùng mong đợi nhìn anh ấy như vậy, bạn tôi tiếp tục lắc đầu.

Tôi rất bất ngờ, hỏi anh ấy tại sao cô gái đó hỏi như vậy? Anh ấy nói bởi vì ở chỗ bọn họ, chỉ có đàn ông từng ngồi tù, từng đánh nhau, trên người có sẹo mới cừ. Càng là nơi bần cùng, càng là nơi hẻo lánh, người sẽ càng đơn giản, nhưng đơn giản không nhất định đều là chuyện tốt. Phía sau sự đơn giản có thể là lạc hậu, u tối, đồng nghĩa dễ sùng bái tiền bạc và sức mạnh một cách mù quáng.

Mỗi năm anh ấy đều ghé qua, mang theo rất nhiều sách. Mỗi lần đi, anh ấy nói với những đứa trẻ một câu: "Đọc sách nhiều thì có thể thay đổi cuộc đời."  

Tôi đùa giỡn: "Cậu đây không phải đang gạt người sao? Từ lúc nào mà đọc sách có thể thay đổi cuộc đời?" Anh ấy dùng giọng điệu một "đại ca xã hội" nói với tôi: "Cậu không hiểu, cậu chưa từng thành công."

Tôi nghĩ, chúng ta học đến cuối cùng sẽ phát hiện rất nhiều thứ trong sách không ăn khớp với xã hội hiện tại. Không phải học tập vô dụng, mà là học, không thể sử dụng.

Nhưng rất nhiều người đều dứt khoát nói đọc sách hoặc học tập là vô dụng. Thậm chí còn dùng rất nhiều số liệu nói với tôi, những học sinh tốt nghiệp trường danh tiếng sau khi tốt nghiệp cũng chỉ cầm 10 đến 15 triệu/tháng tiền lương, cũng không bằng tốt nghiệp trường trung học bên cạnh và đi làm nghề. 

Thế hệ này của chúng ta có lẽ chính là từ nhỏ đã được răn dạy: "đọc sách có thể thay đổi cuộc đời", bán mạng thi vào trường có danh tiếng, cuối cùng phát hiện đã bị lừa rồi. Đã đọc rất nhiều sách nhưng không thể giống ý nghĩ hồi nhỏ, thoải mái đứng trên lầu cao cầm một tách café, nhìn xuống mọi vật…

Lý luận "đọc sách vô dụng" bắt nguồn từ nhà thơ Hoàng Trọng Tắc (TQ) tự chế giễu, rằng mười người có chín người có thể khinh bỉ, không chút hữu dụng nào chính là người đọc sách. Đó là mệnh đề giả. 

Nói về hiệu quả và lợi ích, rất nhiều người đọc sách vì cái gì? Được ưu thế, thắng lợi trong cạnh tranh. Lúc trước người đọc sách không nhiều nên tứ thư ngũ kinh rất được ưa chuộng nhưng bây giờ mọi người đều có bằng tốt nghiệp Đại học, cũng từng đọc những mục lục sách cần thiết đó, tự nhiên mất đi ưu thế kiến thức "đọc mấy quyển sách mới có thể thay đổi cuộc đời". Nên thay vì đọc sách vô dụng chi bằng nói mình vô dụng. Trở về căn nguyên: Bản thân bạn đọc sách quá ít, nên không giỏi bằng người khác.

Đọc sách là khoản đầu tư có lãi nhất cuộc đời, nhưng đọc sách đến khi nào mới có thể thay đổi và sinh lãi? - Ảnh 2.

- 02 -

Từng một lần ở trên báo cáo học tập chuyên nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm của mình cho sinh viên năm 2, cuối cùng một bạn học sinh hỏi tôi rằng bây giờ cậu ấy cảm thấy rất mờ mịt. Sau khi lên đại học thì nghi ngờ cuộc đời, cảm thấy tiếp tục đọc sách không có tác dụng gì, không cần học phương trình bậc cao, cũng không cần học lập trình ngôn ngữ, những thứ này có tác dụng gì đâu.

Từ khi còn rất nhỏ, tôi đã được mẹ tôi dạy: Tri thức sẽ thay đổi cuộc đời. Thậm chí sau này tôi đến học tại một trường cấp 3 rất tốt, lên Đại học không tệ, bà vẫn nhắc lại câu nói này. Tôi thừa nhận bà đúng rồi. Đối với bộ phận lớn người mà nói thì đọc sách càng nhiều, tính khả năng trở thành sự thật của cuộc sống bản thân càng lớn, thế giới nhìn thấy được có thể càng khác biệt.

Ví dụ, hồi nhỏ tôi đọc Lỗ Tấn, thường nghĩ Lỗ Tấn viết văn cũng không được bao nhiêu chỗ xuất sắc, cũng cảm thấy văn của Chu Tự Thanh, Tiền Chung Thư không phải một cấp sức mạnh. Bây giờ đọc sách hỗn tạp rồi, có lúc cách xa vạn dặm với cha mẹ, ở đất lạ quê người, đọc đến "Bóng Lưng" của Chu Tự Thanh tiên sinh, trong lòng như kim nhỏ đang đâm, hốc mắt cũng đã ẩm ướt.

Lúc tôi bắt đầu đọc sách nước ngoài thì cảm thấy Victor Hugo còn lợi hại hơn Tiền Chung Thư, thực sự gần bằng vị trí của thánh nhân Khổng Tử nhưng sau đó đọc nhiều hơn, cảm thấy mỗi người có cách hay riêng. Phương thức của các tác gia không giống nhau, cách thức cố định cũng mỗi người một vẻ. 

Thầy Đại học của tôi là một giáo sư. Tiết đầu tiên của ông, ông viết chữ vô cùng đẹp trên bảng đen: "Quý trọng chữ viết". Ông nói ông dạy bạn có thể không nghe, thậm chí có thể không đến. Yêu cầu duy nhất của ông chính là chúng tôi không được viết chữ trên sách, phải có vở ghi chép chuyên dụng. Câu nói này là lúc ông ấy là học sinh, thầy ông đã nói với các ông. Lúc đó tôi nghĩ đây chính là sự kính nể đối với chữ viết được truyền lại.

Vẫn là vị thầy đó, lúc ông giảng cấu tạo của cái khóa với chúng tôi, nói một câu: "Các bạn biết khóa để làm gì không? Trước đây tôi luôn cho rằng khóa dùng để phòng ngừa kẻ xấu nhưng thật ra rất nhiều khóa do sự thiếu sót trong kĩ thuật mà không thể phòng. Sau đó tôi mới biết khóa dùng để phòng ngừa người tốt." 

Thực ra vừa bắt đầu, đọc một quyển sách cũng không thể mang lại quá nhiều thay đổi cho một người, bởi vì thành công dựa vào những truy cầu của đọc sách còn cần rất nhiều nguyên tố khách quan, cần rất nhiều sự tích lũy thời gian dài nhưng không đọc sách lại có thể rất dễ thay đổi một người.

Sự thực là cô gái ban đầu đó đã đọc nhiều sách, cho dù là sách bán chạy cơ bản nhất, miêu tả thế giới quan của cô ấy sẽ có rất nhiều khác biệt, thì sẽ không tin tưởng và chấp hành quyền uy của bạo lực, sùng bái một cách mù quáng.

Rất nhiều sách vừa bắt đầu đã giống như một cánh cửa đóng kín. Bạn xem chúng mới biết phương hướng của mình ở đâu. Sau đó bạn theo con đường giao thông đó mà đi qua, tiến vào một căn phòng lớn khác có rất nhiều cửa.

Đọc sách là khoản đầu tư có lãi nhất cuộc đời, nhưng đọc sách đến khi nào mới có thể thay đổi và sinh lãi? - Ảnh 3.

Nói theo nghĩa hẹp, rất nhiều quyển sách văn học, bản thân chính là một thế giới rất nhiều các tác giả dùng chữ viết xây dựng nên, là lĩnh hội cuộc sống của bản thân các tác giả với sự việc thú vị. Một tác gia nào đó nói rằng: Một người bình thường đi trên đường giống như văn xuôi; một người đột nhiên bị kéo xuống sông thì thành tiểu thuyết; một người bắn Trái Đất đến mặt trăng, đó là thơ ca; một người bị đẩy vào sông lại bị kéo lên, chính là hí kịch. Đó mới chỉ dừng lại ở lĩnh vực văn học, đã hàng vạn cuốn sách, thuộc đủ các lĩnh vực..., chưa kể biết bao sách thuộc các lĩnh vực khác. 

Nhưng sau khi trưởng thành cũng đừng trông chờ quá nhiều đối với đọc sách. Ví dụ thế giới sẽ không vì đọc sách mà trở nên hòa bình. Nhưng đối với cá nhân mà nói thì đọc sách nhiều rồi sẽ bớt làm khó bản thân. Thế giới của bạn sẽ thú vị một chút, cũng sẽ mở rộng thêm mười mấy mét vuông.

Giống rất nhiều bậc cha chú nói rằng: "Cậu phải đi đọc sách, cậu phải học tập cho tốt." Nhưng họ không nói với bạn bạn cần đọc những cuốn sách nào, bạn nên đọc thế nào, cũng không nói với bạn phải đọc bao lâu bạn mới có thể thay đổi cuộc đời. Đương nhiên, những thứ này họ không nói với bạn, cho dù họ là một học giả nổi tiếng. Một khi nói rồi thì có thể hạn chế tính khả năng thành sự thật của những phương diện ở bạn. Bạn cần đọc những cuốn sách phải trở thành người thế nào, cuộc sống và sách sẽ nói với bạn.

Cũng có vị bậc đàn cha chú ân cần chỉ dạy tôi không cần đọc quá nhiều sách: "Giống cả đời tôi chưa từng đọc Tứ Đại Danh Trứ không phải vẫn trải qua rất tốt sao?" Tôi cảm thấy thầy Vương Lợi Phân đài CCTV trả lời một câu hỏi thế này rất hay: "Đừng để sự bi ai của thời đại trở thành bi ai của bản thân bạn." Tôi nghĩ tôi cũng sẽ nói với những đứa trẻ vùng núi đó, đọc sách nhiều hơn đi, đọc sách có thể thay đổi cuộc đời, cho dù cần một khoảng thời gian không ngắn. 

(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)

An Sinh

Cùng chuyên mục
XEM