Đọc bài này, bạn sẽ trả lời được câu hỏi: "Vì sao Tiếng Việt đơn âm mà lại phải chia thành từng ô vuông làm gì cho phức tạp?"

07/09/2018 14:25 PM | Sống

"Tiếng Việt là đơn âm tiết, có phải như tiếng Anh đâu mà phải đếm?" là câu hỏi mà rất nhiều người đang thắc mắc.

Tranh cãi về phương pháp giảng dạy "lạ", sử dụng ô vuông, hình tròn trong những ngày gần đây vẫn chưa dừng lại. 

Qua rất nhiều tranh luận, chúng ta có thể chốt lại vấn đề là các ô vuông, hình tròn được đưa ra không phải để thay chữ viết, mà là công cụ bổ trợ để học sinh hiểu được tiếng (hay âm tiết) có trong tiếng Việt. Trước khi nhận mặt chữ, các em học sinh cần hiểu rằng ngôn ngữ là cấu tạo từ các "tiếng", và các ô vuông là để hỗ trợ cho sự tưởng tượng đó được tốt hơn, tránh gây nhầm lẫn.

Chúng ta cũng biết rằng phương pháp này được áp dụng ở nước ngoài từ khá lâu, được gọi là "counting syllables" - nghĩa là đếm âm tiết. Đây là bài học đầu tiên và hết sức quan trọng khi dạy trẻ em nước ngoài đánh vần, và nó hoàn toàn có cơ sở khoa học.

Đọc bài này, bạn sẽ trả lời được câu hỏi: Vì sao Tiếng Việt đơn âm mà lại phải chia thành từng ô vuông làm gì cho phức tạp? - Ảnh 1.

Nhưng đến đây, nhiều người cũng đặt ra một câu hỏi, đó là việc đếm âm tiết và nhận biết tiếng bằng các ô vuông có thực sự cần thiết không? Bởi lẽ khác với tiếng nước ngoài, tiếng Việt mỗi từ chỉ là một âm tiết. Vậy thì tại sao phải phân biệt? Cứ dạy bình thường không hơn à?

Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi ấy. Không phải tự nhiên, chúng ta có phương pháp tách tiếng thành các ô vuông như vậy đâu.

Tiếng Việt - ngôn ngữ mang âm tiết với tính độc lập rất cao

Về mặt bản chất, âm tiết trong tiếng Việt được phát âm rất đầy đủ, rõ ràng và riêng biệt. Nó không bị biến dạng, nhược hóa, hoặc mất đi.

Nếu bạn cảm thấy khó hiểu, chúng ta sẽ lấy một số ví dụ ở các ngôn ngữ khác. Trong tiếng Nga chẳng hạn, khi nói và đọc nhanh, thì các từ và âm thanh không có trọng âm "đều sẽ bị nhược hóa đến cùng cực" (Trích trong sách "Tiếng Việt thực hành" của tác giả Hoàng Kim Ngọc, NXB Văn Hóa Thông Tin).

Ví dụ: Mariya Ivanôpna -> Mar'vana.

Trong tiếng Anh, hiện tượng nối âm được thể hiện rất rõ khi đọc thành tiếng. Chẳng hạn như những từ "Thank you" (Cảm ơn), "Love you" (yêu bạn/anh/em), "This is" (Đây là)... đều sẽ được nối các âm cuối của từ trước với âm đầm của từ sau. Đó chính là sự biến dạng của ngôn ngữ.

Đọc bài này, bạn sẽ trả lời được câu hỏi: Vì sao Tiếng Việt đơn âm mà lại phải chia thành từng ô vuông làm gì cho phức tạp? - Ảnh 2.Nguồn: Sách "Tiếng Việt thực hành" của tác giả Hoàng Kim Ngọc, NXB Văn Hóa Thông Tin

Tiếng Việt thì không như vậy. Như đã nêu, từng âm tiết, từng tiếng đều phải đọc rõ ràng, không bao giờ bị biến dạng khi nói. Ví dụ như từ "im ắng" sẽ không thể đọc thành "i mắng", "pháp y" không thể là "phá py", "thức ăn" không phải là "thứ căn"...

Ngoài ra, mỗi âm tiết trong tiếng Việt mang một thành điệu nhất định, khiến cho sự thể hiện của từng âm tiết được nổi bật hẳn lên. Đó là lý do nói tiếng Việt là thứ tiếng có âm tiết rất độc lập.

Với chúng ta, những người đã biết chữ, đây không phải là kiến thức mới, cũng không có gì khó hiểu. Nhưng hãy đặt mình vào vị thế của một đứa trẻ, với tâm hồn như một tờ giấy trắng. Đứa bé ấy làm sao hiểu được thế nào là âm tiết, thế nào là nguyên âm, là phụ âm?

Để giúp trẻ nắm được thế nào là tiếng, hiểu được rằng tiếng Việt được tách biệt rất rõ ràng, các ô vuông đã ra đời. Mỗi ô vuông tượng trưng cho một tiếng (âm tiết), đọc tách biệt, không thể nhầm lẫn.

Đọc bài này, bạn sẽ trả lời được câu hỏi: Vì sao Tiếng Việt đơn âm mà lại phải chia thành từng ô vuông làm gì cho phức tạp? - Ảnh 3.
Đọc bài này, bạn sẽ trả lời được câu hỏi: Vì sao Tiếng Việt đơn âm mà lại phải chia thành từng ô vuông làm gì cho phức tạp? - Ảnh 4.

Và cuối cùng, hãy hiểu đúng bản chất của vấn đề. "Mọi con đường đều dẫn đến thành Rome" - phương pháp nào cũng vậy, mục đích cũng chỉ là giúp con trẻ có thể biết đọc, biết viết mà thôi.

Tham khảo: Tiếng Việt thực hành, tác giả Hoàng Kim Ngọc, NXB Văn Hóa Thông Tin

Theo OCT

Cùng chuyên mục
XEM