Điểm chung của các ông chủ Ngân hàng SHB, ABBank và Vietbank: Làm giàu nhờ xe máy từ 2 thập kỷ trước

18/12/2023 11:25 AM | Kinh doanh

Từ hơn 2 thập kỷ trước, khi thị trường xe máy ở Việt Nam mới sơ khai và bắt đầu bùng nổ nhu cầu, những doanh nhân nhanh nhạy với thời cuộc như Chủ tịch Đỗ Quang Hiển của T&T, Chủ tịch Vũ Văn Tiền của Geleximco và vợ chồng doanh nhân Dương Ngọc Hoà - Trần Thị Lâm của tập đoàn Hoa Lâm đều từng ăn nên làm ra với xe máy.

1. Tập đoàn T&T và doanh nhân Đỗ Quang Hiển

Năm 1999, một số đối tác Trung Quốc có nhu cầu tìm cộng sự để sản xuất xe máy tại Việt Nam. Ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) khi này đã là một doanh nhân có tiếng về xuất nhập khẩu được giới thiệu.

Sau đó, T&T đã trở thành một trong những doanh nghiệp đầu tiên có được giấy phép và bắt tay vào lắp ráp xe máy. Nhờ nguồn lực về vốn và công nghệ của đối tác và nền tảng kinh doanh của bầu Hiển tại Việt Nam, hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ, đặc biệt trong đúng thời kỳ nhu cầu về xe máy của người dân tăng cao.

Với thành công bước đầu, một tập đoàn lớn đã đề nghị hợp tác với T&T để cùng đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất động cơ xe máy, linh kiện và lắp ráp xe máy lớn nhất Miền Bắc. Nhà máy T&T Hưng Yên với tổng giá trị đầu tư 300 tỷ đồng khi đó đã được ra đời.

Có thể nói, nhà máy T&T Hưng Yên là một trong những nhà máy đầu tiên góp phần hình thành nên nền sản xuất công nghiệp xe máy tại Việt Nam. Khi đó, T&T đã mua nhôm về đúc và sản xuất được động cơ xe máy, vỏ xe, gia công cơ khí, sơn, hoàn thiện lắp, ráp, thể nghiệm. 

Chuyện bầu Hiển sản xuất 2.000 xe máy/ngày, tiền đủ mua nguyên cả khu phố, ‘chốt deal’ một ngân hàng không cần mặc cả - Ảnh 2.

Dây chuyền lắp ráp phụ tùng xe máy tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn T&T Hưng Yên (năm 1998)

Theo thông tin từ Tập đoàn này, xe máy T&T cung cấp cho người dân Việt Nam ở khắp các vùng nông thôn, thành phố với giá bán 16 -20 triệu đồng. Đến năm 2000, T&T trở thành đơn vị sản xuất trong nước dẫn đầu thị phần xe máy với 180.000 xe/năm, cao gấp 3-4 lần các hãng nước ngoài. Xe của T&T còn xuất khẩu sang Châu Phi.

Việc sản xuất, kinh doanh xe máy thuận lợi đã mang lại nguồn lực về tài chính để ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) phát triển, mở rộng tập đoàn T&T và lấn sân sang những lĩnh vực mới như tài chính, bất động sản.

Vào khoảng năm 2005, ông Hiển được giới thiệu đầu tư vào một số ngân hàng nông thôn ở trong miền Tây, trong đó có Ngân hàng Nhơn Ái ở Cần Thơ đã nhanh chóng tạo được cảm tình với 'ông bầu'. Việc mua lại Ngân hàng Nhơn Ái đã mở đầu hành trình của ông bầu Đỗ Quang Hiển với Ngân hàng TMCP SHB ngày nay.

Điểm chung của các ông chủ Ngân hàng SHB, ABBank và Vietbank: Làm giàu nhờ xe máy từ 2 thập kỷ trước - Ảnh 2.

Ngân hàng SHB

3. Tập đoàn Geleximco và doanh nhân kín tiếng Vũ Văn Tiền

Tiền thân của tập đoàn Geleximco là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội, doanh nghiệp tư nhân đầu tiên của Việt Nam được phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp. Geleximco gắn với tên tuổi của doanh nhân Vũ Văn Tiền - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Geleximco - Công ty CP.

Từ hai thập kỷ trước, Geleximco trở thành hình mẫu đầu tiên của việc liên doanh với nước ngoài khi ông Vũ Văn Tiền tiên phong liên doanh lên đến 30% cổ phần với Honda để thành lập Công ty TNHH Sản xuất Phụ tùng Ô tô Xe máy Honda Việt Nam (VAP) – chủ đầu tư dự án nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô xe máy có tổng vốn đầu tư 90 triệu USD tại Khu công nghiệp Như Quỳnh (Hưng Yên).

Liên doanh này chuyên sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy cung cấp cho các hãng Yamaha, Suzuki, Kawasaki và Honda Việt Nam. Riêng với thương hiệu Honda, liên doanh còn lắp ráp xe máy Honda với công suất 400.000 xe/năm.

Ông lớn lắp ráp xe máy Honda sẽ sản xuất ô tô điện? - Ảnh 2.

Công ty TNHH Sản xuất Phụ tùng Ô tô Xe máy Việt Nam là chủ đầu tư Nhà máy Sản xuất Phụ tùng Ô tô Xe máy Việt Nam (VAP) với tổng vốn đầu tư trị giá 90 triệu USD

Hiện nay, Geleximco là một tập đoàn đa ngành hoạt động với 4 trụ cột chính: Tài chính - Công nghiệp - Bất động sản và Thương mại - Dịch vụ.

Trong đó, Ngân hàng TMCP An Bình (mã cổ phiếu ABB) là một trong những miếng ghép tài chính quan trọng của Geleximco. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư lớn của Geleximco trong lĩnh vực công nghiệp như Nhà máy Giấy và Bột giấy An Hòa (450 triệu USD) tại Tuyên Quang, Nhà máy Xi măng Thăng Long (350 triệu USD) và Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long tại Quảng Ninh (900 triệu USD). Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long 600MW là nhà máy nhiệt điện tư nhân lớn nhất hiện nay.

3. Tập đoàn Hoa Lâm và vợ chồng doanh nhân Dương Ngọc Hoà - Trần Thị Lâm

Được thành lập từ năm 1993 với tên gọi ban đầu là Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Vận tải Nhất Nguyên và sáng lập bởi vợ chồng ông Dương Ngọc Hoà và Bà Trần Thị Lâm. 

Năm 1999, Công ty TNHH Thương mại sản xuất Hoa Lâm được thành lập và tập trung vào việc sản xuất xe gắn máy với thương hiệu chính là Halim. Đây chính là nền tảng đầu tiên để xây dựng nên tập đoàn Hoa Lâm lớn mạnh sau này.

Năm 2004, Hướng đến hoạt động đa dạng đa nghề, Công ty Cổ phần Ô tô – Xe máy Hoa Lâm chuyển đổi sang tên mới: Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hoa Lâm, đồng thời thành lập liên doanh Hoa Lâm – Kymco chuyên sản xuất lắp ráp và kinh doanh xe tay ga thương hiệu Kymco.

Năm 2006, Hoa Lâm bắt đầu tham gia thị trường tài chính khi đầu tư số vốn lớn tại Ngân hàng Việt Nam Thương tín - nơi ông Dương Ngọc Hòa giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị. Ngày 2/2/2007, Ngân hàng Việt Nam Thương tín khai trương tại thành phố Sóc Trăng với tên gọi mới là Vietbank. 

Điểm chung của các ông chủ Ngân hàng SHB, ABBank và Vietbank: Làm giàu nhờ xe máy từ 2 thập kỷ trước - Ảnh 4.

Ngân hàng Vietbank

Năm 2008, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hoa Lâm được Thủ tướng Chính phủ giao 37,5 ha đất tại quận Bình Tân (TP. Hồ Chí Minh) để xây dựng “Thành phố y tế” với 6 bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế và nhiều trung tâm dịch vụ đi kèm phục vụ khu này.

Khu Y tế kỹ thuật cao ra đời với liên doanh Hoa Lâm – Shangri La được thành lập có tổng vốn đầu tư lên đến 1 tỷ USD. Liên tiếp những năm sau đó, Hoa Lâm thành công khi mời được các nhà đầu tư lớn của Hàn Quốc, Nhật Bản…tham gia các dự án trung tâm thương mại, thực phẩm, đào tạo nhân sự tại Khu y tế kỹ thuật cao.

Hiện nay, tài chính và y tế là hai trụ cột chính trong hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Hoa Lâm. 



Trọng Nghĩa

Cùng chuyên mục
XEM