"Đi giày cao gót lái ô tô chắc chắn gây nguy hiểm, thà chân đất còn hơn" - nhầm tưởng cực lớn có thể khiến người lái xe phải trả giá

21/11/2019 14:56 PM | Sống

Dù quả thực việc mang giày cao gót khi lái xe tiềm ẩn rất nhiều rủi ro gây tai nạn, nhưng vế còn lại thì cũng chưa chắc đúng đâu.

Sáng 20/11, vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra tại khu vực ngã tư Lê Văn Lương - Láng (Hà Nội) giữa ô tô Mercedes với 2 xe máy và 1 xe đạp làm 1 người tử vong đã khiến dư luận bàng hoàng.

Sự việc hiện vẫn đang điều điều tra làm rõ. Tuy nhiên khi hình ảnh hiện trường vụ tai nạn được lan truyền trên mạng xã hội, rất nhiều người đã đưa ra phân tích về nguyên nhân gây nên vụ tai nạn. Đáng chú ý, người phụ nữ điều khiển phương tiên khi bước xuống xe có mang giày cao gót, và điều này khiến nhiều người cho rằng chính chiếc giày có thể là thủ phạm. Ý kiến này nhận được nhiều sự tán thành, bởi lẽ giày cao gót là một trong những yếu tố gây nguy hiểm hàng đầu khi lái ô tô.

Đi giày cao gót lái ô tô chắc chắn gây nguy hiểm, thà chân đất còn hơn - nhầm tưởng cực lớn có thể khiến người lái xe phải trả giá - Ảnh 1.

Người phụ nữ lái chiếc xe Mercedes trong vụ tai nạn kinh hoàng ngày 20/11, được cho là đã đi giày cao gót khi lái xe

Những gót giày tử thần và làn sóng tẩy chay của các nước trên thế giới

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, giày cao gót dù không được đưa vào luật định, nhưng đã luôn được xem là yếu tố cần khuyến cáo không được sử dụng khi điều khiển các phương tiện giao thông. Theo các chuyên gia, lý do là bởi phụ kiện này tiềm ẩn quá nhiều rủi ro, có thể kể đến như sau.

Đi giày cao gót lái ô tô chắc chắn gây nguy hiểm, thà chân đất còn hơn - nhầm tưởng cực lớn có thể khiến người lái xe phải trả giá - Ảnh 2.

Đầu tiên, những chiếc gót giày tưởng vô hại, nhưng lại là thứ ngăn cản đôi chân tài xế di chuyển nhanh từ chân ga đến chân phanh, và dễ tăng thêm áp lực không cần thiết khi đạp ga do khiến đôi chân thiếu đi cảm giác.

Thứ 2, gót giày tạo ra một tư thế lái không thoải mái, gây căng thẳng và dễ đưa ra những quyết định sai sót.

Thứ 3, gót giày tiềm ẩn nguy cơ mắc kẹt lại dưới thảm lót nền xe. Tài xế vì thế không thể xử lý kịp thời giữa các tình huống khẩn cấp. Và đặc biệt, nếu đôi giày cao gót còn kèm thêm đế dày nữa thì còn nguy hiểm hơn.

Cũng bởi giày cao gót quá nguy hiểm, rất nhiều chuyên gia tại các nước trên thế giới đã lên tiếng kêu gọi phụ nữ ngưng dùng nó khi ngồi trong xe ô tô, thậm chí nên đưa nó vào quy định cấm. Năm 2012, các chuyên gia tại Anh đã đề nghị phải sớm đưa ra luật cấm giày cao gót khi lái xe, sau khi một khảo sát cho thấy ít nhất 40% phụ nữ tại quốc gia này có mang nó và một số vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra. Đến năm 2015, luật giao thông đường bộ của Anh cũng chính thức cập nhật, trong đó yêu cầu người lái xe phải "có trang phục và giày dép phù hợp, không để ảnh hưởng đến khả năng điều khiển phương tiện."

Đi giày cao gót lái ô tô chắc chắn gây nguy hiểm, thà chân đất còn hơn - nhầm tưởng cực lớn có thể khiến người lái xe phải trả giá - Ảnh 3.

Điều luật này được áp dụng cho cả ô tô lẫn xe máy. Nếu bị cảnh sát bắt gặp đang mang giày cao gót khi lái xe, người điều khiển có thể bị phạt tiền ít nhất là 100 bảng Anh (khoảng 3 triệu đồng) và 3 dấu phạt trong bằng lái. Nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng phải bị truy tố trước tòa, khoản tiền phạt sẽ lên tới 5000 bảng (khoảng 150 triệu đồng), kèm theo 9 dấu phạt, thậm chí là bị tịch thu bằng lái dài hạn.

Năm 2013, Thụy Sĩ cũng đưa ra dự luật cấm giày cao gót dành cho người ngồi sau volant. Tại Trung Quốc hiện cũng đã có quy định cấm người điều khiển phương tiện mang giày cao gót. Hình phạt thì không được đề cập đến.

Lầm tưởng: Đi "chân đất" còn hơn

Làn sóng tẩy chay giày cao gót khi lái xe được rất nhiều người ủng hộ. Tuy nhiên, nhiều người đưa ra ý kiến rằng chúng ta thậm chí không nên đi gì cả khi lái xe, nhằm tạo cảm giác thật nhất cho đôi chân và không bị vướng víu bởi bất kỳ điều gì.

Chỉ tiếc rằng đây là một nhầm tưởng lớn. Bởi lẽ, việc lái xe bằng chân trần cũng được xem là yếu tố gây nguy hiểm tương đương, và đã được đưa vào luật cấm tại nhiều quốc gia trên thế giới. Một số tiểu bang của Mỹ cấm người lái xe không được đi chân trần. Anh quốc cũng có quy định tương tự.

Đi giày cao gót lái ô tô chắc chắn gây nguy hiểm, thà chân đất còn hơn - nhầm tưởng cực lớn có thể khiến người lái xe phải trả giá - Ảnh 4.

Lý do được đưa ra là vì việc đi chân không khi lái xe cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đầu tiên là với một số dòng xe cũ, chân ga có thể cần nhiều lực hơn để nhấn, mà bạn sẽ phải tốn sức hơn rất nhiều nếu không có một chiếc đế giày giúp phân bổ áp lực đồng đều hơn. Thứ 2, việc liên tục phải nhấn ga khi tiếp xúc trực tiếp với da chân có thể dẫn đến những thương tổn không đáng có - trầy xước, chuột rút... - khiến người điều khiển khó khăn hơn khi xử lý tình huống.

Đó là chưa kể đến trường hợp người lái bị ra mồ hôi chân làm giảm tính ma sát, dễ trượt ra khỏi chân ga/phanh và gây hậu quả đáng tiếc.

Đi giày cao gót lái ô tô chắc chắn gây nguy hiểm, thà chân đất còn hơn - nhầm tưởng cực lớn có thể khiến người lái xe phải trả giá - Ảnh 5.

Dép xỏ ngón cũng là phụ kiện không nên sử dụng khi lái xe, vì nó rất nguy hiểm

Bên cạnh chân trần, việc mang dép xỏ ngón (dép tông) cũng gây ra rất nhiều nguy hiểm. Theo số liệu thống kê từ Bộ giao thông Hoa Kỳ, dép xỏ ngón là nguyên nhân gây ra ít nhất 14.000 vụ tai nạn xe hơi mỗi năm.

Lái xe nên chọn giày dép như thế nào?

Khi đã ngồi sau volant, các lái xe phải tự ý thức được rằng mình đang chịu trách nhiệm cho không chỉ tính mạng của bản thân, mà cho nhiều người khác đang tham gia giao thông.

Đi giày cao gót lái ô tô chắc chắn gây nguy hiểm, thà chân đất còn hơn - nhầm tưởng cực lớn có thể khiến người lái xe phải trả giá - Ảnh 6.

Để lái xe được an toàn hơn, cần chuẩn bị sẵn một đôi giày - tốt nhất là giày thể thao - có đế thấp, không quá dày để đảm bảo cảm giác tốt nhất.

Theo J.D

Cùng chuyên mục
XEM