“Để doanh nghiệp nhỏ và vừa 'tự bơi' là quá khó”

09/10/2017 09:04 AM | Xã hội

"Nếu chúng ta để doanh nghiệp nhỏ và vừa “tự bơi” thì họ sẽ không thể làm được. Nhà nước nên thành lập các trung tâm hỗ trợ họ. Kinh nghiệm của Trung Quốc và Samsung rất hay", ông Lương Văn Khôi - Phó giám đốc phụ trách Trung tâm thông tin và dự báo Kinh tế - xã hội cho hay.

Chia sẻ về quan điểm của Samsung rằng: "Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam không nên tham vọng làm vendor cấp 1 của Samsung mà trước tiên, hãy làm vendor cấp 2, cấp 3", ông Lương Văn Khôi - Phó giám đốc phụ trách Trung tâm thông tin và dự báo Kinh tế - xã hội cho rằng: "Nếu chúng ta để doanh nghiệp nhỏ và vừa “tự bơi” thì họ sẽ không thể làm được. Nhà nước nên thành lập các trung tâm hỗ trợ họ. Kinh nghiệm của Trung Quốc và Samsung rất hay".

Samsung hỗ trợ doanh nghiệp M&A, làm chủ công nghệ đó. Nếu như vào không đáp ứng yêu cầu thì sẽ bỏ tất cả các khoản ưu đãi. Ở chúng ta hậu kiểm còn lỏng lẻo, hưởng ưư đãi rất nhiều nhưng không đáp ứng được tỷ lệ nội địa hoá. Cần phải xem xét lại vấn đề này. Còn ở Trung Quốc, 70% sản lượng chiếm hàm lượng công nghệ cao. Kể cả rất nhiều nhà máy nhiệt điện than Trung Quốc đóng cửa di chuyển sang nước khác.

Đồng quan điểm, ông Phan Hữu Thắng - nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài nhận định: "Đừng có trông chờ gì vào việc nhà đầu tư nước ngoài họ mở cửa cho doanh nghiệp Việt nếu doanh nghiệp chúng ta còn vừa yếu vừa thiếu! Họ phải chờ mình lớn lên để chọn lựa."

“Để doanh nghiệp nhỏ và vừa tự bơi là quá khó” - Ảnh 1.

Ông Phan Hữu Thắng - nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài. Ảnh: Quang Sơn

"Samsung nói là chờ các doanh nghiệp lớn lên rồi mới chọn lựa. Như vậy là quá khó! Không thể ép một doanh nghiệp như trẻ con 2-3 tuổi trong ngày 1 ngày 2 thành người đủ 18 tuổi lập gia đình. Để giúp cho các doanh nghiệp có năng lực, tạo ra sản phẩm “Made in Vietnam”, phải có những chính sách để hỗ trợ họ", ông Thắng nhận định.

Ngoài ra một yếu tố khác đó là năng suất. Đó là điều các nhà đầu tư quan tâm. Các ngành và các địa phương nên chọn ra các doanh nghiệp hàng đầu, đầu tư về đất đai, thuế .

Vai trò nhà nước rất lớn, ngoài việc hoạch định chính sách phải có tác động với cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Trước đây chúng ta nói rất nhiều về tỷ lệ nội địa hoá. Trước đây các tập đoàn lớn, họ phải trích một phần lợi nhuận cua mình để hỗ trợ doanh nghiệp địa phương.

Doanh nghiệp trong nước khi tham gia chuỗi cung ứng phải có tinh thần sẵn sàng hợp tác tham gia với doanh nghiệp nước ngoài. Quản lý Nhà nước cũng phải tập trung thúc đẩy cái này. Một doanh nghiệp phải nỗ lực từ từ qua nhiều cấp. Nói như lãnh đạo Samsung không thể làm cấp 1 ngay được, phải từ cấp 3 rồi đến cấp 2 và lên cấp 1.

"Doanh nghiệp Việt cũng bỏ cạnh tranh nói xấu nhau đi, mà cần chú trọng năng cao sản phẩm. Phải đáp ứng chất lượng tiêu chuẩn cao chứ không thể bắt họ phải hợp tác với mình được", ông Thắng nhấn mạnh.

Theo Hạ An

Cùng chuyên mục
XEM