Dễ căng thẳng, hay tức giận, lại còn thù dai: Biểu hiện của một người dù có làm sếp cấp nào, IQ cao đến mấy thì cũng khó quản trị thành công

24/01/2019 14:27 PM | Quản trị

Một người dù IQ cao đến mấy mà thiếu phẩm chất này thì cũng khó thành công Tuy nhiên tin vui là ai cũng có thể tự rèn luyện để cải thiện phẩm chất quan trọng này.

Khi trí tuệ cảm xúc (EQ) lần đầu xuất hiện, nó đóng vai trò là mắt xích còn thiếu trong một phát hiện đặc biệt: đa số thời gian thì những người có IQ trung bình lại có thành công vượt trội hơn những người có IQ cao nhất. Sự bất thường này đã phản bác lại giả định được biết đến rộng rãi rằng IQ là nguồn gốc thành công.

Hàng chục năm nghiên cứu đã chỉ ra trí tuệ cảm xúc là một yếu tố quan trọng khiến một số người vượt trội hơn những người xung quanh. Mối liên kết mạnh mẽ đến mức có 90% những người biểu diễn hàng đầu có trí tuệ cảm xúc cao. Không còn nghi ngờ gì nữa, trí tuệ cảm xúc hiếm có hơn trí thông minh sách vở, nhưng kinh nghiệm của tôi cho biết thực chất nó góp phần quan trọng hơn nữa trong việc làm nên người lãnh đạo. Bạn không thể phớt lờ nó được.

Trí tuệ cảm xúc là thứ vô hình trong mỗi chúng ta. Nó ảnh hưởng đến cách kiểm soát hành vi, điều hướng sự phức tạp trong xã hội và đưa ra quyết định cá nhân để đạt được những kết quả khả quan.

Mặc cho tầm quan trọng của EQ, tính vô hình của nó khiến rất khó để biết chỉ số của bạn là bao nhiêu và bạn có thể làm gì để cải thiện nếu như bạn đang thiếu sót. Sau khi phân tích các dữ liệu từ hàng triệu người để xác định đặc điểm của EQ thấp. Đó là những hành vi bạn muốn loại bỏ.

Bạn dễ bị căng thẳng

Khi bạn dồn nén cảm xúc của mình, chúng nhanh chóng tích tụ thành những cảm giác lo lắng, căng thẳng. Những cảm xúc không được giải tỏa vắt kiệt tâm trí và cơ thể. Những kỹ năng trí tuệ cảm xúc sẽ giúp sự căng thẳng trở nên dễ kiểm soát hơn bằng cách cho phép phát hiện và giải quyết các tình huống khó khăn trước khi mọi thứ leo thang.

Những người không sử dụng các kỹ năng trí tuệ cảm xúc có nhiều khả năng chuyển sang phương tiện khác, kém hiệu quả hơn để quản lý tâm trạng của họ. Họ thường dễ lo lắng, trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện và thậm chí là tự tử.

Bạn gặp khó khăn trong việc khẳng định bản thân

Người có EQ cao cân bằng cách cư xử, sự đồng cảm và lòng tốt với khả năng khẳng định bản thân và thiết lập ranh giới. Sự kết hợp khéo léo này là lý tưởng để xử lý xung đột. Khi hầu hết mọi người bị vượt qua, họ mặc định có hành vi thụ động hoặc hung hăng. Những người thông minh về mặt cảm xúc vẫn cân bằng và quyết đoán bằng cách tránh xa những phản ứng không được chọn lọc. Điều này cho phép họ vô hiệu hóa những người gây khó khăn và ảnh hưởng xấu mà không gây thù hằn.

Dễ căng thẳng, hay tức giận, lại còn thù dai: Biểu hiện của một người dù có làm sếp cấp nào, IQ cao đến mấy thì cũng khó quản trị thành công   - Ảnh 1.

Bạn có vốn từ vựng cảm xúc có hạn

Tất cả mọi người đều có cảm xúc, nhưng chỉ có một vài người có thể xác định được chính xác cảm xúc khi chúng đến. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chỉ 36% có thể làm được điều rắc rối này vì cảm xúc không rõ ràng thường bị hiểu lầm, dẫn đến những lựa chọn phi lý và hành động phản tác dụng. 

Người EQ cao kiểm soát tốt cảm xúc của mình vì họ hiểu được chúng, và họ sử dụng vốn từ vựng rộng rãi về cảm xúc để làm điều đó. Trong khi nhiều người miêu tả bản thân bằng những cảm xúc đơn giản như "không tốt", những người thông minh về mặt cảm xúc có thể chỉ ra họ "cáu kỉnh," "bực bội," "suy sụp," hay "lo lắng" không. Từ bạn chọn càng cụ thể, bạn càng có được thông tin chính xác về cảm xúc của mình, cái gì tạo ra nó và bạn sẽ làm gì.

Bạn nhanh chóng đưa ra các giả định và bảo vệ chúng một cách kịch liệt

Người EQ thấp hình thành ý kiến một cách nhanh chóng và sau đó không xác nhận, nghĩa là họ thu thập dẫn chứng ủng hộ cho ý kiến của mình và bỏ qua bất kì dẫn chứng nào đi hướng ngược lại. Họ thường xuyên tranh luận, quảng bá để củng cố nó. Điều này đặc biệt nguy hiểm với các lãnh đạo, vì những ý tưởng thiếu suy nghĩ của họ trở thành chiến lược của cả nhóm. 

Những người thông minh ở mặt cảm xúc giữ suy nghĩ lại, vì họ biết những phản ứng ban đầu bị cảm xúc thao túng. Họ cho suy nghĩ của mình thời gian để phát triển và cân nhắc những hậu quả có thể xảy ra và phản biện. Sau đó, họ truyền đạt ý tưởng đã phát triển của mình theo cách hiệu quả nhất có thể, có tính đến nhu cầu và ý kiến của khán giả.

Bạn giữ sự ác cảm

Những cảm xúc tiêu cực đi kèm với sự ác cảm thực sự là một phản ứng của sự căng thẳng. Chỉ nghĩ về việc đưa cơ thể bạn vào cơ chế ép buộc, một cơ chế sinh tồn buộc bạn phải đứng lên chiến đấu hoặc bỏ chạy khi gặp mối đe dọa. Khi một mối đe dọa sắp xảy ra, phản ứng này rất cần thiết cho sự sống sót của bạn, nhưng khi mối đe dọa đó là lịch sử cổ đại, cứ giữ lấy sự căng thẳng đó sẽ phá hoại cơ thể bạn và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe theo thời gian. 

Thực tế, các nhà nghiên cứu ở Đại học Emory đã cho thấy việc giữ sự căng thẳng góp phần gây nên cao huyết áp và bệnh tim mạch. Giữ ác cảm là giữ lấy sự căng thẳng, và người thông minh về mặt cảm xúc biết tránh điều này bằng mọi giá. Bỏ đi ác cảm không chỉ khiến bạn cảm thấy tốt hơn mà còn cải thiện sức khỏe của bạn.

Dễ căng thẳng, hay tức giận, lại còn thù dai: Biểu hiện của một người dù có làm sếp cấp nào, IQ cao đến mấy thì cũng khó quản trị thành công   - Ảnh 2.

Bạn không bỏ qua sai lầm

Người thông minh về cảm xúc tách biệt bản thân với sai lầm, nhưng họ làm như vậy mà không quên chúng đi. Bằng cách đặt những sai lầm ở một khoảng cách an toàn, nhưng vẫn đủ để với tới, họ có thể sửa đổi và điều chỉnh cho thành công trong tương lai. 

Cần nhận thức được sự chặt chẽ giữa việc chìm đắm và ghi nhớ. Chìm đắm quá lâu vào sai lầm khiến bạn lo lắng và ngại ngùng, khi bạn triệt để quên đi chúng khiến bạn dễ dàng lặp lại sai lầm đó. Chìa khóa để cân bằng nằm ở khả năng biến thất bại thành sự cố gắng cải thiện. Điều này khiến bạn đứng dậy ngay lập tức mỗi lần ngã xuống.

Bạn thường cảm thấy bị hiểu lầm

Khi bạn thiếu trí tuệ cảm xúc, thật khó để hiểu bạn gặp những người khác thế nào. Bạn cảm thấy bị hiểu lầm vì bạn không truyền tải được thông điệp theo cách mọi người có thể hiểu. Kể cả luyện tập rồi, những người thông minh về cảm xúc biết họ không thể truyền đạt mọi điều một cách hoàn hảo. Họ nắm bắt khi nào mọi người thấy khó hiểu với điều họ nói, điều chỉnh cách tiếp cận và truyền đạt lại ý kiến của mình theo cách có thể hiểu được

Bạn không biết điểm mấu chốt của bạn

Mọi người đều có điểm mấu chốt - những tình huống và những con người bị chạm vào ranh giới và khiến họ hành động bốc đồng. Người thông minh về cảm xúc nghiên cứu điểm mấu chốt của mình và tận dụng kiến thức này vượt qua các tình huống và con người trước khi họ đạt được kết quả tốt nhất.

Bạn không tức giận

Trí tuệ cảm xúc không phải là bạn tỏ ra tốt bụng; đó là về kiểm soát cảm xúc của bạn để đạt được những kết quả tốt nhất có thể. Đôi khi, điều này có nghĩa là cho mọi người thấy bạn đang buồn, thất vọng hay bực bội. Liên tục ngụy trang cảm xúc của bạn với sự hạnh phúc và tích cực là không thành thật và hiệu quả. Người thông minh ở mặt cảm xúc sử dụng những cảm xúc tiêu cực hoặc tích cực trong tình huống thích hợp.

Bạn đổ lỗi cho người khác về cách mà họ khiến bạn cảm nhận

Đổ lỗi cho người khác chỉ kéo bạn lùi lại. Cảm xúc đến từ bên trong. Nó gán cho bạn cảm giác của bạn đối với hành động của người khác, nhưng bạn phải chịu trách nhiệm với cảm xúc của mình. Không ai có thể khiến bạn cảm thấy điều gì mà bạn không muốn.

Bạn dễ dàng bị xúc phạm

Nếu bạn biết rõ bản thân, thật khó để ai đó nói hay làm điều gì đó xúc phạm bạn. Người thông minh về mặt cảm xúc là người tự tin và cởi mở, tạo nên một bề ngoài đẹp đẽ. Bạn thậm chí có thể tự châm biếm hay để người khác làm trò với bạn vì tâm trí bạn đã vẽ ra ranh giới giữa sự hài hước và xem thường.

Không giống như IQ, EQ là thứ có thể dễ dàng rèn luyện và uốn nắn. Khi bạn tập luyện não bộ bằng cách liên tục thực hiện những hành vi trí tuệ cảm xúc mới, nó xây dựng lên một các con đường cần thiết để biến chúng thành thói quen. Khi não bộ của bạn củng cố việc sử dụng các hành vi mới, kết nối hỗ trợ các hành vi cũ, sự phá hoại sẽ biến mất. Chẳng bao lâu, bạn sẽ bắt đầu phản ứng lại môi trường xung quanh bằng trí tuệ cảm xúc mà không cần phải nghĩ.

Mai Lâm

Cùng chuyên mục
XEM