6 điều bất an của ĐBQH về giới trẻ

01/11/2017 16:19 PM | Xã hội

6 nỗi bất an của người Việt từng Đại biểu Đặng Thuần Phong từng nêu ra trong kỳ họp trước vẫn còn nguyên. Và một nỗi lo của ông là về người trẻ.

Ngày 31/10, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận nhiều nội dung trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Chuyện kinh tế: “Năm nào chúng ta cũng muốn tiêu nhiều tiền hơn năm trước và dường như càng nhiều thì càng tốt"

Đại biểu có nhiều phát biểu sắc sảo trong phiên họp trước - ông Phạm Trọng Nhân từ đoàn Bình Dương – cho rằng nền kinh tế đang gặp một thực trạng là dù liên tiếp phá vỡ các kỷ lục tăng trưởng, tuy nhiên, sự cải thiện đời sống người dân vẫn “chẳng đáng là bao”.

Đại biểu cũng cho rằng sau cơn địa chấn thu hút con số kỷ lục vốn FDI năm nay chính là mối lo về mối liên hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. "Đột ngột giảm rồi đột ngột tăng GDP chỉ vì biến động sản phẩm của vài doanh nghiệp FDI là đáng lo ngại" - theo ông Nhân.

6 điều bất an của ĐBQH về giới trẻ - Ảnh 1.

Điểm lại những đóng góp của GDP cho nền kinh tế, Đại biểu đoàn Bình Dương chỉ ra khu vực này chỉ đóng góp 15-19% cho ngân sách, thấp nhất trong các khu vực. Phần nhiều doanh nghiệp FDI báo thua lỗ, nhưng điều ngược đời là càng thua lỗ thì càng mở rộng sản xuất. Phần thuế thu nhập 20% Nhà nước thu từ các doanh nghiệp này chẳng đáng là bao, mà trong khi có 80% thu nhập còn lại được FDI chuyển về chính quốc theo con đường chuyển giá.

6 điều bất an của ĐBQH về giới trẻ - Ảnh 2.

Dễ dãi với người nước ngoài thế nhưng với chính những doanh nghiệp trong nước, các cơ quan chức năng lại gây khó đủ bề. Ông Phạm Trọng Nhân kể ra trường hợp của Viettel, của gốm sứ Minh Long và đặt câu hỏi rằng có phải Nhà nước đang quá khắt khe với những người ‘thực sự đồng cam cộng khổ với nền kinh tế’?

6 điều bất an của ĐBQH về giới trẻ - Ảnh 3.

“Viettel bị Bộ Tài chính thẳng thừng bác đề xuất xin ưu đãi thuế hay 500 tỷ đầu tư công nghệ của gốm Minh Long không được hỗ trợ, có phải chúng ta đang cứng nhắc, khắt khe với chính người nhà của mình – người luôn đồng cam cộng khổ và có nhiều đóng góp cho kinh tế” - Đại biểu đoàn Bình Dương đặt vấn đề.

Trong các vấn đề kinh tế được thảo luận, chuyện thu chi ngân sách với điểm nhấn chi thường xuyên quá cao cũng được đại biểu đề cập. Tại Nghị trường hôm qua, người đầu tiên đứng lên trình bày vấn đề này là đại biểu Lê Minh Chuẩn đến từ đoàn tỉnh Quảng Ninh.

6 điều bất an của ĐBQH về giới trẻ - Ảnh 4.

Đưa ra một loạt các thống kê về nguồn thu mới, nguồn thu tăng lên trong năm 2017 nhưng không vẫn không đủ cho các khoản chi, vị này kết luận rằng: “Năm 2017, chúng ta đã áp dụng tối đa các giải pháp tận thu nhưng thu vẫn không đủ bù chi”.

Gay gắt hơn, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, trên cương vị đại biểu đoàn Thái Bình, cũng đứng lên nối tiếp ý của đại biểu Chuẩn rằng bức tranh thu chi ngân sách, nợ công thực ra vẫn như vậy trong mấy năm gần đây. Điều thay đổi đáng kể nhất có lẽ là “Năm nào chúng ta cũng muốn tiêu nhiều tiền hơn năm trước và dường như càng nhiều thì càng tốt” – ông Lộc nói.

6 điều bất an của ĐBQH về giới trẻ - Ảnh 5.

Ông cũng đặt câu hỏi liệu dùng đất, thu cổ tức ngân hàng hay bán vốn DNNN sẽ còn thực hiện được trong bao lâu để tài trợ cho số tiền tiêu ngày càng lớn của Chính phủ. Theo ông, với tư duy chi ngân sách hiện nay thì nợ công cũng sẽ khó lòng được đảm bảo an toàn.

“Chúng ta còn bao nhiều đất đai để còn có thể mang lại nguồn thu? Việc thu cổ tức của các ngân hàng đang gặp khó khăn vì nợ xấu, hay bán tài sản của DNNN đẩy lấy tiền liệu sẽ kéo dài được bao lâu?” - Chủ tịch VCCI nói.

6 điều bất an của ĐBQH về giới trẻ - Ảnh 6.

Tranh luận về mục tiêu tăng trưởng kinh tế có sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và đại biểu Hoàng Quang Hàm của đoàn tỉnh Phú Thọ.

Vị đại biểu từng có ý kiến ‘Bộ trưởng trả lời hệt như 3 nhiệm kỳ trước’ phản ảnh ý kiến của cử tri: Tăng trưởng giữa các quý lên xuống không theo logic thông thường, rơi thì "tự do" nhưng tăng thì "thần kỳ".

"Lý do thường được đưa ra là quý I dịp Tết sản xuất giảm sút là không thuyết phục vì sẽ được tiêu dùng, du lịch bù đắp. Nếu nói rằng do quy trình ngân sách trong năm, quý 1 giải ngân ít cũng không thuyết phục, vì quý 1 có thể giảm chi đầu tư nhưng các khoản chi khác vẫn phải chi. Hơn nữa, chi tiêu ngân sách chỉ tác động một phần đến tăng trưởng. Sản xuất cũng không thể đình trệ trên diện rộng khiến GDP rơi tự do như vậy. Thật kỳ lạ"- Đại biểu Phú Thọ nói và lấy dẫn chứng năm nay, GDP quý I rất thấp, tăng lên trong quý II, đến quý III tăng ngoạn mục và quý IV thì dự báo còn tăng cao hơn.

6 điều bất an của ĐBQH về giới trẻ - Ảnh 7.

Về những nghi ngại này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã có màn trả lời để giúp “các đại biểu yên tâm”. Ông Dũng đưa ra những số liệu đầy khả quan về kinh tế trong 10 tháng qua, từ đó khẳng định số liệu là đáng tin cậy, “phương pháp thống kê có cơ sở khoa học, khách quan, được thực hiện theo quy định pháp luật, đồng thời được quốc tế công nhận”.

6 điều bất an của ĐBQH về giới trẻ - Ảnh 8.

Nỗi lo về giới trẻ, nạn buôn thuốc lá lậu...bị đăng đàn

Bên cạnh những vấn đề kinh tế, các vấn đề xã hội cũng được các đại biểu Quốc hội tranh luận rất sôi nổi. 4 tháng trước, đại biểu Đặng Thuần Phong đoàn đại biểu Bến Tre từng nhấn mạnh 6 điều bất an của người Việt.

Đến kỳ họp Quốc hội lần này, theo ông Phong, những điều này có vẻ vẫn còn nguyên. Đặc biệt, chia sẻ nỗi lo của mình về giới trẻ, đại biểu đoàn Bến Tre chia sẻ sự nghi ngại trước toàn Quốc hội về thực trạng không quan tâm đến chính trị, lịch sử, sống không có lý tưởng, đạo đức bị tha hóa....ở một số bộ phận thanh niên.

“Giới trẻ không quan tâm đến chính trị, xem nhẹ lịch sử, sống thực dụng, không có lý tưởng phấn đấu, thờ ơ với thế cuộc...Nhân cách của lớp trẻ đang bị gặm nhấm và tha hóa” – Ông Phong nói.

Nóng tại Nghị trường hôm qua, với sự tham gia của nhiều đại biểu, cũng chính là chuyện về nạn buôn lậu thuốc lá. Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương đoàn Ninh Thuận đã làm bất ngờ cả hội trường khi đem đến cả một gói lớn đựng nhiều bao thuốc lá lậu mua được ở An Giang.

“Tôi mua thuốc lá lậu mà không thấy lực lượng chức năng đâu” – Vị này đặt vấn đề và cũng nhấn mạnh rằng tình trạng buôn lậu đang xảy ra “rất sôi động”, gây thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế.

6 điều bất an của ĐBQH về giới trẻ - Ảnh 9.

Bên cạnh những khoảng màu tối, bức tranh Nghị trường ngày 31/10 cũng có màu sắc của sự hy vọng. Đại biểu Nguyễn Phi Thường đoàn Hà Nội đã đứng lên chia sẻ ý kiến của mình về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và vai trò của công nghệ với tương lai nền kinh tế.

Vị này cho rằng Việt Nam tuy “mỗi thứ có một ít, chưa đủ thành hình” nhưng vẫn còn tiềm năng to lớn trong cuộc thay đổi này. Tiềm năng ấy đến từ chính lực lượng trẻ đông đảo có sự kết nối sâu với Internet và các thiết bị thông minh.

6 điều bất an của ĐBQH về giới trẻ - Ảnh 10.

"Đa số người trẻ được phổ cập Internet, hơn 55% có smartphone và 90% thường xuyên vào mạng xã hội. Chỉ cần 1% trong số này đạt đến tầm chuyên gia công nghệ thì hứa hẹn sẽ tạo ra hàng trăm tỷ USD mỗi năm" - Đại biểu Thường tính toán.

Ông Thường cũng nhấn mạnh chúng ta hãy học Uber làm vận tải thông minh bằng công nghệ và nền kinh tế chia sẻ. Tương tự như vậy, du lịch Việt Nam cũng có thể gắn công nghệ vào và bán các chuỗi dịch vụ để quảng bá và bán ra thế giới.

Vượng Lê

Cùng chuyên mục
XEM