Đây là hành động phụ nữ tuyệt đối không nên làm khi đến Ấn Độ hoặc Trung Đông

27/12/2016 20:15 PM | Sống

Vì nó có thể khiến người ta hiểu nhầm, còn bạn thì gặp nguy hiểm đấy!

Mỗi nền văn hóa lại có một nét đặc trưng riêng, do đó không tránh khỏi mâu thuẫn vào thời điểm giao thoa văn hóa xảy ra, khi những cử chỉ, hành động từ nền văn hóa này lại là điều cấm kỵ ở nơi khác.

Và bạn biết không, có một hành động rất phổ biến trong ngôn ngữ cơ thể tại rất nhiều nơi trên thế giới, nhưng riêng tại Ấn Độ và Trung Đông lại cực kỳ không nên làm, đặc biệt là đối với phụ nữ. Đó chính là giao tiếp bằng ánh mắt - hay eye contact.

Tại sao? Xem ngay vido dưới đây để biết câu trả lời.

Ánh mắt - thứ ngôn ngữ tích cực và tiêu cực

Trước kia, chỉ có nền văn hóa Tây phương là coi ánh mắt như một ngôn ngữ cơ thể quan trọng. Tại Mỹ, Anh, Úc, và nhiều quốc gia thuộc châu Âu, việc nhìn thẳng vào mắt đối phương là một cử chỉ phù hợp trong hầu hết mọi trường hợp giao tiếp.

Nó thể hiện người nghe đang chú ý vào câu chuyện, và nếu như không có "eye contact", nó có thể mang nghĩa xúc phạm đến người nói. Ngoài ra, nó còn cho thấy bản thân là một người vững vàng và đáng tin cậy.

Văn hóa châu Á thì khác. Với văn hóa phong kiến kéo dài, nơi tầng lớp xã hội được phân cấp rõ ràng, việc nhìn thẳng vào mắt được xem là không phù hợp, nhất là người dưới nhìn lên bề trên. Tuy nhiên, sự giao thoa và hòa nhập với văn hóa thế giới đã đưa vị thế của ánh mắt lên một tầm cao khác, trở thành một công cụ đắc lực trong giao tiếp công việc hàng ngày.

Ánh mắt cũng có thể mang nghĩa đối địch
Ánh mắt cũng có thể mang nghĩa đối địch

Ở châu Phi và châu Mỹ Latin, ánh mắt có ý tiêu cực hơn. Việc duy trì ánh nhìn lâu thể hiện sự hung hăng, gây sự, và hoàn toàn thiếu tôn trọng đối phương.

Và là ngôn ngữ "lãng mạn" tại Ấn Độ và Trung Đông

Đúng hơn, nó nguy hiểm với người Hồi Giáo. Trung Đông là khu vực của người Hồi Giáo. Còn Ấn Độ, tuy người Hồi Giáo chỉ chiếm 14% dân số cả nước, nhưng như vậy cũng tương đương với gần 200 triệu người, tức là hơn gấp 2 lần so với toàn bộ dân số Việt Nam chúng ta.

Người Hồi giáo có quy định rất hà khắc về giao tiếp bằng ánh mắt giữa 2 người khác giới. Dù chỉ là một khoảnh khắc, việc nhìn vào mắt là tuyệt đối không thể. Đó chính là lý do mà phụ nữ Hồi giáo khi đi ra đường luôn đeo mạng che mặt.

Phụ nữ khi du lịch đến những quốc gia này cũng cần cẩn trọng. Nguyên do là vì đàn ông ở đây khá "tò mò" với người ngoại quốc do sự khác biệt về ngoại hình, và họ cũng chẳng ngần ngại thử giao tiếp bằng ánh mắt. Việc nhìn đáp lại lúc này có thể bị hiểu nhầm thành "có hứng thú với một mối quan hệ lãng mạn", hoặc... thô hơn một chút thì là: "Ok, ngủ!".

Phụ nữ nhìn vào mắt nam giới có thể bị xem là đồng thuận để quan hệ tình dục với người Hồi giáo
Phụ nữ nhìn vào mắt nam giới có thể bị xem là đồng thuận để quan hệ tình dục với người Hồi giáo

Còn giữa 2 người đàn ông, việc nhìn vào mắt có ý nghĩa tích cực hơn: để thể hiện sự chân thành của bản thân.

Còn giữa 2 người đàn ông, giao tiếp bằng mắt thể hiện sự chân thành
Còn giữa 2 người đàn ông, giao tiếp bằng mắt thể hiện sự chân thành

Tạm kết

Đây không phải là bí kíp giúp bạn tránh bị xâm hại. Ấn Độ là một trong những quốc gia có tỉ lệ hiếp dâm cao trên thế giới, nhưng lý do nằm ở nhiều vấn đề khác. Còn đây chỉ là cách giúp bạn tránh được những tình huống khó xử về giao tiếp văn hóa mà thôi.

Cùng chuyên mục
XEM