Đây là cách các cô gái nên giải thích với mẹ chồng khi đi chợ về lúc nào cũng nghe bài ca "ngày xưa mẹ mua cái này rẻ lắm"

20/12/2016 19:43 PM | Kinh tế vĩ mô

Đi chợ mua thức ăn để hoàn thành một bữa ăn, bạn mất cả trăm nghìn. Bố mẹ bạn vào thời của họ cũng làm một mâm cơm tương tự nhưng họ chỉ bỏ ra có vài chục nghìn đồng.

Đã bao giờ bạn từng nghe cha của bạn nói với bạn rằng: khi ta còn là một đứa trẻ, một cái bánh Hamburger chỉ có giá 5 xu, hay là một chiếc xe ô tô chỉ có giá 1000 USD chưa ? Và so với thời điểm bây giờ, bạn cảm thấy những mức giá này là rẻ đến mức như là trong mơ.

Và rồi bạn cũng có thể nghĩ rằng sẽ thật là tuyệt với nếu được sống ở vào thời kỳ đó, với giá cả rẻ mạt và bạn có thể mua được rất nhiều hàng hóa chỉ với việc sở hữu một số tiền nhỏ.

Thực ra, điều đó không hẳn đã đúng đâu, bởi lẽ rất có thể cũng vào thời điểm đó, ông nội của bạn sẽ nói với cha bạn điều tương tự rằng: ‘thời của cha cũng chỉ cần 2,5 xu để mua một chiếc bánh Hamburger và 500 USD để mua một xe ô tô mà thôi.

Vậy tại sao lại thế ? Câu trả lời đơn giản nằm ở một khái niệm kinh tế mang tên “lạm phát”.

Tất tần tật về lạm phát

Điều làm cho ông bạn và cha bạn nói với con mình một điều giống nhau như vậy là rất có thể vì tình hình lạm phát ở cả 2 thời điểm là khá tương đồng nhau.

Theo định nghĩa, lạm phát là sự tăng giá của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế.

Để cho đơn giản, hãy thử lấy ví dụ một bạn nữ tên là Claire. Cô đang đi tới một cửa hàng ở góc phố để mua một thanh kẹo cao su. Vào thời điểm đó, thanh kẹo này có giá là 1 USD.

Đúng một năm sau, Claire quay lại đúng cửa hàng này và mua lại đúng gói kẹo đó. Hình hài, chất lượng của thanh kẹo không hề có gì thay đổi so với trước đây nhưng lần này cô mất tới 1 USD và 2 cent mới mua được thanh kẹo.

Từ 1 USD lên đến 1 USD 2 cent, chính số 2% tăng lên trong giá thanh kẹo này được gọi là lạm phát.

Như vậy, nói sâu hơn chỉ một phép định nghĩa, lạm phát là nguyên nhân gây ra sự tăng giá hàng hóa. Đồng thời, lạm phát cũng làm giá trị của đồng tiền, hay nói cách khác là sức mua của đồng tiền đó giảm xuống. Việc 1 USD của Claire ngày hôm nay đã kém giá trị hơn so với năm ngoái (không mua nổi 1 thanh kẹo cao su là ví dụ).

Câu hỏi tiếp theo được đặt ra là lạm phát đến từ đâu ?

Nói chung, khi nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ lớn hơn nguồn cung về hàng hóa và dịch vụ đó, giá cả của chúng sẽ tự khắc tăng lên và dần dà tình trạng lạm phát xảy ra.

Khi tình trạng lạm phát trở nên trầm trọng, giá cả sẽ lao thang và chính phủ có thể can thiệp bàn tay của mình vào. Theo đó, Chính phủ có thể kiểm soát tốc độ lạm phát bằng cách đơn giản nhất điều chỉnh nguồn cung tiền tệ (điều chỉnh như thế nào thì lại có nhiều cách và xin không nhắc đến ở đây).

Tuy nhiên, nói chung thì các nền kinh tế vẫn sẽ cố duy trì một tỷ lạm phát trong mức chấp nhận được để nền kinh tế luôn được “làm nóng”. Ví dụ, một quốc gia có nền kinh tế phát triển như Mỹ vẫn thường có gắng giữ mức lạm phát ở con số 3%.

 

Vượng Lê

Cùng chuyên mục
XEM