Đau khổ lớn nhất của đời người không phải nghèo khó mà là vướng vào 3 chuyện này sau năm 60 tuổi

17/07/2023 09:41 AM | Sống

Mất đi người thương yêu, tiền bạc lúc này cũng chẳng còn ý nghĩa, nỗi buồn và cô đơn là điều hiển nhiên.

Điều thú vị nhất trong cuộc đời là mỗi người ở các giai đoạn khác nhau của cuộc sống, sẽ có sự cảm ngộ mới và mục tiêu theo đuổi, có thu hoạch mới và trải nghiệm.

Nhưng khi gặp chuyện phiền phức, bạn không nhất thiết phải có khả năng và trí tuệ mới có thể giải quyết. Có người từng nghĩ rằng hầu hết những rắc rối của cuộc sống có thể được giải quyết bằng tiền. Tuy nhiên, vấn đề là không phải ai cũng giàu có, đồng thời, đại đa số phiền não đều xuất phát từ gia đình, các mối quan hệ, sức khỏe và chuyện tình cảm.

Sau năm 60 tuổi, nếu bạn gặp phải 3 điều sau đây, thật sự đau khổ khôn nguôi. Do đó, thức tỉnh ngay từ bây giờ để thay đổi khi còn kịp.

1. Những năm cuối đời vẫn không có chốn về

Người già đi, nếu có một chỗ ở lâu dài, tự mình sắp xếp bài trí, như vậy cuộc sống xem như an ổn, cho dù nhà không đủ rộng rãi nhưng ít nhất cũng có nơi thuộc về.

Vấn đề là, một số người cao tuổi, cả khi dốc lòng hết sức cho con cái và gia đình, đến già lại không có nơi để che mưa chắn gió.

Nguyên nhân thì nhiều vô số kể. Ly hôn, trắng tay ra đi, không thể giáo dục nên thế hệ sau biết ơn và sẵn sàng phụng dưỡng cha mẹ, bị bỏ rơi không thương tiếc bởi chính con cái của họ. Hoặc có lẽ nghèo đói vì bệnh tật. Đáng thương hơn, họ không còn ai để nương tựa...

Số phận đối xử với họ có chút tàn nhẫn, đến nỗi tuổi già sức yếu cũng không thể sống an định. Thậm chí còn trải qua "ngày bất định" mưa gió phiêu diêu, phải thỉnh thoảng nhìn sắc mặt người khác, chỉ biết ngậm ngùi mà bất lực.

Chỉ khi sở hữu một chốn về nào đó, trái tim của một người mới đủ đầy cảm giác an toàn và yên tâm.

2. Mất đi những người quan trọng nhất trong đời

Con người miễn là còn sống, luôn có những việc muốn làm, những người muốn gặp.

Thật vậy! Trong xã hội này, hầu như ai cũng không thể cắt đứt hoàn toàn các mối quan hệ, sống cô lập một mình.

Tuy nhiên, ở một góc khuất nào đó, lại có những người già như vậy. Họ đã phải chịu đựng quá nhiều chuyện “hợp tan”, người thân, bạn bè, bạn đời, con cái, tất cả đều rời khỏi họ, còn lại một thân một mình để ngẫm nghĩ và hối tiếc về những chuyện đã qua, dù đúng dù sai.

Còn có một số người, ở tuổi 60, đã mất đi những người quan trọng nhất trong cuộc đời. Khi có người đó, thế giới của họ tràn ngập ánh sáng lạc quan và hy vọng; khi người đó rời đi, thế giới đã thay hình đổi dạng, chỉ còn lại bóng tối và sự quạnh hiu.

Những sự mất mát này khiến người già mất đi can đảm và tự tin để tiếp tục cuộc sống vui vẻ. Cho dù trong tay không thiếu tiền, ở trước mặt người ngoài có vẻ rất hào nhoáng, nhưng sâu trong tim vẫn mất mát vô cùng.

Tất cả những điều này là bởi vì, con người khi có tuổi thường hồi tưởng quá khứ, cũng sẽ khao khát được sum vầy và yêu thương.

Mất đi người thương yêu, tiền bạc lúc này cũng chẳng còn ý nghĩa, nỗi buồn và cô đơn là điều hiển nhiên.

3. Không thể tự chăm sóc bản thân và cần phải dựa vào người khác

Càng lớn tuổi, nhiều người bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của sức khỏe. Cho dù có nhiều tiền hơn nữa, nhưng nếu bạn không thể tự chăm sóc bản thân, thì còn đâu tự do và hạnh phúc?

Đối với người lớn tuổi, sở hữu cơ thể khỏe mạnh và linh hoạt có thể chăm sóc bản thân bất cứ lúc nào, là hạnh phúc lớn nhất khi về già.

Ngoảnh đầu nhìn lại, có bao nhiêu người từng “hô mưa gọi gió”, thời trẻ tràn đầy nhiệt huyết, nhưng hiện tại lại rơi vào cảnh cần đến người khác chăm sóc mình.

Nửa đời còn lại chỉ nằm trên giường và ngồi xe lăn, thậm chí gắn liền với thuốc men, trái tim chắc hẳn không ít lần tuyệt vọng và bị dày vò. Cái cảnh nhìn người khác tự nhiên đi lại, tự do bay nhảy, khám phá thế giới, thật sự không hề dễ chịu.

Vì vậy, xin hãy trân trọng cơ thể này, tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh, phòng bệnh hơn chữa bệnh, để tuổi già có thể dễ dàng tìm thấy hạnh phúc hơn một chút, an lòng tận hưởng cuộc sống.

Theo Trung Hạ

Cùng chuyên mục
XEM