Đại nhạc Son 3: đã tai, mãn nhãn, và những dư âm còn lại

03/04/2019 17:30 PM | Sống

Với chủ đề “Hương”, đại nhạc hội Son 3 hoàn toàn không ‘ngoa’ với những lời quảng cáo hoa mỹ như đẹp mãn nhãn, âm nhạc thăng hoa.

Phác thảo đầu tiên về đêm nhạc Son 3 là một bức tranh đẹp, điều đọng lại rõ nhất sau khi khán giả ra về chính là một đêm nhạc đẹp trọn vẹn từ đầu đến cuối. Trong Son 3, người xem không có cảm giác về tiết mục chính, tiết mục "lót". Chẳng hạn, sân khấu "Hương ngọc lan" của một ca sĩ chưa mấy tên tuổi như Phạm Anh Duy được ‘hô biến’ thành phố cổ nên thơ, có Hoa hậu Hoàn Vũ Riyo Mori trình diễn thời trang phụ họa trong khi loạt bài của ca sĩ hàng đầu như Mỹ Tâm lại trình diễn giản dị hơn rất nhiều.

Những sân khấu của Tùng Dương, Hồng Nhung, Hà Anh Tuấn được ứng dụng nhiều công nghệ gây hiệu ứng thị giác hơn là chỉ dùng màn hình LED thuần túy. Dù chủ đề "Hương" hướng tới các loài hoa và 12 mùa hoa Hà Nội, nhưng người xem cũng không khó nhận ra chương trình có thể chia rõ 4 phần, tương ứng với concept 4 mùa trong năm: màu lá của mùa xuân ở sân khấu của Nguyên Hà, màu hè rực đỏ của "đóa" Hồng Nhung, màu của mùa thu khi Tùng Dương "Đưa em tìm động hoa vàng" và sắc đông tối, lạnh khi Hà Anh Tuấn xuất hiện. Tất cả những bức tranh đẹp này chỉ có thể tận hưởng trên ghế khán giả vì không dễ lột tả bằng ngôn từ.

Trong Son 3, Hồng Nhung không hát ở vị trí ‘vedette’. Cô chỉ thuần túy là một ca sĩ tham gia trình diễn như Tùng Dương hay Nguyên Hà và nhiều ‘đất diễn’ hơn ở khâu dẫn chuyện. Nhưng thực tế, Hồng Nhung mới là cái tên độc đáo nhất, ăn khách nhất. Từ khách mời đến khán giả, không ai không bất ngờ đến bị động trước một Hồng Nhung luôn luôn hóm hỉnh, hào hứng và… ồn ào nhất Son 3.

Điều lạ rằng Hồng Nhung đã phá bài "La Vien Rose" hay hit cũ "Vườn yêu" đầy ấn tượng. Cách Hồng Nhung phá bài như thể cô đang cho thấy âm nhạc vốn không có hoặc không cần có rào chắn nào; và kỹ thuật hát không quan trọng bằng tinh thần, năng lượng biểu diễn. Khán giả cũng hồi đáp lại các ca sĩ theo những cách khác nhau. Tiếng vỗ tay dành cho Hà Anh Tuấn dày và đầy như phản ứng với người yêu, người tình còn với Hồng Nhung là tiếng hú hét phấn khích. Hay nói cách khác, Hồng Nhung quá "phiêu", quá nổi loạn khiến khán giả thấy ‘sướng’.

Đại nhạc Son 3: đã tai, mãn nhãn, và những dư âm còn lại - Ảnh 1.

‘Lên đồng’ không kém đàn chị thân thiết là ca sĩ Tùng Dương. Rất khó để khen thêm điều gì về Tùng Dương khi anh hát luôn hay và chuẩn như bất cứ mọi lần xuất hiện. Tuy nhiên, với bài "Đêm ả đào", Tùng Dương có thể tự tin rằng anh là một trong những giọng nam hát ả đào hay nhất của thị trường nhạc Việt. Nhất là khi anh hát đổ hột ngày càng tinh tế, hơn những bài nhạc đương đại có phảng phất chất ca trù từng thể hiện trước đây.

Đại nhạc Son 3: đã tai, mãn nhãn, và những dư âm còn lại - Ảnh 2.

Sự kết hợp lần đầu tiên giữa Nguyên Hà và Phạm Anh Duy qua bản phối mới Quỳnh hương - một sáng tác của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhận được nhiều lời tán dương từ khán giả. Không chỉ được khoác lên mình chiếc áo mới mà hai giọng ca trẻ đã mang đến cho khán giả một "hương quỳnh" rất lạ nhưng độc đáo và thú vị.

Có thể thấy, sự rụt rè, run rẩy qua từng lời chia sẻ và lẫn cả trong tiếng hát của Hà và Duy nhưng đó cũng chính là hai sắc hương mới lạ và riêng biệt, góp phần làm nên một đêm nhạc nhiều cung bậc cảm xúc khó phai mờ.

Chắc hẳn, sau đêm nhạc này, Nguyên Hà và Phạm Anh Duy sẽ có những bước tiến dài hơn trong sự nghiệp bởi họ trẻ, tài năng và đặt sự nghiêm túc trong lao động nghệ thuật lên trên hết. Nếu không như vậy, chắc hẳn rằng, sân khấu Đại nhạc hội Son 3 sẽ không có họ.

Nói về Đại nhạc hội Son, vài năm trở lại đây, nó đã trở thành "thương hiệu" nghệ thuật trong lòng công chúng. Bởi, vượt qua chiếc rào mang tên "tri ân khách hàng", chuỗi chương trình Son đều khiến ngay cả những khán giả khó tính nhất cũng phải rung cảm. Đêm Son 3 tối qua là một minh chứng rõ rệt.

"Không có gì diễm phúc hơn hát ở một sân khấu lớn, ánh sáng đẹp, trang trí lộng lẫy và âm thanh tuyệt hảo như thế này. Dĩ nhiên, ca sĩ chúng tôi luôn thích điều đó bởi đó là lúc chúng tôi được thăng hoa và hết mình với nghệ thuật", Hà Anh Tuấn nói. Có lẽ, đã đến lúc cần dẹp bỏ các định kiến về doanh nghiệp làm nghệ thuật.

Thực tế, nhiều khán giả, thậm chí nghệ sĩ, vẫn tin rằng chỉ người trong nghề làm show mới là nghệ thuật chân chính. Tư duy này khiến các chương trình của doanh nghiệp luôn bị đánh giá thấp, bị đóng mác "làm show hội nghị khách hàng".

Điều ấn tượng hơn cả chính là tư duy và phương thức mà những người kinh doanh "chơi" nghệ thuật. Số tiền bỏ ra để thực hiện 2 đêm nhạc hoành tráng, lộng lẫy như vậy chắc chắn không hề nhỏ thế nhưng cái khách hàng nhận được lại chính là sự tử tế trong phương thức "kinh doanh văn hoá" của doanh nghiệp. Không một bài phát biểu hàng chục phút, không phát quảng cáo trước trong và sau chương trình, không rườm rà lên sân khấu tặng hoa cho các đơn vị tài trợ và đồng hành, v.v… Menard và Lexus đã tôn trọng khách hàng đến tuyệt đối. Là những doanh nghiệp Nhật, hơn ai hết họ hiểu rằng, sự hài lòng, hạnh phúc của khách hàng chính là sứ mệnh của họ.

Bởi vậy, hành trình trải nghiệm của từng thượng khách được nâng niu ngay từ những khoảnh khắc đầu tiên khi thượng khách bước vào sảnh Trung tâm Hội nghị Quốc gia giữa rừng hoa và không gian trưng bày chiếc sedan Lexus ES sắc sảo, quyến rũ. Sự hướng dẫn tận tình của nhân viên trên suốt chặng đường đi đến khán phòng cũng góp phần mang lại những phút giây thăng hoa của thượng khách trong không gian biểu diễn nghệ thuật "vi diệu" được tạo hình bằng công nghệ trình chiếu sáng tạo và bay bổng bởi những giọng hát nội lực đầy xúc cảm. Để rồi hành trình trải nghiệm đấy lắng đọng lại bằng nụ cười cúi chào của toàn bộ nhân viên thuộc Menard Vietnam và Lexus xếp 4 hàng chia 2 dãy thay lời cảm ơn khách hàng đã giành thời gian đến tham gia sự kiện giữa nhiều lựa chọn vui chơi cuối tuần. Trong đó có cả ông Khương Anh Văn và bà Lê Thanh Hương – những người nắm vị trí cao nhất của Menard Việt Nam – đơn vị tổ chức chương trình.

Đại nhạc Son 3: đã tai, mãn nhãn, và những dư âm còn lại - Ảnh 3.

Một lời chào tạm biệt đầy tinh thần hiếu khách Nhật Bản.

Tinh thần làm nên sự khác biệt trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tri ân khách hàng không chỉ là quy tụ đến và tổ chức một sự kiện. Sự khác biệt chính là tinh tế trong từng chi tiết nhỏ để mang lại cả một hành trình trải nghiệm tuyệt vời cho mỗi khách hàng của doanh nghiệp.

Menard và Lexus thực sự mang đến sự khác biệt từ triết lý này trong Đại nhạc hội Son 3.

Ánh Dương

Từ khóa:  sống
Cùng chuyên mục
XEM