Đại học Harvard đã dành 80 năm để nghiên cứu hơn 800 người và phát hiện ra rằng: Bí quyết trường thọ không nằm ở sức khỏe thể chất

03/02/2023 11:28 AM | Sống

Từ xa xưa, con người đã hoàn toàn bị ám ảnh bởi việc kéo dài tuổi thọ. Vào thời cổ đại, để theo đuổi sự bất tử và trường thọ, các hoàng đế khác nhau đã tin tưởng mù quáng vào các nhà luyện đan. Tần Thủy Hoàng đã phái hai đợt người đến biển Đông để tìm kiếm sự trường sinh, thậm chí còn tự mình đến biển Đông để thăm những người được cho là thần tiên bất tử. Hán Vũ Đế của nhà Hán cũng bị ám ảnh bởi việc tìm cách trường sinh.

Cho đến tận bây giờ, con người vẫn chưa ngừng tìm kiếm sự trường sinh bất tử, sự xuất hiện của nhiều loại sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sự quan tâm cao độ của con người đối với thông tin về tuổi thọ đều cho thấy nỗi ám ảnh của họ về tuổi thọ.

Tục ngữ có câu: "Sau khi ăn cơm đi trăm bước có thể sống đến chín mươi chín tuổi."

Hầu hết mọi người đều cho rằng rèn luyện sức khỏe là chìa khóa để trường thọ. Cơ sở của quan điểm này là do những người có cơ thể khỏe mạnh thì sức đề kháng cũng mạnh hơn, nên họ có lợi thế lớn trong việc chống lại một số loại virus và bệnh tật, tự nhiên cũng sẽ sống lâu hơn.

Đối với vấn đề này, đại học Harvard đã dành 80 năm để điều tra hơn 800 người và phát hiện ra rằng bí quyết trường thọ không nằm ở việc rèn luyện thể chất. Đại học Harvard đã sử dụng gần 800 người làm đối tượng nghiên cứu và dành gần 80 năm để nghiên cứu những thay đổi xã hội của người dân Mỹ qua nhiều thế hệ, để tìm hiểu xem môi trường xã hội khác nhau đã ảnh hưởng đến các cá nhân như thế nào.

Và gần đây, nghiên cứu này đã cho ra kết quả mới, nghiên cứu chỉ ra rằng khi một cá nhân 50 tuổi, tình trạng sức khỏe của người đó sẽ có liên quan đến mối quan hệ của họ trong xã hội. Càng có nhiều mối quan hệ mật thiết trong các tương tác xã hội thì sức khỏe thể chất của những người này càng tốt.

Vì vậy, theo nghiên cứu này, chúng ta có thể rút ra một kết luận: tình trạng bạn bè của một người cũng có thể quyết định liệu họ có thể sống lâu hay không.

Đại học Harvard đã dành 80 năm để nghiên cứu hơn 800 người và phát hiện ra rằng: Bí quyết trường thọ không nằm ở sức khỏe thể chất - Ảnh 1.

Vậy tại sao có một mối quan hệ tốt đẹp lại giúp một người sống lâu hơn? Có một nhân tố trung gian trong việc này, đó là hạnh phúc.

"Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ", chân lý này chắc hẳn ai cũng biết. Giữ một thái độ tích cực đối với cuộc sống, sống một lối sống hạnh phúc và nâng cao cảm giác hạnh phúc là một trong những phương pháp giúp chúng ta sống lâu hơn. Vậy hạnh phúc đến từ đâu? Câu trả lời chính là các mối quan hệ xã hội.

Một học giả người Đài Loan, Lục Lạc từng sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để kết luận rằng người Trung Quốc có 9 nguồn hạnh phúc chính (tiêu đề bài báo tiếng Anh của Lục Lạc là "Happiness"). Một trong số đó là sự hài hòa của các mối quan hệ giữa các cá nhân như gia đình, bạn bè, v.v.. Có mối quan hệ xã hội tốt sẽ khiến con người tràn đầy hạnh phúc, cơ chế vận hành cụ thể của nó có thể được giải thích thông qua tâm lý học tích cực.

Tâm lý học tích cực được thành lập bởi nhà tâm lý học nổi tiếng Martin Seligman vào cuối thế kỷ 20. Nó sử dụng các nguyên tắc và phương pháp của khoa học để nghiên cứu sự hạnh phúc. Không giống như tâm lý học truyền thống chủ yếu nghiên cứu tâm lý tiêu cực của con người, nó chọn nghiên cứu tâm lý tích cực của con người và chú ý đến chỉ số sức khỏe hạnh phúc của con người.

Đại học Harvard đã dành 80 năm để nghiên cứu hơn 800 người và phát hiện ra rằng: Bí quyết trường thọ không nằm ở sức khỏe thể chất - Ảnh 2.

Lý thuyết PERMA của Martin Seligman cho rằng hạnh phúc là một khái niệm được xây dựng bao gồm 5 yếu tố, đó là: cảm xúc tích cực, tham gia, các mối quan hệ, ý nghĩa và thành tựu. Mỗi yếu tố đều độc lập với nhau và cùng nhau tạo nên hạnh phúc.

Cảm xúc tích cực, tôi thích gọi nó là thái độ sống tích cực. Dù đối mặt với những sự việc trong quá khứ hay hiện tại, ta luôn đáp lại bằng những cảm xúc tích cực như lạc quan, vui vẻ và bình yên.

Tham gia có liên quan đến "dòng chảy cuộc sống", nó chỉ một trạng thái tập trung cao độ. Sống ở hiện tại, tập trung vào những việc làm hàng ngày.

Ý nghĩa là nói đến sự theo đuổi cái gì đó vượt ra ngoài vật chất, vượt ra ngoài bản thân mình. Mang đến ý nghĩa sống cho chính mình.

Thành tựu cũng là yếu tố cuối cùng trong tâm lý học tích cực, có thể đạt được thông qua nỗ lực cá nhân, khi gặp trở ngại và thất bại, người ta vẫn có thể làm việc không mệt mỏi để đạt được mục tiêu của mình.

Mối quan hệ giữa các cá nhân cũng là trọng tâm của những gì tôi muốn nói hôm nay. Một mối quan hệ tốt có thể mang lại cho chúng ta cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần. Các mối quan hệ xã hội có chất lượng cao có thể mang đến cho chúng ta những cơ hội tốt hơn, tức là được đãi ngộ về vật chất.

Đồng thời, tình bạn là rất quan trọng đối với nhân loại, việc có một mối quan hệ xã hội ổn định là một bước quan trọng trong việc xây dựng cảm giác thân thuộc. Thiết lập mối quan hệ mật thiết tốt đẹp và ổn định với gia đình và bạn bè sẽ giúp bạn ổn định cảm xúc và nâng cao cảm giác hạnh phúc. Bạn cứ thử tưởng tượng khi ở cùng bạn bè thì thoải mái như thế nào, và ngược lại khi ở cùng người lạ, bạn sẽ dễ cảm thấy lo lắng, bồn chồn, có đúng không?

Đặc biệt đối với "những người sợ xã hội", một mối quan hệ thân mật ổn định và thoải mái dường như là nguồn hạnh phúc chính của họ. Vì vậy, có một mối quan hệ mật thiết tốt đẹp có thể giúp ta tạo ra cảm giác hạnh phúc, điều này cũng có tác dụng kéo dài tuổi thọ.

Cuộc sống là vô tận, và việc theo đuổi tuổi thọ cũng là vô tận. Nếu bạn muốn có được sự trường thọ, hãy tạo dựng cho mình những mối quan hệ tốt, bất kể là bạn bè hay gia đình.

Trần Anh

Cùng chuyên mục
XEM