Đại biểu Quốc hội: Nên xem phạt dựa trên doanh thu mặt hàng vi phạm cạnh tranh thay vì tổng doanh thu

15/11/2017 11:46 AM | Kinh tế vĩ mô

Trong phiên thảo luận sáng nay về dự thảo Luật cạnh tranh, đại biểu Trần Văn Minh, đoàn Quảng Ninh cho rằng rất nhất trí với lý do cần phải có luật cạnh tranh với tờ trình của Chính phủ đưa ra.

Theo đó dự thảo Chính phủ trình có số lượng lớn với 121 điều, ông Minh đánh giá cao sự nỗ lực của cơ quan soạn thảo. Tuy nhiên ông cũng cho rằng có khá nhiều nội dung chưa rõ.

Thứ 1 là về xác định thị phần, khoản 1 điều 10 dự thảo quy định xác định thị phần dựa vào tỷ lệ doanh thu, doanh số bán ra mua vào. Trên thực tế thì cách tính này tùy các xác định sẽ cho kết quả khác nhau. Mỗi kết quả khác nhau đều tác động đến doanh nghiệp khác nhau. Do thị phần tính toán ngành nào có căn cứ hết sức quan trọng trong việc xác định thống lĩnh thị trường, trách nhiệm với việc thông báo cơ quan quản lý kinh tế.

Trong khi đó dự thảo luật không có bất kỳ chỉ dẫn nào hay hướng dẫn khi nào sử dụng phương pháp tính toán nào và cơ quan nào, ai là người có thẩm quyền quyết định dự toán doanh thu. "Việc thiếu quy định sẽ rất ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thực thi sau này", ông Minh cho biết. Do vậy để hạn chế được những tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình thực hiện, đại biểu này đề nghị cần  quy định rõ hơn các vấn đề.

Thứ 2 về đánh giá tác động, khả năng gây hạn chế cạnh tranh đáng kể tại điều 13 hoặc xác định sức mạnh thị trường đáng kể tại điều 28 và tập trung kinh tế điều 32, báo cáo số 100 của Bộ công thương thì báo cáo giải trình chưa thỏa đáng, theo đánh giá của đại biểu đoàn Quảng Ninh.

Thứ 3, Điều 13, cơ quan cạnh tranh quốc gia đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động cạnh tranh một cách đáng kể căn cứ vào 1 trong 9 yếu tố của dự thảo luật đề ra. Dự thảo luật đưa ra khái niệm một cách đáng kể có tính đo lường và định lượng. Đại biểu này ủng hộ khái niệm này vì tùy vào mức độ phù hợp để đưa ra hình thức xử phạt cạnh tranh tuy nhiên phần này dự thảo chưa có định lượng cụ thể, cũng như mức độ định lượng cụ thể, cơ quan nào định lượng để làm căn cứ hình thức phạt tiền, xử phạt, khắc phục hậu quả.  

Trong khi đó chế tài xử phạt lại nhiều mức độ khác nhau từ phạt tiền đến thu hồi giấy đăng ký, tước chứng chỉ hành nghề,… cũng đưa ra biện pháp cụ thể như chia tách, sáp nhập lại doanh nghiệp,.. cần quy định cụ thể hơn về mức độ đáng kể trong dự thảo luật.

Đại biểu Minh cũng thừa nhận khái niệm này khó xác định tuy nhiên cần đề ra các nguyên tắc mức độ đáng kể. Đồng thời trường hợp nào, khi nào xác định 1 trong 9 yếu tố nêu trên mới đảm bảo tính khả thi, tính minh bạch.

Tương tự như trên cần quy định nguyên tắc để xác định mức độ sức mạnh thị trường đáng kể. Khi xác định xem xét doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hay không cũng như xem xét khi tập trung kinh tế có tác động đáng kể đến cạnh tranh hay không.

Thứ 4 về quy định phạt tiền tại điều 114, mức phạt tiền tối đa lạm dụng vị trí độc quyền là 10% doanh thu, với các hành vi vi phạm về tập trung kinh tế sẽ có mức phạt là 5% tổng doanh thu trong năm tài chính. Theo ông cũng có những nhận xét về điều này như cần xem xét xử tuân theo luật về xử lý hành chính, hình sự. Theo đó ông cho rằng thay vì căn cứ vào tổng doanh thu, xem xét tỷ lệ hợp lý, thì nên dựa trên doanh thu mặt hàng vi phạm thay cho tổng doanh thu doanh nghiệp.

TN

Cùng chuyên mục
XEM